Đánh Giá Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Trợ Giúp Pháp Lý

pháp luật tham gia làm Cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoặc tham gia hỗ trợ Trung tâm trong quá trình triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý ở cơ sở. Bộ Tư pháp còn hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp trợ giúp pháp lý cho đội ngũ tư vấn viên pháp luật của các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tham gia trợ giúp pháp lý.

Ở địa phương, Sở Tư pháp đã phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, trong quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để thông tin, truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý đến với nhân dân; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở khi triển khai các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, phát triển đội ngũ Cộng tác viên cũng như thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

Có thể khẳng định, công tác phối hợp trợ giúp pháp lý thời gian qua được thực hiện khá tốt, tương đối bài bản, khoa học, nhờ vậy đã thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào công tác này, đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.‌

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý

2.3.1. Hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý đã đạt được

Sau 08 năm thực hiện Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ và gần 05 năm triển khai Luật trợ giúp pháp lý, công tác trợ giúp pháp lý đã đạt được những kết quả quan trọng. Hiện nay mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý được củng cố, kiện toàn trong phạm vi toàn quốc và hoạt động ổn định có hiệu quả. Mạng lưới trợ giúp pháp lý ở cơ sở không ngừng được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ tiếp cận. Sự tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật tuy

mới chỉ là bước đầu nhưng đã có những tác dụng nhất định, không chỉ tạo thêm địa chỉ để người được trợ giúp pháp lý có thể lựa chọn tiếp cận và sử dụng mà còn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước với các tổ chức này. Đội ngũ cán bộ, Trợ giúp viên pháp lý được tăng cường cả về số lượng và chất lượng hoạt động, khắc phục được tình trạng thiếu luật sư tại những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt là trong những vụ việc tham gia tố tụng. Mạng lưới cộng tác viên từ cấp tỉnh đến cấp xã không ngừng được mở rộng, đặc biệt phát triển cộng tác viên ở cấp xã trên tất cả các lĩnh vực pháp luật để khắc phục tình trạng thiếu biên chế, huy động các nguồn lực xã hội tham gia trợ giúp pháp lý theo chủ trương xã hội hoá.

Hoạt động trợ giúp pháp lý đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp đỡ pháp lý cho đông đảo người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng khác, làm tăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần hỗ trợ hoạt động tư pháp để vụ việc được xét xử chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; trong nhiều trường hợp đã giúp các cơ quan Nhà nước xem xét lại những bất cập trong giải quyết vụ việc của dân, từ đó có những tác động tích cực đến đời sống pháp luật của xã hội, góp phần làm cho vai trò của pháp luật được phát huy, thực sự là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giảm bớt khiếu kiện không cần thiết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Đối với Nhà nước: Hoạt động này là sự thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo và đối tượng chính sách, bảo đảm công bằng cho mọi tầng lớp nhân dân trong tiếp cận với pháp luật, khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì dân. Đồng thời, trợ giúp pháp lý cũng làm giảm bớt chi phí phải giải quyết khiếu kiện, tác động đến tinh thần trách nhiệm với

nhân dân trong hoạt động công vụ, đến ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, góp phần xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Đối với xã hội: Thông qua các vụ việc trợ giúp cụ thể, hoạt động này đã góp phần giải toả những tranh chấp pháp luật, làm giảm bớt mâu thuẫn, kiện cáo trong cộng đồng dân cư; giúp người dân bình thường hiểu biết pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tham gia đấu tranh chống và phòng ngừa các vi phạm và tội phạm, thực hiện an sinh xã hội, giữ gìn đoàn kết trong cộng đồng vì mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đối với người nghèo, đối tượng chính sách, trợ giúp pháp lý là địa chỉ pháp lý tin cậy khi họ cần giúp đỡ để biết pháp luật, tự tin để lựa chọn cách ứng xử phù hợp với pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi hợp pháp của bản thân, gia đình, Nhà nước và xã hội; phát huy vai trò của mình trong tham gia quản lý Nhà nước, thực hiện dân chủ ở cơ sở; tham gia giám sát có hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, từ đó góp phần xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật của cộng đồng.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý - 9



trợ giúp pháp lý


qua dân , văn minh [6].

2.3.2. Những bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý

1. Về thể chế

Một số văn bản luật chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn chậm được ban hành (văn bản về xếp loại các đơn vị sự nghiệp trong ngành tư pháp; văn bản hướng dẫn trợ giúp pháp lý cho một số đối

tượng đặc thù; chính sách ưu đãi đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý), chưa có chính sách thu hút các tổ chức xã hội tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý.

Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy định về người bào chữa theo Luật trợ giúp pháp lý với các quy định của pháp luật về tố tụng; pháp luật tố tụng chưa có các quy định có liên quan đến trợ giúp pháp lý trong tố tụng, chưa quy định nghĩa vụ bắt buộc của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc thực hiện các nội dung được quy định trong Thông tư liên tịch số 10. Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý quy định hệ thống các tiêu chuẩn để có thể đánh giá chất lượng vụ việc một cách toàn diện. Tuy nhiên, phần lớn các tiêu chuẩn còn chung chung, mang tính định tính mà thiếu định lượng; nhiều nội dung cụ thể của các tiêu chuẩn còn trùng lặp. Quy trình đánh giá rườm rà, căn cứ đánh giá chồng chéo, không rò ràng, thiếu tính khả thi.

2. Nhận thức về hoạt động trợ giúp pháp lý của một số cơ quan, ban, ngành còn chưa đầy đủ và thống nhất nên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý.

Việc quán triệt quan điểm của Đảng về hoạt động trợ giúp pháp lý và nhận thức về hoạt động này còn chưa đầy đủ và chưa thống nhất ở một số cơ quan, ban ngành (cả khi Luật trợ giúp pháp lý đã được ban hành), nên ở một số địa phương, tổ chức trợ giúp pháp lý chưa nhận được sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Một số Bộ, ngành chưa có sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn theo ngành dọc để triển khai có hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý.

Nhận thức về trợ giúp pháp lý của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người được trợ giúp pháp lý ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nhất là chính quyền cơ sở, đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý hoặc chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của trợ giúp pháp lý trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tham gia

xoá nghèo về mặt pháp luật và thực hiện an sinh xã hội. Trong khi đó, công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về trợ giúp pháp lý ở một số nơi còn mang tính thời vụ, thiếu thường xuyên, chưa đổi mới phương phức nên hiệu quả chưa cao.

3. Mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở một số địa phương chưa được củng cố, kiện toàn theo quy hoạch, chưa đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của người dân.

Do nhận thức chưa đầy đủ nên chưa có sự thống nhất, quan tâm đồng đều giữa các địa phương vì vậy ở một số địa phương, mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý chưa được củng cố, kiện toàn; đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý chưa được tăng cường tương xứng với yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân; lãnh đạo Trung tâm vẫn còn kiêm nhiệm. Mục tiêu thành lập các Chi nhánh tại cấp huyện chưa đạt được (tổng số Chi nhánh của mỗi địa phương chiếm khoảng 1/3 đơn vị hành chính cấp huyện). Thậm chí nhiều địa phương chưa thành lập được các Chi nhánh trợ giúp pháp lý ở các huyện cách xa Trung tâm 25 - 30 km…

Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động, chất lượng hoạt động chưa cao, chưa có kinh phí, chưa thực sự tâm huyết với hoạt động của Câu lạc bộ. Bên cạnh đó, hiện tại ở cấp xã có quá nhiều Câu lạc bộ khác nhau của các cơ quan, đoàn thể mà thành phần Ban chủ nhiệm các Câu lạc bộ này chủ yếu là các cán bộ làm việc tại xã nên có sự chồng chéo, quá tải và nội dung sinh hoạt của các Câu lạc bộ cũng chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có chất lượng. Một số chính quyền địa phương chưa quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt. Hoạt động của Câu lạc bộ chưa bảo đảm sự phát triển bền vững.

Sự tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật còn hạn chế, số lượng vụ việc còn ít; chưa có đầy đủ chính sách để thu hút các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp

lý tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Mặc dù các địa phương đã triển khai vận động, khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư, các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức đoàn thể xã hội, nhưng đội ngũ người tham gia trợ giúp pháp lý trong các tổ chức này vẫn còn rất hạn chế. Số lượng vụ việc được thực hiện vẫn còn ít, chủ yếu tập trung vào các vụ việc tư vấn pháp luật đơn giản và các đợt tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến với nhân dân.

4. Đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý thiếu về số lượng và yếu về chất lượng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý.

Do chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác trợ giúp pháp lý nên chưa quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, chưa bố trí đủ nguồn lực cán bộ cho Trung tâm và Chi nhánh, chưa tích cực tham gia, hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý.

Số lượng Trợ giúp viên pháp lý của một số Trung tâm còn thiếu so với nhu cầu. Các địa phương thiếu nguồn tuyển dụng và nguồn tại chỗ để thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý. Vì vậy, mặc dù hàng năm Bộ Tư pháp đều tích cực chủ động mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý nhưng địa phương không có người đủ tiêu chuẩn để cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ. Công tác tham mưu còn thụ động, việc chỉ đạo thiếu sát sao, kịp thời. Một số địa phương, chính sách tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển cán bộ còn chưa hợp lý, chưa tính đến yêu cầu công việc và nhiệm vụ của tổ chức nên chưa có sự ưu tiên thích đáng cho công tác cán bộ, đặc biệt là số Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm còn ít nhưng lại phải chia sẻ nguồn nhân lực này cho các đơn vị khác thuộc Sở Tư pháp hoặc chưa coi trọng việc giữ các cán bộ này tiếp tục làm việc, đóng góp cho công tác trợ giúp pháp lý.

Một số mục tiêu của Đề án quy hoạch mạng lưới Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm vẫn chưa đạt được, nhiều Trung tâm trợ giúp pháp lý đến năm 2011 vẫn không có đủ mỗi lĩnh vực trợ giúp pháp lý có ít nhất 01 Trợ giúp viên pháp lý chuyên trách; chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực về làm việc tại các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Chưa có chính sách đặc thù để khuyến khích, động viên những người làm công tác trợ giúp pháp lý, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, nên đội ngũ cán bộ trợ giúp pháp lý chưa yên tâm làm việc, chưa có sức hút luật sư, những người có trình độ chuyên môn giỏi sang làm công tác trợ giúp pháp lý, trong khi đó yêu cầu đối với Trợ giúp viên pháp lý cao.

Đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý tuy nhiều nhưng số cộng tác viên tham gia hoạt động còn hạn chế về kỹ năng và kinh nghiệm thực hiện trợ giúp pháp lý, tinh thần trách nhiệm của một số cộng tác viên đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức chưa cao, vì họ còn kiêm nhiệm nhiều việc trong cơ quan nên không có điều kiện tham gia thường xuyên; tiền bồi dưỡng cho cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý còn thấp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

5. Cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm hoạt động còn thiếu thốn và hạn chế, chưa tương xứng với nhiệm vụ trợ giúp pháp lý.

Việc đầu tư cơ sở, vật chất, kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý của một số địa phương còn hạn chế chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, Trụ sở làm việc của Trung tâm còn chật hẹp, chưa thuận tiện cho việc tiếp cận của người dân, một số Trung tâm chưa có trụ sở riêng. Trụ sở làm việc của Chi nhánh chưa thuận lợi cho việc tiếp dân. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và trang thiết bị làm việc thiết yếu của Trung tâm và Chi nhánh còn thiếu, nhiều Trung tâm chưa có ôtô để đi trợ giúp pháp lý lưu động về cơ sở. Kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm từ nguồn ngân sách địa phương còn hạn

hẹp, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, chưa chú trọng đến nguồn kinh phí chi cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Nhiều địa phương chỉ cấp kinh phí theo cơ chế khoán quỹ lương, trên cơ sở định mức biên chế mà chưa cấp kinh phí cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, chưa tính đến đặc thù, tính chất miễn phí của hoạt động trợ giúp pháp lý, một số địa phương chưa thể bảo đảm đủ nguồn kinh phí cho công tác này do chưa thể tự cân đối được ngân sách, trong khi đó Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam còn hạn chế chưa thể bảo đảm hỗ trợ đủ kinh phí cho các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

6. Số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng còn ít và chất lượng cung cấp các dịch vụ trợ giúp pháp lý còn hạn chế.

Một số vụ việc trợ giúp pháp lý thực hiện chưa hiệu quả, số lượng vụ việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và kiến nghị còn ít so với nhu cầu và số lượng án giải quyết hàng năm của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhiều vụ việc kiến nghị hiệu quả chưa cao do không được quan tâm, giải quyết từ các cơ quan có thẩm quyền.

Chất lượng vụ việc tham gia tố tụng chưa đồng đều, ở một số địa phương, có tình trạng Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ, không tham gia đầy đủ các hoạt động tố tụng. Một bộ phận luật sư cộng tác viên khi ra Toà thường chỉ đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, nhưng không có lập luận hoặc không có chứng cứ cụ thể nên thiếu tính thuyết phục, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức trợ giúp pháp lý cũng như chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Các Trung tâm chưa có kế hoạch đánh giá chất lượng vụ việc do đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên thực hiện theo đúng quy định (đánh giá tối thiểu 1/3 số vụ việc đã hoàn thành trong một kỳ). Vì vậy, thực tế là Giám đốc Trung tâm cũng như chưa nắm được thực trạng tình hình chất

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí