Hoạt Động Trợ Giúp Pháp Lý Trong Các Chương Trình Giảm Nghèo

Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý [42].

Như vậy, hoạt động tư vấn pháp luật do người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện bao gồm: Giải đáp pháp luật, hướng dẫn soạn thảo, góp ý kiến cho đơn từ, văn bản có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, hướng dẫn những thủ tục cần thiết, cung cấp địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, cung cấp những thông tin pháp lý, đưa ra những lời khuyên về những vấn đề có liên quan đến pháp luật và hướng dẫn đối tượng ứng xử phù hợp với pháp luật nhằm giúp cho người yêu cầu tư vấn nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức pháp luật để họ thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tư vấn pháp luật không phải là truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách chung chung hoặc chuyển tải thông tin pháp lý về các văn bản pháp luật mới, bởi đối tượng của hoạt động tư vấn pháp luật là một tổ chức hoặc cá nhân cụ thể; nội dung tư vấn có liên quan đến một vụ việc cụ thể theo yêu cầu của đối tượng. Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, người tư vấn truyền thông, phổ biến pháp luật có liên quan trực tiếp đến vụ việc cụ thể đó nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng. Hoạt động tư vấn pháp luật cũng giúp cho người được tư vấn hiểu được đúng bản chất về quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện và ứng xử phù hợp với pháp luật, ngăn ngừa vi phạm pháp luật.

Tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện tại trụ sở và ngoài trụ sở. Tại trụ sở, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp nhận yêu cầu tư vấn trực tiếp hoặc thông qua thư tín, điện thoại, fax hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng khác. Ở ngoài trụ sở, tư vấn được thực hiện thông qua các chuyến trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp

luật, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và thông qua các phương thức trợ giúp pháp lý khác. Đối với những vụ việc tư vấn đơn giản, người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ phải tư vấn ngay. Đối với những vụ việc phức tạp, cần có thời gian nghiên cứu, xác minh hoặc các vụ việc thiếu những giấy tờ, tài liệu có liên quan, cần thiết cho việc tư vấn thì người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ viết phiếu hẹn hoặc yêu cầu bổ sung.

1.4.3.2. Tham gia tố tụng

Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính.

Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Trưởng Chi nhánh có quyền cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên là luật sư xuất trình giấy chứng nhận tham gia tố tụng, thẻ Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ luật sư và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng, được sử dụng các biện pháp quy định trong pháp luật tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.

1.4.3.3. Đại diện ngoài tố tụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Khi người được trợ giúp pháp lý không thể tự mình bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, người đại diện có thể sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.

1.4.3.4. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác

Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo - 4

Các hình thức trợ giúp pháp lý khác bao gồm: hỗ trợ thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính; tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin pháp luật, tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, các ấn phẩm tài liệu pháp luật khác qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt chuyên đề pháp luật; cung cấp bản sao các điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, cung cấp địa chỉ làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà pháp luật quy định có thẩm quyền giải quyết vụ việc.‌

1.5. Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo

1.5.1. Quan niệm về đói nghèo

Đói nghèo là một trong những vấn đề kinh tế, xã hội mang tính toàn cầu. Bước vào thiên niên kỷ mới, đói nghèo vẫn đang là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Giải quyết vấn đề đói nghèo đòi hỏi phải có một phương pháp khoa học, tiến bộ là gắn kết tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo; xóa đói giảm nghèo phải bảo đảm tính toàn diện, công bằng và bền vững. Hướng tới giải quyết vấn đề này, tại khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về phát triển kinh tế xã hội, tháng 6- 2000 ở Giơnevơ, cộng đồng quốc tế tiếp tục cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2015 giảm 1/2 số người nghèo trên thế giới. Hội nghị kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh chiến dịch "Tấn công vào nghèo đói" và khuyến nghị các quốc gia cần có chiến lược toàn diện về xóa đói giảm nghèo. Tiếp theo, Hội nghị thiên niên kỷ đầu tháng 9-2000 của Liên hợp quốc họp tại Oasinhtơn, một lần nữa khẳng định chống đói nghèo được coi là một trong những nội dung quan trọng ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển của thế giới hiện đại. Tại Hội nghị này, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đề nghị lấy thập niên đầu của thế kỷ XXI làm thập niên dành ưu tiên cho xóa đói giảm nghèo trên phạm vi thế giới và được Hội nghị đồng tình cao.

Theo quan niệm của Liên hợp quốc, nghèo có hai dạng là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống về ăn, mặc, ở, vệ sinh, giáo dục, y tế. Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương.

Chủ thể của đói, nghèo được xem xét ở đây là con người, từng cá thể cũng như trong phạm vi xã hội, cộng đồng dân cư, được xác định với quy mô lớn, nhỏ, rộng, hẹp khác nhau.

Tại Hội nghị về chống nghèo, đói do Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan (9- 1993), các quốc gia trong khu vực này đưa ra định nghĩa về nghèo đói: "Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương" [32, tr. 22-23].

Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội, tổ chức tại Côpenhaghen - Đan Mạch (1995) đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập dưới 1 USD/ ngày, là số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.

Theo đó, Ngân hàng Thế giới đã từng đưa ra chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của các nước, dựa vào GDP hằng năm quy ra USD.

Tuy nhiên, cách đánh giá này cũng chỉ mang tính tương đối và có hạn chế nhất định, bởi vì không phải bất cứ nước nào có GDP cao là hết nghèo đói.

Vì vậy, ngày nay các nước trên thế giới nhất trí cho rằng, việc đánh giá mức sống của con người, việc bình xét các quốc gia thuộc loại nước giàu hay nghèo, phát triển hay đang phát triển là dựa vào chỉ số về phát triển con người (HDI) - một tiêu chí tổng hợp gồm ba chỉ tiêu cơ bản là GDP bình quân đầu người trong năm, thành tựu y tế xã hội và trình độ văn hóa giáo dục.

Dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại, quan niệm về đói nghèo phản ánh những khía cạnh cơ bản sau đây:

- Không được hoặc ít được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người.

- Mức sống của người nghèo, hộ nghèo thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư tại địa bàn sinh sống.

- Thiếu hoặc không có cơ hội lựa chọn để tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.

Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sự phát triển của toàn xã hội, là vấn đề có tính quốc gia và toàn cầu. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, gây bất bình đẳng xã hội, kìm hãm sự phát triển con người, phá hoại môi trường sống, làm xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa sự ổn định chính trị - xã hội và sự phát triển bền vững.

1.5.2. Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm giải quyết những bức xúc của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tất cả các Nghị quyết đại hội của Đảng đều nhấn mạnh nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo.

Đại hội VII của Đảng năm 1991 thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, một trong bốn nội dung của mục tiêu tổng quát của chiến lược là: "Phấn đấu xóa nạn đói, giảm số người nghèo khổ, giải quyết vấn đề việc làm, bảo đảm các nhu cầu cơ bản, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân" [30, tr. 157].

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm. Tuy vậy, đói nghèo vẫn còn phổ biến và nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo được Nghị quyết của Đại hội VIII của Đảng năm 1996 tiếp tục khẳng định:

"Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng và phát triển quỹ xóa đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả" [24, tr. 115] để "thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư" [24, tr. 114].

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng năm 2001 đã khẳng định: "Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói giảm nghèo" [25, tr. 163]. Mục tiêu chiến lược xóa đói, giảm nghèo thời kỳ 2001 - 2010 do Đại hội IX đề ra là: "Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả xóa đói, giảm nghèo" [25, tr. 211-212].

Nghị quyết Đại hội X của Đảng năm 2006 đề ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo:

Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo [28, tr. 217].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh: "Từng bước mở rộng cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo" [29].

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định một trong những nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015 là:

Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân [31, tr. 321].

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 xác định: "Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, không ngừng cải thiện đời sống và chất lượng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số" và "thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn" [31].

Như vậy, trong thời kỳ đổi mới, nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo toàn diện gắn với phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là một chủ trương lớn của Đảng, luôn được Đảng, nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, một quyết sách và một chương trình hành động quan trọng và đặt công tác này như một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xóa đói, giảm nghèo thực sự là một cuộc cách mạng xã hội mang tính nhân văn sâu sắc.

Để thực hiện các nghị quyết của Đảng về xóa đói, giảm nghèo, ngày 21/5/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo đến 2010 nhằm mục đích chung là "tạo môi trường tăng trưởng nhanh, bền vững và xóa đói, giảm nghèo", trong đó trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách được coi là một trong những chính sách của Chiến lược và xác định rõ mục tiêu của chính

sách trợ giúp pháp lý là "hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tăng cường trợ giúp pháp lý và khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo. Mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp luật để người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp luật" [12].

Để tiếp tục thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, trong đó khẳng định trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những chính sách giảm nghèo. Ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý và ngày 12/01/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý. Ngày 21/10/2008, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng nhằm đưa chủ trương xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống và thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các Chương trình giảm nghèo ở nước ta.

Theo Luật Trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 thì các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí (tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải, kiến nghị...) cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật nhằm giúp người được trợ giúp pháp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022