Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo - 12

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, cần thực hiện các hoạt động sau đây:

- Các Trung tâm trợ giúp pháp lý cần tiếp tục huy động sự tham gia của hệ thống chính trị ở cơ sở vào công tác trợ giúp pháp lý, trong đó có sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần có sự chỉ đạo sâu sát đối với chính quyền và các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở cơ sở nhằm tăng cường sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan, giúp cho việc nhân rộng mô hình Câu lạc bộ, góp phần đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc.

- Nâng cao trách nhiệm của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong việc quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các Câu lạc bộ. Việc hướng dẫn thành lập các Câu lạc bộ cần tập trung vào vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và phải gắn liền với chính quyền cơ sở, nhất là Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Gắn hoạt động của Câu lạc bộ với hoạt động của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của địa phương. Hoạt động của Câu lạc bộ cần được xem như là một trong các phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả để từ đó có chính sách hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Câu lạc bộ từ nguồn tài chính dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của địa phương.

- Nâng cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý, hỗ trợ, tạo điều kiện về địa điểm, phương tiện làm việc và sinh hoạt Câu lạc bộ, hỗ trợ một phần kinh phí bảo đảm hoạt động cho các Câu lạc bộ. Coi Câu lạc bộ là cầu nối, là diễn đàn đối thoại để chính quyền cơ sở nắm được tâm tư, nguyện vọng của người dân trong địa bàn và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ từ phía Trung tâm và Chi nhánh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai hoạt động của Câu lạc bộ.

- Tiếp tục đưa đội ngũ chuyên viên, cộng tác viên của Trung tâm về tham gia sinh hoạt cùng các Câu lạc bộ để định hướng nội dung, kịp thời tư vấn, hướng dẫn cho các Hội viên và người được trợ giúp pháp lý khi có vướng mắc pháp luật. Coi hoạt động của Câu lạc bộ là một trong những địa chỉ để nắm bắt nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân ở cơ sở cũng như thực hiện việc thông tin về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và các Chi nhánh của Trung tâm.

- Trung tâm có kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng trợ giúp pháp lý và kỹ năng tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ cho các thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ. Đổi mới nội dung, phương pháp tập huấn, bồi dưỡng theo hướng gắn với các vụ việc, các vướng mắc pháp luật cụ thể ngay tại cộng đồng dân cư; xây dựng các tài liệu hướng dẫn các tình huống pháp lý điển hình.

- Tiếp tục mở rộng và phát triển mạng lưới cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm ngay tại cơ sở. Có biện pháp thu hút đội ngũ cán bộ, công chức đã nghỉ hưu, có kiến thức hiểu biết pháp luật tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

- Tham mưu, đề xuất các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chế độ biểu dương, khen thưởng; thực hiện thông tin định kỳ về những Câu lạc bộ hoạt động có kết quả thiết thực; báo cáo về Bộ Tư pháp những Câu lạc bộ có hình thức sinh hoạt có chất lượng, hiệu quả để kịp thời nhân rộng trong phạm vi cả nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

3.2.6. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo

Để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo thì các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp) cần tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai đồng bộ hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo.

Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo - 12

Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các địa phương để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong quá trình thực hiện.

Nhìn chung, trong những năm qua công tác hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đã được chú trọng hơn, hầu hết các kiến nghị, đề xuất, vướng mắc của địa phương đều được hướng dẫn, giải đáp kịp thời theo hướng tạo thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý.

3.2.7. Phối hợp, lồng ghép các hoạt động trợ giúp pháp lý với các chính sách khác cùng thuộc các chương trình giảm nghèo

Hiện nay, trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo đang được hưởng nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo của Nhà nước như: chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 28/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg); chính sách đối với vùng biên giới; chính sách trồng mới và bảo vệ rừng đầu nguồn; chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho hộ nghèo; chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo, chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh thuộc hộ nghèo, chính sách hỗ trợ nước sạch cho hộ nghèo, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn vay vốn phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ đồng bào định canh, định cư; chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nghèo, Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo... Mỗi chính sách, chương trình được giao cho một Bộ, ngành quản lý và cơ chế quản lý cũng khác nhau nên việc lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo phụ thuộc vào sự linh hoạt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có đủ thẩm quyền quyết định lồng ghép các Chương trình, chính sách giảm

nghèo trên địa bàn. Vì vậy, Sở Tư pháp các tỉnh cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý với các hoạt động khác cùng thuộc các Chương trình giảm nghèo để huy động các nguồn lực, sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức có liên quan ngay tại địa phương.

Trên cơ sở các quan điểm, định hướng thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo thời gian tới là: hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo; kiện toàn tổ chức, bộ máy thực hiện trợ giúp pháp lý; nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức về hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo; tiếp tục thành lập, củng cố kiện toàn tất cả các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo; tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo; phối hợp, lồng ghép các hoạt động trợ giúp pháp lý với các hoạt động khác cùng thuộc các chương trình giảm nghèo.

KẾT LUẬN


Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để thực hiện nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật đã được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992 và góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Qua gần 14 năm hoạt động, hệ thống trợ giúp pháp lý đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần thiết thực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trên 1,4 triệu người và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho hàng triệu lượt người, góp phần tích cực vào quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm quyền con người, tăng cường dân trí pháp lý, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế trong điều kiện đổi mới của đất nước.

Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, nhận thức của các cơ quan, tổ chức và người dân về mục tiêu, vị trí, vai trò, ý nghĩa của pháp luật được nâng lên. Mọi vấn đề, vụ việc có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân phải được giải quyết trên cơ sở pháp luật và theo pháp luật. Trợ giúp pháp lý đang trở thành địa chỉ tin cậy để người dân tìm đến, tiếp cận và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi có vướng mắc hoặc muốn tìm hiểu về pháp luật; là chỗ dựa về mặt pháp lý cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan khi giải quyết vụ việc của công dân. Trợ giúp pháp lý đã và đang có tác động tích cực đến chất lượng thực thi công vụ, hoàn thiện hệ thống pháp luật, áp dụng pháp luật, góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Với luận văn này tác giả đã đánh giá được thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, những kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn và giải pháp để nâng cao hiệu

quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo trong thời gian tới. Tác giả đã đánh giá một số tác động của hoạt động trợ giúp pháp lý đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nói riêng, những đóng góp đối với việc duy trì trật tự xã hội, đóng góp vào các chương trình giảm nghèo nói chung. Với phạm vi một đề tài nghiên cứu thuộc chương trình cao học Luật, tác giả lần đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Mong rằng các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và những ai quan tâm đến hoạt động trợ giúp pháp lý sẽ có những ý kiến đóng góp thiết thực để tác giả tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện những nội dung của luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Thông tư liên tịch số 44/2010/TTLT-BTC-LĐTBXH ngày 29/3 về sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2002), Quyết định số 356b/2002/QĐ-BT ngày 05/8 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (2007), Tài liệu Hội nghị tổng kết 10 năm công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách (1997 - 2007), Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ-BTP ngày 28/02 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 07/2008/TT-BTP ngày 21/10 hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2008), Quyết định số 10/2008/QĐ-BTP ngày 10/12 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt đề án "Bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (2010), Quyết định số 2497/QĐ-BTP ngày 01/10 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp (2011), Quyết định số 4103/QĐ-BTP ngày 19/10 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

10. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (2007), Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12 hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Hà Nội.

11. Chính phủ (1997), Quyết định số 734/TTg ngày 06/9 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, Hà Nội.

12. Chính phủ (2002), Văn bản số 2685/VPCP-QHQT ngày 21/5 về phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo, Hà Nội.

13. Chính phủ (2006), Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II), Hà Nội.

14. Chính phủ (2007), Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, Hà Nội.

15. Chính phủ (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.

16. Chính phủ (2007), Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, Hà Nội.

17. Chính phủ (2008), Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 23/6 về việc phê duyệt Đề án "Quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí