Quan Điểm, Định Hướng Thực Hiện Hoạt Động Trợ Giúp Pháp Lý Trong Các Chương Trình Giảm Nghèo‌

Hoạt động trợ giúp pháp lý được giao cho ngành Tư pháp quản lý và triển khai thực hiện, các Trung tâm trợ giúp pháp lý có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhưng một số địa phương lại giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động trợ giúp pháp lý cho các cơ quan khác nhau thực hiện (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc) nên làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả hoạt động. Về tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đơn vị được cấp dự toán để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo là Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân các xã thuộc diện đầu tư của các chương trình giảm nghèo. Theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện nhưng khi nhận được kinh phí hỗ trợ, Sở Tư pháp lại giao cho các đơn vị khác trong Sở thực hiện mà không giao cho Trung tâm nên làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các Chương trình giảm nghèo.

Thứ ba, văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung ảnh hưởng đến việc thực hiện.

Tại đoạn cuối điểm 2.6 mục 2 Phần II Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo quy định: "Mức hỗ trợ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với từng xã nhưng mức tối đa 2 triệu đồng/xã/năm" đã gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, làm cho nhiều địa phương lúng túng trong việc phân bổ ngân sách thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Một số địa phương chỉ cấp kinh phí cho sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với mức 2 triệu đồng/xã/năm mà không cấp kinh phí thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý khác hoặc không cấp đủ kinh phí cho Trung tâm trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 1124/2007/QĐ-TTg ngày

27/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2007 để thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý. Bộ Tư pháp đã nhiều lần đề nghị với Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi nhưng mãi đến ngày 29/03/2010, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới ban hành Thông tư liên tịch số 44/2010/TTLT-BTC-LĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

Thứ tư, việc triển khai thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo ở các địa phương còn chậm và chưa bảo đảm yêu cầu. Hầu hết các địa phương chưa thành lập được tất cả Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn thuộc các chương trình giảm nghèo hoặc có một số nơi đã thành lập Câu lạc bộ nhưng chưa được cấp kinh phí hoạt động. Nhiều địa phương chỉ duy trì một số ít Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý được Dự án và Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam hỗ trợ. Trong khi đó, nguồn kinh phí được cấp ưu tiên hỗ trợ thành lập và sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý nhưng nhiều địa phương lại sử dụng chủ yếu cho trợ giúp pháp lý lưu động hoặc in ấn tờ gấp pháp luật hoặc đặt biển thông tin về trợ giúp pháp lý

Thứ năm, việc dự toán, sử dụng kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo thực hiện chưa thống nhất. Ngoài kinh phí trung ương hỗ trợ cho một số hoạt động trợ giúp pháp lý và sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, các địa phương phải lập dự toán kinh phí từ ngân sách địa phương bảo đảm cho các hoạt động trợ giúp pháp lý khác nhưng hầu hết các địa phương chưa chủ động trong việc lập dự toán và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong việc trình dự toán, theo dõi việc phân bổ để triển khai thực hiện.

Thứ sáu, các địa phương chưa có sự linh hoạt khi triển khai hoạt động nên chưa chủ động và chưa phát huy được tính chất lồng ghép giữa các hoạt động trợ giúp pháp lý với các chính sách khác trong các chương trình giảm nghèo. Việc độc lập thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý mà thiếu sự phối

hợp như vậy dẫn đến những hạn chế trong việc triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý đến từng địa bàn các xã, không bảo đảm tính đồng bộ về hiệu quả và tác động của các chương trình giảm nghèo trong xã hội.

Thứ bảy, chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở địa phương trong việc hướng dẫn, phối hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý. Việc phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các xã thuộc các chương trình giảm nghèo và Trung tâm chưa chặt chẽ nên nhiều xã chưa triển khai thành lập Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý hoặc đã thành lập nhưng chưa hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Bên cạnh đó, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp, lao động, thương binh và xã hội, dân tộc, tài chính từ trung ương đến địa phương trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, đặc biệt là trong việc phân bổ kinh phí để triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo.

Thứ tám, đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên là luật sư còn hạn chế về số lượng nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý như: chất lượng thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý nói chung, trong đó có người nghèo và người dân tộc thiểu số, nhất là các vụ việc tham gia tố tụng còn hạn chế (Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Đắk Nông, Phú Yên, Cao Bằng...); hoạt động của các thành viên của các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý còn lúng túng, vì vậy dẫn đến sinh hoạt Câu lạc bộ còn mang tính hình thức, chưa thực sự có hiệu quả, chưa huy động được tất cả những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý tham gia …

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thứ chín, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo của các cấp quản lý chưa chủ động, không thường xuyên và thiếu sự chặt chẽ nên chưa phát hiện các vướng mắc bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động tại cơ sở

để đề ra các giải pháp tháo gỡ, kịp thời giải quyết và đánh giá các kết quả hoạt động chưa toàn diện, chính xác.

Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo - 9

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Về mặt khách quan:

Thứ nhất, do trợ giúp pháp lý còn khá mới mẻ nên một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở còn chưa có điều kiện nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò và vị trí của trợ giúp pháp lý trong thực thi pháp luật. Từ đó, chưa quan tâm củng cố, kiện toàn mạng lưới, bố trí đủ nguồn lực cán bộ cũng như phối hợp khi thực hiện vụ việc; một số địa phương chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để ưu tiên đầu tư, phát triển trợ giúp pháp lý tại vùng có điều kiện khó khăn. Cơ chế giải quyết kiến nghị chưa có hiệu quả nên chưa tác động mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, thực thi pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân; một bộ phận cán bộ, người dân còn chưa biết, chưa được thông tin và chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của trợ giúp pháp lý nên còn chưa được thụ hưởng chính sách nhân đạo này của Nhà nước.

Thứ hai, những thành tựu to lớn và sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi hệ thống pháp luật phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp cũng như pháp luật thực định còn nhiều tầng nấc, phức tạp, khó vận dụng dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong cập nhật văn bản mới cũng như xử lý các vấn đề thực tiễn mới phát sinh. Sự cách biệt về khoảng cách thu nhập, chi phối của thị trường và các tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa với sức hút ngày càng lớn của thị trường tự do đã tác động mạnh đến tâm lý, thái độ, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp (một số Trợ giúp viên pháp lý ra làm luật sư tư và luật sư còn chưa tích cực tham gia trợ giúp pháp lý).

Thứ ba, thị trường dịch vụ pháp lý của nước ta (gần như tỷ trọng 100% là luật sư tư, với gần 6.000 người/86 triệu dân) còn chậm phát triển,

phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại trung tâm thành phố, tỉnh lỵ nơi người dân có thu nhập cao (Hà Nội có 1.630 luật sư, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.880 luật sư), chưa hình thành và phát triển tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (hiện nay Lai Châu chưa có Đoàn luật sư do không có đủ 03 luật sư để thành lập). Trong khi đó, các địa phương này địa bàn lại rất rộng, dân cư sống tản mát, không tập trung, số lượng cán bộ rất thấp do được bố trí theo tỉ lệ dân cư, trình độ học vấn và dân trí không đồng đều, đa phần còn thấp, vướng mắc pháp luật nhiều, nhu cầu trợ giúp pháp lý cao nhưng lại ít biết về trợ giúp pháp lý.

- Về mặt chủ quan:

Thứ nhất, tại một số địa phương, nhận thức của các cấp chính quyền, các cơ quan, ban, ngành có liên quan cũng như Sở Tư pháp và Trung tâm còn chưa đầy đủ, thống nhất về hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, chưa coi hoạt động trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành là một trong những hoạt động giảm nghèo nên cho rằng hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo chỉ áp dụng đối với các địa phương có nhiều xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ từ ngân sách trung ương, còn những địa phương (tự cân đối được ngân sách, hoặc không có xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên) không được trung ương hỗ trợ kinh phí thì không phải thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý. Do vậy, một số địa phương chưa chủ động triển khai thực hiện hoặc có thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý bằng nguồn ngân sách địa phương và Dự án "Hỗ trợ hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, giai đoạn 2005 - 2009" nhưng chưa coi đó là hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo và không báo cáo kết quả hoạt động về Bộ Tư pháp.

Thứ hai, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền còn chậm được đổi mới, coi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như một đơn vị hành chính hoặc một đơn vị sự nghiệp nhân đạo, thực hiện khoán chi hành

chính sự nghiệp ở mức gần như thấp nhất. Việc lãnh đạo, chỉ đạo còn hình thức, chưa nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thực thi pháp luật, gắn việc thực hiện pháp luật với bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và đối tượng chính sách.

Thứ ba, chưa quan tâm gắn phát triển kinh tế với giải quyết thỏa đáng các vấn đề công bằng xã hội, giữa nâng cao đời sống vật chất với đời sống tinh thần, chưa nhận thức đầy đủ vai trò nòng cốt của Nhà nước trong trợ giúp pháp lý; môi trường pháp lý để trợ giúp pháp lý hoạt động còn chưa được bảo đảm, có nơi còn mang tính hình thức, vẫn còn một số rào cản do nhận thức chưa đầy đủ từ phía cán bộ, công chức của một số cơ quan tiến hành tố tụng và cấp chính quyền.

Trong Chương 2, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo thời gian qua thông qua việc phân tích thực trạng về khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý, tổ chức tập huấn hoạt động trợ giúp pháp lý, thành lập và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, kết quả cung cấp dịch vụ miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí. Đối với mỗi khía cạnh, tác giả đã đi sâu phân tích những kết quả đã đạt được cũng như chỉ ra những khó khăn, bất cập, hạn chế đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian qua.

Từ thực trạng thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo trong thời gian qua cho thấy, nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy cần có các giải pháp để bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo trong thời gian tới đạt được hiệu quả cao hơn nữa đáp ứng được yêu cầu của người dân.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO THỜI GIAN TỚI


3.1. Quan điểm, định hướng thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các Chương trình giảm nghèo‌

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo

Giảm nghèo toàn diện và bền vững luôn được xác định là mục tiêu xuyên suốt của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồ ng thờ i thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phong trào xóa đói giảm nghèo đã trở thành cuộc vận động lớn của các cấp, các ngành, các đoàn thể trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Hàng loạt các chính sách xóa đói, giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành với nguồn kinh phí huy động từ Chính phủ, cộng đồng và các tổ chức quốc tế.

Các chương trình xóa đói giảm nghèo được thực hiện thông qua việc lồng ghép với các chương trình kinh tế và xã hội khác, bao gồm các chính sách ổn định chính trị và kinh tế, tạo việc làm, phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, phát triển kết cấu hạ tầng kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn...

Việt Nam đã phát huy tốt chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới vì hòa bình, ổn định và tiến bộ. Nhờ đó, chúng ta đã tranh thủ được các nguồn lực nước ngoài cả về mặt vật chất, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm. Công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thời gian qua đã có được sự giúp đỡ to lớn của cộng đồng quốc tế. Sự giúp đỡ của các Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân nước ngoài đối với người nghèo những năm qua đã đem lại hiệu quả một cách thiết thực.

Xóa đói, giảm nghèo thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Bởi vì, xóa đói, giảm nghèo không phải là vấn đề riêng của người nghèo hay của Chính phủ mà là vấn đề chung của cả nước, của toàn xã hội. Trong quá trình thực hiện xóa đói, giảm nghèo, chúng ta đã xây dựng và phát triển các phong trào, các chương trình truyền hình như: "Những tấm lòng từ thiện", "Nối vòng tay lớn", "Quỹ tình thương", "Nhà đại đoạn kết".... đã thu hút đông đảo sự quan tâm và giúp đỡ của các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế.

Ngày 17-10 hàng năm trở thành Ngày vì người nghèo. Điều đó thể hiện ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu trên con đường phát triển, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh" theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, biện pháp. Đã kết hợp tốt các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi đồng bào các dân tộc sinh sống.

Những năm qua, nhờ thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm nhanh từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010; người nghèo tiếp cận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022