Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Hiện Nay.

cực của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện bình đẳng cho các bên tham gia cạnh tranh, tạo động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên cơ chế thị trường cũng đưa đến những tiêu cực và khuyết tật mà tự nó không thể giải quyết được . Để khắc phục và ngăn ngừa các tiêu cực và khuyết tật của thị trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả, Nhà nước phải quản lý, điều tiết và can thiệp vào hoạt động cuat thị trường thông qua các công cụ, trong đó tất yếu phải coi trong công cụ kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.

Kế hoạch hoá phải lấy thị trường làm đối tượng và căn cứ. Nó thể hiện ở chỗ kế hoạch tác động vào thị trường, điều tiết hoạt động của thị trường tạo sự ổn định trên thị trường để các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời kế hoạch hoá phải căn cứ vào thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường mà xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Có căn cứ vào nhu cầu thị trường thì sản xuất mới tiêu thụ được, quá trình tái sản xuất mới được thực hiện.

Chúng ta đã từng bước đổi mới công tác kế hoạch hoá cho phù hợp với cơ chế thị trường như: chuyển dần kế hoạch trực tiếp sang kế hoạch gián tiếp là chủ yếu, định hướng dự báo là chủ yếu, từ đường lối kinh tế mà định ra chiến lược kinh tế 1991 - 2000 và 2001 - 2010, rồi từ chiến lược định ra các quy hoạch, từ quy hoạch mà xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm. Tạo ra những công cụ kinh tế gắn kết cơ chế thị trường với kế hoạch hoá như xây dựng 3 chương trình có mục tiêu trong kế hoạch 5 năm: chương trình lương thực thực phẩm, chương trình hàng tiêu dùng, chương trình hàng xuất khẩu được thực hiện theo cơ chế thị trường thông qua dự án, hợp đồng kinh tế, trọng tài kinh tế và phương pháp đấu thầu. Điều hành các công cụ: thuế, giá, tỷ giá, ngân sách theo cơ chế thị trường là chủ yếu, bỏ tỉ giá cố định.

Bốn là, giải quyết ngày càng tốt mối quan hệ giữa kế hoạch Nhà nước và kế hoạch cơ sở.

Trước đổi mới, kế hoạch Nhà nước giao nhiệm vụ chỉ tiêu cho kế hoạch cơ sở. Nhà nước quản lý cơ sở bằng mệnh lệnh hành chính. Quá trình đổi mới

kế hoạch hoá đã xác định đối tượng chủ yếu của kế hoạch Nhà nước là thị trường. Nhà nước điều tiết hoạt động của thị trường, bảo đảm thị trường phát triển ổn định, cân đối, cạnh tranh lành mạnh. Còn đơn vị cơ sở phải họat động theo"mệnh lệnh” của thị trường, phải căn cứ vào thị trường và khách hàng. Hoạt động của cơ sở vừa căn cứ vào thị trường, vừa làm cho thị trường vận động và phát triển. Mối quan hệ giữa kế hoạch Nhà nước và kế hoạch cơ sở có sự thay đổi căn bản thông qua việc xác lập 2 cấp kế hoạch hoá: cấp vĩ mô gắn với kế hoạch Nhà nước và cấp vi mô gắn với kế hoạch của các tổng công ty, công ty, doanh nghiệp.

Kế hoạch hoá vĩ mô của Nhà nước nhằm đảm bảo những cân đối tổng thể của nền kinh tế quốc dân với các mục tiêu chủ yếu như toàn dụng nhân lực, kiểm soát lạm phát, điều tiết tỷ giá hối đoái, cân đối ngân sách Nhà nước, cân bằng cán cân thanh toán, tiết kiệm thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Thông qua kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô, Nhà nước tác động vào thị trường, thị trường hướng dẫn, điều tiết kế hoạch của cơ sở. Nhà nước chuyển sang chủ yếu quản lý và điều tiết bằng các biện pháp kinh tế, sử dụng đòn bẩy để kích thích kinh tế. Các quan hệ điều tiết, quản lý cơ sở bằng pháp lệnh, hành chính và trực tiếp giao nhiệm vụ của Nhà nước trước đây đều bị bãi bỏ. Điều này càng làm tăng hiệu lực của kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô và tạo tính chủ động cho các đơn vị kinh tế cơ sở.

Năm là, Chính phủ thực hiện đúng chức năng quản lý vĩ mô, hoạch định chiến lược, quy hoạch và các chính sách tạo môi trường và điều kiện cho các doanh nghiệp và nhân dân tự do kinh doanh theo pháp luật, chỉ trực tiếp làm những gì mà doanh nghiệp và nhân dân không làm được, cơ chế thị trường không làm được hoặc không muốn làm, chỉ hướng dẫn và trợ cấp khi cần thiết chứ không can thiệp vào hoạt động kinh doanh.

Sáu là, trình độ của bộ máy và cán bộ kế hoạch hoá được nâng cao.

Trước đây, cơ chế cũ đã biến bộ máy kế hoạch hoá thành bộ máy mang tính nghiệp vụ đơn thuần, không làm chức năng nghiên cứu, tham mưu cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

các cấp lãnh đạo. Ngày nay, việc đổi mới kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô đã biến cơ quan kế hoạch thành cơ quan khoa học trực tiếpphục vụ lãnh đạo hoạch định chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, vừa làm tham mưu cho lãnh đạo, vừa làm tư vấn cho các sơ sở sản xuất kinh doanh, tăng cường nghiên cứu dự báovề nguồn lực, thị trường để hoạch định chính sách và biện pháp quản lý kinh tế.

Bộ máy kế hoạch hoá đã được tăng cường cán bộ khoa học, các nhà kinh tế vừa có tầm hoạch định chính sách quốc gia, vừa là người giỏ i trong lĩnh vực chuyên môn, hiểu biết bao quát nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội có thể giải quyết được những bài toán của thực tế cuộc sống. Đây là điểm mới, điểm thành công trong công tác kế hoạch hoá ở nước ta thời gian qua.

Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 12

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành quả nêu trên, công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô của nước ta trong thời gian qua còn có những hạn chế. Đó là chất lượng và hiệu quả của công tác kế hoạch hoá còn thấp. Điều này thể hiện ở tình trạng chất lượng và hiệu quả của công tác kế hoạch hoá thấp. Việc điều hành thực hiện các mục tiêu kế hoạch còn lúng túng, bất cập. Kết quả là nhịp độ tăng trường GDP của nền kinh tế trong các năm 1996-2000 chậm dần, năm sau kém hơn năm trước.

Ngoài ra, các thông tin kinh tế – xã hội không chính xác thiếu ăn khớp và không được phân tích đầy đủ trong quá trình xây dựng kế hoạch đã làm cho nội dung kế hoạch nhiều khi không phù hợp với thực tế. Nguồn lực thường được đánh giá cao, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước không được dự báo chính xác và với sự nóng vội, chủ quan đã làm cho nội dung kế hoạch phần nào còn mang tính duy ý trí. Nhìn chung chất lượng quy hoạch còn thấp, kế hoạch hoá chưa bao quát được toàn bộ nguồn lực phát triển trong nền kinh tế, việc huy động tiềm năng còn hạn chế, tỷ lệ tiết kiệm còn thấp, chưa nắm bắt được những diễn biến tình hình kinh tế – xã hội từng vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Các cơ chế, chính sách chậm triển khai, chưa theo kịp các mục tiêu kế hoạch, các chính sách còn chưa ổn định và thiếu nhất quán và việc điều hoà, phối hợp giữa các công cụ trong điều hành còn nhiều lúng túng nên hiệu quả đạt chưa cao... Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chiến lược với quy hoạch và kế hoạch, giữa kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm. Mục tiêu quy hoạch nhiều khi chưa sát với quan hệ cung cầu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa chậm, vừa chưa theo quy hoạch kế hoạch của Nhà nước. Vấn đề dự báo dự đoán để có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa sát với thực tế. Bên cạnh đó, tính kế hoạch và cơ chế thị trường không ăn khớp làm mất cân đối vĩ mô ở nhiều khâu: như trong kế hoạch trồng mía đường, sản xuất xi măng… ta đã không nắm sát cung cầu thị trường đi đến chỗ mỗi tỉnh là một nhà máy xi măng lò đứng hiệu quả thấp,

một nhà máy sản xuất mía đường, sản xuất ra không bán được đi đến phải ép mua, ép tiêu thụ. Chủ thể thực hiện sự phối hợp giữa kế hoạch hoá và cơ chế thị trường chủ yếu là Nhà nước trong khi đó cải cách hành chính, chống tham nhũng không theo kịp yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của mối quan hệ trên, kết quả là mối liên hệ trên ít được thực hiện trong thực tế.

Nguyên nhân của những tồn tại trên:

1. Công tác dự báo và xây dựng hệ thống các mục tiêu kế hoạch còn yếu, thiếu sát thực. Điển hình là kế hoạch 5 năm 1996-2000, các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển đã được xây dựng với mức rất cao cả về tốc độ phát triển lẫn chất lượng và hiệu quả tăng trưởng, nhưng quá trình thực hiện lại không đạt như vậy. Cơ quan kế hoạch chưa đánh giá hết các mặt tồn tại, yếu kém của nền kinh tế trước những yêu cầu và đòi hỏi rất cao của đổi mới kinh tế để có thể thực hiện mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Mặt khác, tình hình kinh tế khu vực và quốc tế không diễn ra như dự báo (khủng hoảng tài chính và kinh tế ở Thái lan, Indônexia, Malaxia, Hàn Quốc) nên đã có những bị động và lúng túng trong quá trình thực hiện kế hoạch, có năm phải điều chỉnh mục tiêu kế hoạch, làm cho hiệu quả phát triển của cả thời kỳ thấp, cơ cấu kinh tế quốc dân chuyển dịch chậm.

2. Việc quy hoạch và đổi mới công tác kế hoạch còn rời rạc, chất lượng chưa cao. Tuy công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội các ngành, vùng lãnh thổ và địa phương đã được triển khai xây dựng có tác dụng tốt trong định hướng phát triển, góp phần tạo căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm của các ngành, địa phương và cả nước, nhưng sự phối hợp trong việc xây dựng quy hoạch giữa các ngành, các cấp quản lí vĩ mô còn yếu, chất lượng không cao, việc quy hoạch các sản phẩm, dịch vụ, thương mại chưa gắn với thị trường, vai trò định hướng phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân của kế hoạch kinh tế vĩ mô còn hạn chế. Những cơ sở đảm bảo chất lượng của công tác kế hoạch hoá, đặc biệt là công tác thống kế, điều tra xã hội, dự báo, phân tích kinh tế, thông tin kinh tế chậm được tăng cường.

3. Công tác chỉ đạo điều hành quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chưa tốt.

Về chương trình kinh tế vĩ mô của Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương và các cấp chính quyền địa phương còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu khẩn trương, thiếu kiểm tra đôn đốc và chưa có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ nên hiệu lực và hiệu quả chưa cao. Bộ máy điều hành ở các ngành, các cấp chậm được đổi mới. Các giải pháp mang tính thời sự, tình thế còn ít ý nghĩa trong thực tế. Trong khi đó, các biện pháp mang tính cơ bản, lâu dài chưa được quan tâm chỉ đạo đúng mức. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, một số cơ chế, chính sách lại có xu hướng trở lại bao cấp như giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ, giảm thuế, miễn thuế, bù lãi suất, bao cấp qua giá tràn lan và các hình thức bảo hộ quá mức của Nhà nước làm giảm tính năng động, tích cực và sáng tạo của các cơ sở kinh tế, giảm vai trò điều tiết của cơ chế thị trường. Mặt khác, trên một số lĩnh vực lại thiếu những giải pháp cần thiết, đủ mạnh để bảo hộ sản xuất trong nước và phát triển những sản phẩm mà ta có thế mạnh và cần phát triển.

4. Công tác kế hoạch chỉ được quan tâm nhiều ở cấp Trung ương, trong khi đó bộ máy kế hoạch không đủ khả năng có được hệ thống thông tin giám sát ở cấp cơ sở, do vậy việc thực hiện nhiều khi diễn ra sai lệch với ý đồ của kế hoạch.

5. Việc xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch 5 năm thường bị phân cấp, phân tán và chia cắt theo từng ngành, địa phương, chưa có sự đồng bộ chung. Các cấp các ngành quan tâm nhiều nhất đến chỉ tiêu vốn, các chỉ tiêu khác thường bị coi nhẹ (kể cả biện pháp và tổ chức thực hiện.

6. Quá trình toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc tế đã làm tăng các yếu tố phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào những biến động quốc tế và khu vực. Trong điều kiện đó, tính"tĩnh” tương đối của hệ thống mục tiêu trung và dài hạn chưa được thường xuyên xem xét và điều chỉnh phù hợp với tính"động” của môi trường kinh tế – xã hội. Đó là lí do quan trọng làm cho

chiến lược, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm thời gian qua chưa thật ăn khớp với nhau, hiệu lực thực tế còn chưa cao, làm cho việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch gặp nhiều khó khăn.‌

Nhìn chung công tác kế hoạch hoá thời gian qua còn mang tính bị động, chạy theo sự biến động của thị trường, như hiện tượng thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở của sự thay đổi nhu cầu của thị trường mà điển hình là các mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Chính vì vậy mà công tác kế hoạch hoá là vấn đề cần phải xem xét sao cho có được sự hài hoà cần thiết trong điều kiện cơ chế thị trường thường xuyên biến động.

Mặt khác, tình hình thế giới và khu vực đang và sẽ diễn biến phức tạp hơn nhiều trong thời gian tới đòi hoỉ công tác kế hoạch hoá, đặc biệt là khâu điều hành thực thi kế hoạch phải linh hoạt hơn, đưa ra những quyết sách kịp thời, phù hợp trên cơ sở những luận cứ khoa học và thực tiễn xác đáng.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM


3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN HIỆN NAY.

Bước vào kế hoạch 5 năm 2006-2010, kế hoạch 5 năm cuối cùng thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001-2010, nhiệm vụ đặt ra khá nặng nề trong khi Chiến lược đã dự báo và thực tiễn 5 năm qua đã cho thấy những khó khăn và thuận lợi lớn sẽ tiếp tục có xu hướng đan xen nhau và khó dự báo cụ thể. Do đó, cần phân tích sâu sắc và nhận diện đúng những mặt thuận lợi để tích cực phát huy, đồng thời thấy rò khó khăn để chủ động đối phó, hạn chế.

3.1.1 Bối cảnh quốc tế.

Mặc dù xu hướng chung của thế giới ngày nay vẫn là hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển, nhưng dự báo tình hình chính trị thế giới và khu vực trong 5 năm 2006-2010 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, xung đột cục bộ, khủng bố có thể sẽ gay gắt hơn và phạm vi lan rộng hơn, kể cả ở châu Á và khu vực Đông Nam Á.

Kinh tế thế giới và khu vực, trải qua những thăng trầm do hậu quả của những cuộc khủng hoảng sẽ dần dần hồi phục trong những năm tới.

Tốc độ tăng trưởng toàn cầu và của các đối tác chính của ta trong 5 năm 2006-2010 dự kiến sẽ tăng nhẹ so với 5 năm 2001-2005, tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam trên cả 3 phương diện: thương mại và dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và viện trợ phát triển.

Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, sẽ tiếp tục phát triển nhanh, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và tiếp tục tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022