Công Tác Phối Hợp Trong Hoạt Động Trợ Giúp Pháp Lý

10.252 tổng số vụ việc (chiếm tỷ lệ 71,8%); Đại diện ngoài tố tụng: 140 vụ việc/291 tổng số vụ việc (chiếm tỷ lệ 48,1%); Hòa giải: 376 vụ việc/637 tổng số vụ việc (chiếm tỷ lệ 59%); Hình thức khác: 434 vụ việc/730 tổng số vụ việc (chiếm tỷ lệ 59,5%).

Về chất lượng vụ việc qua đánh giá: Vụ việc đạt chất lượng tốt: 37.920 vụ việc (chiếm 66,4% tổng số vụ việc); Vụ việc đạt chất lượng: 18.350 vụ việc (chiếm 32,1% tổng số vụ việc); Vụ việc không đạt chất lượng: 856 vụ việc (chiếm 1,5% tổng số vụ việc) [8, tr. 13].

Hàng năm, Cục trợ giúp pháp lý đều tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng khảo sát và đánh giá điểm về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tại một số Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Năm 2009, khi thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tại 09 Trung tâm (Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên và Hải Dương), bên cạnh việc phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan, kiểm tra trực tiếp hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý, Cục trợ giúp pháp lý còn gửi phiếu khảo sát tới 1.000 đối tượng là người đã được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại 18/63 tỉnh, thành phố lấy ý kiến phản hồi của người được trợ giúp pháp lý. Kết quả cho thấy 81,3% hài lòng với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; 18,7% chưa hài lòng với thái độ, cách thức tiếp dân và nội dung trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý và 77,7% ý kiến của các Thẩm phán phản ánh tinh thần tích cực, ý thức trách nhiệm cao của các Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư - cộng tác viên khi tham gia tố tụng. Các ý kiến tranh tụng cũng như đề xuất của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư - cộng tác viên đã góp phần tích cực cho Hội đồng xét xử ra các bản án, quyết định phù hợp pháp luật, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; 22,3% các Thẩm phán được hỏi cho rằng một số Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên còn hạn chế về năng lực và chưa sâu sắc trong việc nghiên cứu hồ sơ cũng như khi tranh luận tại phiên toà.

Nhìn chung, dịch vụ pháp lý do các Trung tâm trợ giúp pháp lý cung cấp đều bảo đảm chất lượng, chưa có trường hợp nào khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại do trợ giúp pháp lý gây ra. Tuy nhiên, còn gần 20% người được trợ giúp pháp lý chưa hài lòng với thái độ, kỹ năng tiếp đối tượng trợ giúp pháp lý. Các Trung tâm trợ giúp pháp lý cũng đang ở tình trạng chưa có đủ nhân lực để kiểm tra, đánh giá 100% vụ việc đã hoàn thành trong khi phải tiếp tục thực hiện có chất lượng vụ việc các vụ việc mới.

2.2.2. Thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động

Thực hiện việc "mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý đến cấp huyện và cấp xã để người nghèo và đối tượng chính sách ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao thực sự nhận được sự trợ giúp pháp lý", với chủ trương hướng về cơ sở và tinh thần tích cực, chủ động, các địa phương đã tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động để thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý ngay tại địa bàn dân cư, tạo sự thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý được hướng dẫn, giải đáp pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ngay tại nơi sinh sống mà không phải đi lại xa, tốn kém, tiết kiệm được thời gian cũng như tiền của để tập trung lao động sản xuất.

Sau 05 năm triển khai thực hiện Luật trợ giúp pháp lý, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm đã tổ chức được 12.979 đợt trợ giúp pháp lý lưu động đến 13.937 xã trong toàn quốc. Phần lớn các vụ việc được thực hiện tại các đợt trợ giúp pháp lý lưu động cho thấy nhu cầu trợ giúp pháp lý ở cơ sở là rất lớn và việc đáp ứng nhu cầu này ngay tại cộng đồng dân cư là yêu cầu cấp thiết. Các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở các địa phương đã phối hợp với cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở cấp tỉnh, Phòng Tư pháp cấp huyện và các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện khảo sát tại cơ sở có các vấn đề nổi cộm như thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử

dụng đất, giao đất, giao rừng..., Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đều tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động ngoài kế hoạch để giải quyết ngay các vướng mắc pháp luật của người dân, góp phần giải tỏa điểm nóng, giữ gìn trật tự tại địa phương. Mặc dù, thời gian qua các Trung tâm đã tích cực tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động nhưng mỗi năm mỗi xã chỉ có 01 đợt trợ giúp pháp lý lưu động, đặc biệt các tỉnh có địa bàn rộng thì phải 01- 02 năm Trung tâm mới đến được đủ các xã.

2.2.3. Sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

Phần lớn các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý (tại các xã, thôn, bản, ấp, xóm, phum, sóc) đã hoạt động có hiệu quả, với 1-2 buổi sinh hoạt/tháng. Qua 05 năm thực hiện Luật trợ giúp pháp lý, 108.892 buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đã được tổ chức và đã thực hiện được 292.090 vụ việc trợ giúp pháp lý. Thông qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ, Ban chủ nhiệm đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho nhiều người được trợ giúp pháp lý, thu hút được nhiều lượt người tham gia cùng trao đổi về các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống thường ngày của người dân như: đất đai, hôn nhân gia đình, hình sự, chính sách ưu đãi, dân sự, bạo lực gia đình, bình đẳng giới... Bên cạnh đó, qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đã lồng ghép được công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng tham gia, cập nhật các văn bản mới liên quan đến các lĩnh vực pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số cũng như nâng cao khả năng tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý của họ. Người dân đã được giải đáp các vướng mắc pháp luật của mình ngay tại địa bàn nơi cư trú. Đồng thời, khi tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ tại địa bàn thì cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở được lắng nghe những vướng mắc pháp luật của người dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người dân từ đó hiểu được họ, bổ sung công tác của cấp uỷ và chính quyền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Song hành với những kết quả tích cực là những trở ngại đối với sự bền vững, hiệu quả của mô hình Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, chất lượng các Câu

lạc bộ, chất lượng các buổi sinh hoạt cần được nâng cao, thu hút được nhiều người tham dự, đáp ứng được nhu cầu giải toả vướng mắc pháp luật của người dân.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý - 8

2.2.4. Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý

Hoạt động truyền thông có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các cơ quan, ban, ngành về công tác trợ giúp pháp lý và đặc biệt đưa công tác này ngày càng gần đến với người dân, được người dân tin tưởng và ủng hộ. Các hình thức truyền thông khác nhau được thực hiện rộng rãi như: Ở Trung ương, Cục trợ giúp pháp lý đã phát hành 50 loại tờ gấp pháp luật với 5.510.000 tờ, 10 loại cẩm nang pháp luật, hoàn thiện nội dung "Sổ tay nghiệp vụ trợ giúp pháp lý", phát hành cuốn "Văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý" tập 1, tập 2 và cuốn sách "Các vụ việc trợ giúp pháp lý điển hình" để phát cho 63 Trung tâm trong toàn quốc.

Ở địa phương, các Trung tâm đã đặt 14.350 bảng thông tin về trợ giúp pháp lý; Hộp tin trợ giúp pháp lý với nhiều loại tờ gấp, tài liệu pháp luật khác tại trụ sở tiếp dân của các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Đồng thời, các Trung tâm còn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí) để thực hiện chuyên trang, chuyên mục và phát sóng để thông tin về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý đến với nhân dân; cung cấp băng cát - sét/VCD/CD (bằng Tiếng Việt và bằng tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số); cấp phát cho người được trợ giúp pháp lý tờ gấp pháp luật, cẩm nang, tài liệu pháp luật khác qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và nhiều hình thức khác.

Do làm tốt công tác thông tin, truyền thông, phổ biến về trợ giúp pháp lý nên đến nay, nhận thức về trợ giúp pháp lý và pháp luật về trợ giúp pháp lý trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được nâng lên rò rệt so với

trước đây (năm 2005, kết quả khảo sát của UNDP là 6% người dân biết về trợ giúp pháp lý, đến 2009 tỷ lệ này là 60%). Ngày càng có nhiều người dân biết được thông tin, địa chỉ và tìm đến với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý nên số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Người dân đã và đang hình thành thói quen tiếp cận và sử dụng trợ giúp pháp lý mỗi khi có vướng mắc, bất cập hoặc cần hỗ trợ về mặt pháp luật. Các cấp uỷ đảng, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của công tác trợ giúp pháp lý và quan tâm hơn đến công tác trợ giúp pháp lý; đã khuyến khích, huy động, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, thành viên, hội viên của tổ chức mình tham gia làm Cộng tác viên. Chất lượng thực thi công vụ, giải quyết công việc của người dân của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước từng bước được nâng lên.

Tuy nhiên, công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về trợ giúp pháp lý ở một số nơi còn mang tính thời vụ, thiếu thường xuyên, chưa đổi mới phương thức nên hiệu quả chưa cao. Nhiều người nghèo ở miền núi và vùng sâu, vùng xa còn chưa biết về hoạt động trợ giúp pháp lý.

2.2.5. Công tác phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Hoạt động trợ giúp pháp lý do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện nhưng cần có sự phối hợp của các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể. Hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý phụ thuộc vào hoạt động phối hợp có hiệu quả của các ngành, các cấp.

Để triển khai thực hiện Luật trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ có liên quan trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp lý hướng dẫn, triển khai và tổ chức thực hiện Luật trợ giúp pháp lý.

Đặc biệt, đáng chú ý hơn cả đó là công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Để thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng có hiệu quả Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ Công an, Quốc

phòng, Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao để ban hành Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC- VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong tố tụng. Sau gần 04 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2007, phần lớn các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện việc cung cấp thông tin, giải thích, hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý và người thân thích của họ về quyền được trợ giúp pháp lý; hướng dẫn các thủ tục để được trợ giúp pháp lý. Đến nay, các cơ quan tố tụng đã thực hiện việc cấp hơn

20.000 lượt giấy chứng nhận người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của bị cáo, đương sự trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính cho Trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên theo đúng quy định. Sau khi được cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng, Trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên đều được Toà án tạo điều kiện trong việc nghiên cứu hồ sơ, thu thập, củng cố chứng cứ tham gia tố tụng, được thông báo lịch xét xử, giải quyết vụ án, bảo đảm cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự. Việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên đã góp phần quan trọng bảo đảm để các vụ án được giải quyết, xét xử khách quan, chính xác, đúng pháp luật, đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Đồng thời, để tăng số lượng Cộng tác viên tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, nhất là Cộng tác viên là cán bộ làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng, một số địa phương (Điện Biên, Lai Châu…), các cơ quan tiến hành tố tụng đã giới thiệu cán bộ làm Cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, số lượng người tiến hành tố tụng tham gia Cộng tác viên trợ giúp pháp lý chưa nhiều do còn cách hiểu khác nhau về Cộng tác viên và ràng buộc bởi Quy chế làm việc của mỗi ngành, quy định của các ngành hạn chế tiếp xúc với các đối tượng trong quá trình giải quyết vụ việc được giao. Nhiều địa phương, các cơ quan tiến hành tố tụng không cử người tham gia cộng tác viên với lý do quy

chế ngành không cho phép. Có tỉnh (Sóc Trăng), do những lý do trên mà việc tư vấn các vấn đề có liên quan đến tố tụng cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý về quyền, nghĩa vụ của họ, về trợ giúp pháp lý chưa được thực hiện.

Với những nỗ lực, cố gắng trong gần 04 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 10, đã có 25.765 vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, trong đó Trợ giúp viên pháp lý tham gia 3.846 vụ việc (chiếm 15%). Tại nhiều tỉnh (Quảng Ninh, Hải Phòng v.v...), trong số các vụ việc tham gia tố tụng, số vụ việc do các cơ quan tiến hành tố tụng giới thiệu và đề nghị Trung tâm cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên thực hiện luôn chiếm tỷ lệ lớn so với số vụ việc do đối tượng tự tìm đến Trung tâm. Qua các năm cũng cho thấy, số vụ việc tham gia tố tụng tăng hơn so với trước khi có Thông tư liên tịch số 10 (trước năm 2008). Các vụ việc sau khi hoàn thành đều được Trung tâm tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, cơ quan tiến hành tố tụng đã tham gia kiểm tra, đánh giá chất lượng tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư cộng tác viên; đồng thời, thiết lập cơ chế phản hồi thông tin về chất lượng của người thực hiện trợ giúp pháp lý và của người tiến hành tố tụng để không sai sót trong quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cũng như giải quyết vụ án.

Tuy nhiên, qua số lượng vụ việc tham gia tố tụng cho thấy, mặc dù số vụ việc do Trợ giúp viên tham gia tố tụng đã tăng lên theo từng năm, nhưng so với số vụ việc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện cho người được trợ giúp pháp lý thì tỷ lệ vụ việc có luật sư hoặc Trợ giúp viên pháp lý tham gia còn đang rất thấp, chỉ chiếm khoảng từ 15-20% tổng số vụ án cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, giải quyết. Nhìn chung, tỷ lệ vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện còn thấp, nhiều nơi còn ỷ lại vào đội ngũ Luật sư cộng tác viên. Một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, do thiếu luật sư nên đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý thực hiện hầu hết các vụ việc tham gia tố tụng. Các tỉnh ở đồng bằng và thành phố lớn,

Trợ giúp viên pháp lý thực hiện được vụ việc tham gia tố tụng ít hơn Luật sư rất nhiều, thậm chí có tỉnh, trong 04 năm Trợ giúp viên pháp lý chỉ thực hiện được một vài vụ.

Trong quá trình triển khai Thông tư liên tịch số 10 trong thực tiễn, một số địa phương gặp khó khăn, vướng mắc về thể chế, nguồn lực kinh phí v.v… dẫn đến lúng túng, triển khai thực hiện chưa hiệu quả. Thông qua các đợt kiểm tra liên ngành, một số thành viên Hội đồng liên ngành cũng đã có những hướng dẫn trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ của ngành mình đối với Hội đồng cấp tỉnh.

Ngoài ra, thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các Chương trình Mục tiêu quốc gia, được sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngành Tư pháp đã chủ động triển khai thực hiện và mang lại một số kết quả bước đầu như: nâng cao nhận thức về chính sách trợ giúp pháp lý cho các ngành, các cấp và người trực tiếp thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý một cách đồng bộ, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý bằng các hình thức khác nhau, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân. Các hoạt động trợ giúp pháp lý đã bảo đảm được mục tiêu của Chương trình giảm nghèo, góp phần xây dựng nếp sống văn minh: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, phát huy dân chủ ở cơ sở, tích cực tham gia vào công tác xoá đói, giảm nghèo, tham gia quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Để thực hiện xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý huy động các nguồn lực xã hội tham gia trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp cũng đã phối hợp với Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam để triển khai thực hiện Chương trình phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho thành viên, Hội viên của các tổ chức này; huy động đội ngũ cán bộ Hội có kiến thức hiểu biết

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí