Hệ Số Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Nnldl Trên Thu Nhập Du Lịch Của Các Csđtdl Trực Thuộc Bộ Vhttdl Giai Đoạn 2006-2013


du lịch tăng lên và suất đầu tư cho một nhân lực du lịch giảm xuống. Trung bình, suất đầu tư trong nước cho một nhân lực du lịch tăng 5,1% nhưng năng suất lao động du lịch lại tăng 13,9% vì vậy làm cho hệ số vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL giảm xuống, hiệu quả vốn đầu tư trong nước vào nhân lực du lịch tăng lên.

Bảng 2.19. Hệ số vốn đầu tư cho phát triển NNLDL trên thu nhập du lịch của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013


TT

Năm

Chỉ tiêu


2006-2013

1

Năng suất lao động du lịch (Triệu đồng/người)

71,2

2

Suất đầu tư cho 1 nhân lực du lịch (Triêu đồng/người)

7,5

3

Hệ số vốn đầu tư trên thu nhập du lịch (=2/1)

0,105

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 16

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)

Bảng 2.20. Hệ số vốn đầu tư trong nước trên thu nhập du lịch của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013


TT

Năm

Chỉ tiêu


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013

2006-

2013

1

Năng suất lao động du

lịch (Triệu đồng/người)


48,08


44,74


44,16


48,94


65,13


82,91


96,15


113,64


71,23


2

Suất đầu tư trong nước cho 1 nhân lực du lịch (Triêu

đồng/người)


5,1


4,9


5,1


5,1


5,0


6,2


6,5


7,1


5,7


3

Hệ số vốn đầu tư trong

nước trên thu nhập du lịch (=2/1)


0,106


0,11


0,116


0,104


0,077


0,075


0,068


0,062


0,08

% so với năm trước



3,7%


5,5%


-10,3%


-26,0%


-2,4%


-9,5%


-8,4%


-6,8%

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)

2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong bối cảnh HNKTQT ngày càng sâu thời gian qua về cơ bản đã đạt được những thành tựu, ưu điểm đáng ghi


nhận. Bên cạnh đó cũng có những tác động không thuận cho sự nghiệp phát triển NNLDL.

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1. Kết quả đạt được

Chính sách tài chính HĐVĐT khá đồng bộ

Trong thời gian qua đã đánh dấu những bước đi đột phá trong việc xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, tạo tiền đề cho HĐVĐT phát triển NNLDL nói riêng và ngành Du lịch nói chung. Nhờ có văn bản quy phạm pháp luật, chính sách hỗ trợ phát triển đã được ban hành đã tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho nhà nước, CSĐTDL, doanh nghiệp du lịch HĐVĐT cho phát triển NNLDL. Nguồn vốn ngoài NSNN đã tăng lên rõ rệt nhờ có Nghị định về thay đổi mức trần học phí, nguồn vốn xã hội hóa được tăng lên.

Về quy mô và cơ cấu vốn đầu tư

Quy mô vốn đầu tư cho phát triển NNLDL trong các cơ sở cung cấp NNLDL giai đoạn 2006-2013 tăng lên chủ yếu là vốn đầu tư trong nước. Vốn đầu tư ngoài nước tăng lên so với trước nhưng chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng vốn đầu tư.

Đối với các CSĐTDL công lập, nguồn vốn trong nước chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn ngoài nước. HNKTQT đã tạo môi trường thuận lợi cho huy động nguồn lực quốc tế cho phát triển nhân lực ngành Du lịch trong những năm qua và thu được những kết quả đáng kể cả về kinh phí, kinh nghiệm, công nghệ. Điều này thể hiện nỗ lực của nhà nước, ngành Du lịch, cơ sở du lịch trong việc kêu gọi vốn ODA cho phát triển NNLDL, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở vừa có nguồn vốn để đầu tư, giảm gánh nặng cho vốn đầu tư trong nước mà còn tận dụng được khoa học, công nghệ tiên tiến của các nước trong phát triển NNLDL. Vốn đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng chủ


yếu, trong đó nguồn vốn NSNN tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm dần, cơ cấu vốn ngoài NSNN có xu hướng tăng lên tạo điều kiện cho các cơ sở có kinh phí để nâng cao chất lượng NNLDL, giảm gánh nặng cho nhà nước. Do nguồn thu học phí tăng lên nên tỷ trọng nguồn vốn NSNN có xu hướng giảm. Điều này cho thấy xu hướng xã hội hóa từ sự đóng góp của dân cư trong nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Nguồn thu học phí phụ thuộc vào các yếu tố: khung học phí, số lượng người học, thời gian đào tạo. Khung học phí do nhà nước quy định tăng qua các năm, nhất là năm 2011 so với năm 2010, nhà nước ban hành mức trần học phí mới cho từng cấp độ. Với khung học phí này, phần nào đã trang trải được chi phí đào tạo, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo có nguồn vốn để tái đầu tư nhất là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Số lượng học sinh, sinh viên tại các CSĐTDL hiện nay đã có sự phân hóa rõ rệt. Tiêu chuẩn đầu ra của các ngành học về du lịch đòi hỏi kỹ năng tay nghề thực hành nhiều nên xu hướng người học đăng ký vào học các hệ đào tạo cao đẳng, trung cấp và đặc biệt là nghề nhiều hơn. Số lượng học sinh, sinh viên theo học ngành Du lịch tại các cơ sở đào tạo tăng khoảng từ 5% đến 7% qua các năm. Sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân của thời kỳ đổi mới đã tạo thêm điều kiện cũng như môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển.

Đối với các CSĐTDL ngoài công lập mặc dù gặp khó khăn trong tuyển sinh, không được nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư nhưng đã cố gắng huy động mọi nguồn lực từ người dân, từ hoạt động tận thu, từ xã hội hóa để duy trì quy mô và chất lượng đào tạo NNLDL. Số lượng các CSĐTDL ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu về NNLDL trong điều kiện HNKTQT. Mạng lưới CSĐTDL đã phủ gần hết các tỉnh trong cả nước, tạo thuận lợi cho người học và gắn với nhu cầu sử dụng lao động. Năng lực đào tạo của các CSĐTDL được nâng lên rõ rệt, thể hiện ở việc đầu tư mới hoặc nâng cấp cơ sở vật chất


kỹ thuật, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, hoàn thiện chương trình, giáo trình. Số lượng CSĐTDL tăng lên là một trong những điều kiện thuận lợi để tăng số lượng NNLDL. Nguồn vốn huy động được từ người dân qua hình thức đóng học phí cũng dễ dàng hơn. Người dân dễ chấp nhận mức học phí cao hơn các CSĐTDL công lập vì đời sống, thu nhập của người dân cũng được nâng lên. Việc nhà nước giảm dần nguồn hỗ trợ NSNN cho phát triển NNLDL tạo cạnh tranh bình đẳng hơn cho trường công lập và ngoài công lập.

Đối với doanh nghiệp du lịch, công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực được chú trọng hơn, một số doanh nghiệp du lịch đã xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Do đặc thù của các cơ sở du lịch này là tham gia phát triển NNLDL hầu hết dưới hình thức đào tạo lại và bồi dưỡng nên mặc dù nguồn vốn đầu tư chưa nhiều nhưng đem lại hiệu quả khá cao, hoàn thiện một cách đáng kể kỹ năng, nghiệp vụ cho người lao động.Thông tin về đào tạo NNLDL được công bố chính thức và luôn cập nhật, hoạt động liên kết đào tạo chặt chẽ hơn. Đã từng bước áp dụng mô hình mới về quản lý phát triển nhân lực trong quá trình xã hội hoá đào tạo phát triển nhân lực phù hợp với nhiều loại hình sở hữu, nhiều hình thức tổ chức và hoạt động đào tạo, phát triển nhân lực… Bước đầu thử nghiệm việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ sở du lịch, nghiên cứu làm cơ sở cho việc đổi mới mô hình quản lý đào tạo phát triển NNLDL. Hơn nữa, các doanh nghiệp còn tận dụng được cơ sở vật chất của doanh nghiệp làm nơi thực hành, gắn kết được lý thuyết với thực hành tại cơ sở.

Về mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư

Tuy chưa đảm bảo đủ nhu cầu vốn đầu tư nhưng xu hướng những năm gần đây mức đảm bảo nhu cầu vốn tăng nhanh rõ rệt. Điều này, thể hiện nỗ lực trong việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau cho phát triển NNLDL nhất là nguồn từ ngoài NSNN. Nhà nước đã có điều chỉnh về khung học phí


làm cho nguồn vốn ngoài NSNN tăng lên, đảm bảo được đáng kể nhu cầu vốn. Đối với các CSĐTDL ngoài công lập, do mức học phí trong các CSĐTDL công lập tăng lên trong những năm gần đây nên giảm áp lực cho các CSĐTDL ngoài công lập vì chênh lệch mức học phí với CSĐTDL công lập. Hơn nữa, những năm gần đây, kinh tế tăng trưởng, GDP bình quân đầu người tăng lên, người dân sẵn sàng bỏ ra mức học phí cao hơn để học tập tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các CSĐTDL ngoài công lập trong việc huy động vốn từ dân qua hình thức đóng học phí.

Về suất đầu tư và hệ số vốn đầu tư cho phát triển NNLDL trên thu nhập du lịch

Vốn đầu tư tính trên một nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013 đối với CSĐTDL công lập tăng nhanh, năm 2013 so với năm 2006 đã tăng gấp 1,4 lần, trong đó vốn ngoài NSNN tăng nhanh hơn so với NSNN. Điều này thể hiện xã hội đã quan tâm, đầu tư nhiều hơn đến NNLDL đặc biệt là nguồn vốn từ xã hội hóa. Trong khi đó, các CSĐTDL ngoài công lập, suất đầu tư chia thành nhiều mức khác nhau nhưng chủ yếu là ở mức bằng hoặc thấp hơn mức CSĐTDL công lập. Có một số cơ sở đã đầu tư vượt bậc cho phát triển NNLDL thể hiện ở suất đầu tư khá cao. Các cơ sở mong muốn chất lượng NNLDL sẽ được nâng lên cùng với các chi phí họ bỏ ra. Sự gia tăng về số lượng các CSĐTDL ngoài công lập đã chứng tỏ hiệu quả đầu tư từ phát triển NNLDL. Mô hình phát triển CSĐTDL như một doanh nghiệp đòi hỏi các cơ sở phải tính toán từng đồng vốn họ bỏ ra sao cho vừa có hiệu quả về mặt kinh tế lại vừa có hiệu quả về mặt xã hội. Các doanh nghiệp du lịch đã ngày một quan tâm đến phát triển NNLDL. Suất đầu tư ở mức thấp trong các doanh nghiệp do chủ yếu hình thức phát triển NNLDL là đào tạo tại chỗ trong thời gian ngắn nên hiệu quả đầu tư cao. Việc các doanh nghiệp du lịch đào tạo tại chỗ NNLDL vừa nâng cao được chất lượng NNLDL vừa giảm gánh nặng cho


nhà nước thông qua nguồn vốn NSNN. Hệ số vốn đầu tư có xu hướng giảm. Điều này thể hiện nỗ lực của nhà nước, cơ sở du lịch, người lao động đã cố gắng tiết kiệm vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư.

2.3.1.2. Nguyên nhân

Có được những kết quả trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã chỉ đạo, Bộ VHTTDL phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2001-2010 trong đó có các CSĐTDL, quan tâm nhiều hơn đến phát triển NNLDL cho các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, Chính phủ cũng đã tập trung hoàn thiện từng bước hệ thống các chính sách vĩ mô về giáo dục, chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục các yếu kém, bất cập, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng giáo dục. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến đào tạo, phát triển nhân lực du lịch đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ trong phát triển NNLDL, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia vào hoạt động phát triển NNLDL. Đảng và Nhà nước xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề và các chính sách ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triển nhân lực nói chung và NNLDL nói riêng. Luật Du lịch, các chính sách, chương trình, đề án phát triển du lịch đều coi phát triển NNLDL là một trong những trọng tâm ưu tiên. Các ngành, các cấp đã từng bước nhận thức đúng mức về vai trò của nhân lực trong quản lý phát triển du lịch và là yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ du lịch.

- Sự năng động và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, xã hội hóa việc huy động nhiều nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng du lịch, đặc biệt là đào tạo tại chỗ tại doanh nghiệp, tự đào tạo và truyền nghề thông qua đội ngũ giám sát, đào tạo viên đã tạo điều kiện cho các CSĐTDL giảm bớt nguồn vốn từ


NSNN, đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Mặt khác, đã nhanh khắc phục đáng kể sự hẫng hụt, yếu kém về kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp ở một số lĩnh vực và khu du lịch, điểm du lịch.

- Nguồn cung lao động dồi dào, mạng lưới giáo dục, đào tạo du lịch được hình thành và nhanh chóng khẳng định vai trò cung cấp nhân lực được đào tạo chuyên sâu về du lịch để từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực du lịch ở từng thể loại. Hệ thống cơ sở đào tạo được tăng cường cả về số lượng và năng lực đào tạo. Tỷ lệ nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn du lịch ngày càng cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, đặc biệt là đào tạo kỹ năng nghề tại các cơ sở đào tạo chuyên về du lịch hoàn thiện dần. Hệ thống chương trình khung các nghề du lịch chính ở trình độ cao đẳng trở xuống được xây dựng và áp dụng thống nhất. Lực lượng giáo viên, giảng viên, đào tạo viên du lịch ngày càng tăng về số lượng và tăng cường về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kiến thức, kỹ năng hội nhập. Chương trình liên kết trong nước và quốc tế, các chương trình bồi dưỡng, chương trình phát triển đào tạo viên và các diễn đàn trao đổi chuyên môn đã liên tục tiến hành để xây dựng một thế hệ giáo viên, giảng viên, đào tạo viên du lịch lớn mạnh cả về lượng và chất.

- Kinh nghiệm huy động vốn cho phát triển nhân lực trong nước và quốc tế được chuyển giao và tiếp thu có chọn lọc, nhanh chóng thông qua nhiều dự án phát triển NNLDL và dự án phát triển du lịch, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; khả năng tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, cộng nghệ, kiến thức của người Việt Nam nói chung và nhân lực du lịch nói riêng được đánh giá là điểm mạnh trong phát triển NNLDL những năm qua.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Ngoài các kết quả đạt được nêu trên vẫn còn một số hạn chế tồn tại trong việc HĐVĐT cho phát triển NNLDL.


2.3.2.1. Hạn chế

- Đối với CSĐTDL công lập:

Quy mô vốn đầu tư tăng qua các năm tuy nhiên cơ cấu vốn ngoài nước còn thấp do đầu tư vào NNLDL khó xác định hiệu quả kinh kế, thời gian đầu tư dài, không cho hiệu quả kinh tế ngay nên khó thu hút vốn đầu tư ngoài nước cho phát triển NNLDL.

Vốn đầu tư từ NSNN cho NNLDL tăng về quy mô nhưng có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Đầu tư kinh phí cho đào tạo các cấp học đều thấp và có xu hướng không ổn định trong những năm gần đây. Việc giao chỉ tiêu đào tạo và cơ cấu phân bổ kinh phí đào tạo du lịch từ NSNN theo kế hoạch hàng năm có tác dụng khuyến khích tăng nhanh quy mô đào tạo đại học, cao đẳng mà chưa quan tâm, tập trung tăng đào tạo nghề du lịch. Trong khi đó việc hướng nghiệp cho người dân chưa tốt nên không chuyển dịch được cơ cấu đào tạo nhân lực theo cấp trình độ và ngành nghề đào tạo. Đào tạo nhân lực du lịch vẫn còn thể hiện sự bao cấp của nhà nước vì NSNN chỉ được cấp cho các CSĐTDL công lập. Điều này làm cho các CSĐTDL công lập tiếp tục ỷ lại, trông chờ vào nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN, dễ gây nên hiện tượng độc quyền, bất bình đẳng trong việc hưởng thụ trợ cấp từ NSNN. Trợ cấp từ NSNN vẫn có định mức thấp và chậm được sửa đổi, bổ sung. Việc phân bổ NSNN cho các CSĐTDL công lập hiện mang tính bình quân, cào bằng, chưa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề và chất lượng đào tạo. Hiện nay, việc giao dự toán NSNN cho các cơ sở đào tạo nói chung và CSĐTDL được thực hiện theo cơ chế khoán, việc giao khoán được căn cứ vào khả năng của ngân sách, dự toán được giao năm trước để làm căn cứ giao khoán năm sau. Hàng năm, có sự thay đổi nhiều về số lượng, cơ cấu đào tạo, giá cả... nhưng việc giao khoán không gắn với số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo. Việc đầu tư bình quân cho học sinh, sinh viên các ngành học khác nhau với

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí