Chính Sách Về Đất Đai Đối Với Csđtdl Và Trung Tâm Dạy Nghề Du Lịch


sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg, ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

- Điều chỉnh mức trợ cấp xã hội quy định tại Quyết định số 1194/2001/QĐ-TTg, ngày 21/12/2001 về điều chỉnh mức trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên và dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập bằng 70% lương tối thiểu.

- Cử sinh viên đi đào tạo tại các nước phát triển đối với những nghề du lịch mà trong nước chưa đào tạo được.

Chính sách đối với người dạy

Giảng viên, giáo viên đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề du lịch được hưởng các chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo và được hưởng thêm các chính sách sau:

- Giảng viên, giáo viên đạt 3 tiêu chuẩn trình độ đào tạo, trình độ kỹ năng nghề và sư phạm dạy nghề được hưởng thêm phụ cấp trên lương cơ bản.

- Nhà nước cấp kinh phí trực tiếp cho các cơ sở đào tạo và dạy nghề du lịch công lập và tư thục sử dụng, cử đi tham dự khoá học đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng, mức chi thực tế tùy thuộc từng khoá học.

- Hỗ trợ chi phí ăn, ở cho giáo viên, giảng viên đi thực tiễn, kiến tập tối thiểu theo chế độ công tác phí của Nhà nước. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, dạy nghề du lịch cho lao động nông thôn thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

- Giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, dạy nghề du lịch được cử đi học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài bằng nguồn NSNN theo hợp đồng đào tạo.

3.4.2.2. Chính sách về đất đai đối với CSĐTDL và trung tâm dạy nghề du lịch

Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 23

- Các Tỉnh, Thành phố cần căn cứ quy hoạch phát triển NNLDL, quy hoạch mạng lưới CSĐTDL của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn để xác định nhu cầu về đất đai và hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp du lịch đảm bảo quỹ đất theo quy định.

- Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về sử dụng đất đai đối với CSĐTDL, điều chỉnh, bổ sung những điểm mới cho phù hợp với thực tiễn. Các ngành, địa phương khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất phải ưu tiên dành đất ở những vị trí thuận tiện và cấp đất cho các CSĐTDL theo đúng định mức tiêu chuẩn của từng loại cơ sở. Các CSĐTDL được miễn thuế sử dụng đất và miễn giảm tiền thuê đất.

- Theo định mức bình quân mỗi học sinh, sinh viên cần diện tích tối thiểu là 65m2 theo quy định của Bộ GDĐT và dự kiến quy mô sinh viên, học sinh du lịch của năm 2015 và 2020 để tính ra diện tích đất. Để tiến tới hình thành các khu đào tạo tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh như ở Phố Hiến (Hưng Yên), Bắc Ninh, Hòa Lạc, Hà Nam, Nam Định hay Bình Dương, Đồng Nai, Long An..., còn cần diện tích đất cho cơ sở hạ tầng như đường xá, bệnh viện, cửa hàng, các cơ sở thực nghiệm, luyện tập, thực hành…

- Từ định hướng quy hoạch mạng lưới các CSĐTDL (các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề...) trên địa bàn của 6 vùng, mỗi tỉnh, thành phố cần rà soát lại quỹ đất dành cho các CSĐTDL. Các tỉnh, thành phố cần tạo điều kiện cho các trường, các nhà đầu tư triển khai xây dựng trường ngay khi có chủ trương thành lập của Thủ tướng Chính phủ (đối với


trường đại học), của Bộ trưởng Bộ GDĐT và Bộ LĐTBXH (đối với trường cao đẳng) và của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và người đứng đầu cơ sở đào tạo trung cấp về du lịch.

- Trong những trường hợp đối với từng dự án cụ thể đầu tư xây dựng CSĐTDL cần được nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí để giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào.

3.4.2.3. Chính sách đối với người lao động qua đào tạo và học nghề du lịch

- Xây dựng và ban hành chính sách tiền lương cơ bản tương ứng với từng cấp trình độ đào tạo và với từng bậc nghề quốc gia (theo 5 bậc nghề).

- Nhà nước hỗ trợ tối đa 80% chi phí đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động từ nay đến năm 2015 và 50% chí phí trong giai đoạn 2016 - 2020.

Các chính sách hỗ trợ người học, giáo viên, cơ sở đào tạo, dạy nghề, người lao động qua đào tạo, học nghề quy định trên sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả và tăng trưởng kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ.

3.4.3. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch

Ðể hội nhập quốc tế, NNLDL Việt Nam phải đạt các chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường lao động du lịch trong khu vực và thế giới. Ðào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam phải đổi mới từ cơ chế quản lý đến quá trình đào tạo, tiếp thu những ưu điểm của các mô hình dạy nghề du lịch hiện đại của các nước, tạo đột phá về chất lượng dạy nghề du lịch. Ðể thực hiện mục tiêu này, Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và các nước phát triển, các nước có nhiều kinh nghiệm, thành công trong đào tạo nghề du lịch cho doanh nghiệp du lịch. Lựa chọn hình thức hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước về mô hình đào tạo nhân lực du lịch, áp dụng mô hình đào tạo nhân lực du lịch gắn với doanh nghiệp,


hợp tác xây dựng chuẩn đào tạo hướng tới công nhận kỹ năng nghề du lịch của lao động giữa các nước.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân. NNLDL có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trên cơ sở những dự báo về nhu cầu NNLDL, vốn đầu tư cho phát triển NNLDL Việt Nam và quan điểm về phát triển NNLDL Việt Nam, tác giả đề xuất những giải pháp về HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Khi Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới để phát triển NNLDL đòi hỏi hệ thống nhiều các giải pháp hơn nữa. Trong chương 3, tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích, đưa ra những giải pháp, kiến nghị đối với những nội dung cơ bản nhất, bức xúc nhất nhằm góp phần phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế.


D. KẾT LUẬN

Du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân. Tại Việt Nam, du lịch đã được Đảng và Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển bền vững kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng, những năm qua Du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh, đóng góp ngày càng tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu phát triển du lịch đạt được vừa qua rất đáng khích lệ, tuy nhiên du lịch đang gặp những thách thức không nhỏ về nhiều mặt, trong đó có yếu tố về nhân lực.

NNLDL có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiều năm qua, ngành Du lịch đã có những cố gắng huy động cộng đồng, các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của quốc tế cho phát triển nhân lực. Công tác phát triển NNLDL mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết. Bài toán về vốn là mấu chốt cho mọi quyết định của phát triển NNLDL. Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận án tiến sỹ của tác giả với đề tài “HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT” đã hoàn thành những vấn đề sau:


- Hệ thống hóa và phát triển những vấn đề về du lịch, NNLDL, vốn đầu tư, HĐVĐT, các kênh HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam đến năm 2020.

- Tham khảo kinh nghiệm HĐVĐT cho phát triển NNLDL của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng phát triển NNLDL Việt Nam và tình hình huy động vốn cho phát triển NNLDL Việt nam từ năm 2006 đến năm 2013 từ đó đưa ra nhận xét về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

- Trên cơ sở những dự báo về nhu cầu NNLDL, vốn đầu tư cho phát triển NNLDL Việt Nam và quan điểm về phát triển NNLDL Việt Nam, tác giả đề xuất những giải pháp về HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Những giải pháp trên cần có những điều kiện thực hiện về cơ chế, chính sách, định hướng về cơ cấu đào tạo cho phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nên phát triển NNLDL cũng liên quan đến rất nhiều ngành khác nhau. Muốn phát triển được NNLDL có chất lượng phù hợp với sự tiến bộ của nền văn minh thế giới, theo kịp được tốc độ phát triển của quá trình HNKTQT đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, trong đó ngành Du lịch là then chốt.


E. DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Đinh Thị Hải Hậu (2014), Kinh nghiệm HĐVĐT phát triển NNLDL và bài học vận dụng cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán, số 9/2014

2. Đinh Thị Hải Hậu (2013), Giải bài toán vốn trong nước phát triển NNLDL, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán, số 10/2013

3. Đinh Thị Hải Hậu (2013), Du lịch Việt Nam: Năm 2020 sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí Thuế, số 1/2013

4. Đinh Thị Hải Hậu (2013), Xã hội hóa – kênh huy động vốn hiệu quả phát triển NNLDL Việt Nam, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 10/2013

5. Đinh Thị Hải Hậu (2010), Đánh giá hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Tài chính – Kế toán, số 7/2010.


F. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu Tiếng Việt


1. Nguyễn Văn Áng (2008), Đề tài khoa học cấp Bộ “Xác định chi phí đào tạo đại học ở Việt Nam”, Bộ GDĐT

2. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện HNKTQT, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

3. Nguyễn Thị Bằng (1996), Luận án PTS Kinh tế “Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Du lịch Việt Nam”, Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009- 2014

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Quyết định 281/2007/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 26/3/2007 về việc ban hành định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 7/2/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập. phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

7. VHTTDL(2002), Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học, thực tiễn và giải pháp thực hiện xã hội hóa du lịch Việt Nam

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí