Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


LÊ THỊ THÚY


HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


LÊ THỊ THÚY


HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO


Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số : 60 38 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Tú


HÀ NỘI - 2012

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 7

TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO

1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý 7

1.2. Đặc điểm của trợ giúp pháp lý 8

1.3. Người được trợ giúp pháp lý 9

1.4. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý 12

1.4.1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý 12

1.4.2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý 15

1.4.3. Các hình thức hoạt động trợ giúp pháp lý 18

1.4.3.1. Tư vấn pháp luật 18

1.4.3.2. Tham gia tố tụng 20

1.4.3.3. Đại diện ngoài tố tụng 20

1.4.3.4. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác 21

1.5. Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo 21

1.5.1. Quan niệm về đói nghèo 21

1.5.2. Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo 23

1.5.3. Ý nghĩa, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong các 28

chương trình giảm nghèo


Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP

32

PHÁP LÝ TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO


2.1.

Thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo những năm qua

32

2.1.1.

Kết quả khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý, rà soát, tổng hợp danh sách các xã thuộc các chương trình giảm nghèo

32

2.1.2.

Tổ chức tập huấn quán triệt hoạt động trợ giúp pháp lý và hướng dẫn thực hiện các chương trình giảm nghèo

32

2.1.3.

Thành lập và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

38

2.1.3.1.

Ban chủ nhiệm

38

2.1.3.2.

Thành phần tham gia sinh hoạt

39

2.1.3.3.

Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

40

2.1.3.4.

Về kinh phí tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

43

2.1.3.5.

Quản lý tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

44

2.1.4.

Kết quả cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số

45

2.1.5.

Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động

52

2.1.6.

Cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí

55

2.2.

Đánh giá chung

56

2.2.1.

Những thuận lợi

56

2.2.2.

Những hạn chế

57

2.2.3.

Nguyên nhân của những hạn chế

62


Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC

65


HIỆN HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG CÁC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo - 1


CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO THỜI GIAN TỚI

3.1. Quan điểm, định hướng thực hiện hoạt động trợ giúp pháp 65 lý trong các Chương trình giảm nghèo

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo 65

3.1.2. Nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo, đồng bào dân 72 tộc thiểu số ngày càng tăng

3.2. Một số giải pháp để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý 75 trong các chương trình giảm nghèo có hiệu quả trong thời

gian tới

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động trợ giúp 75 pháp lý trong các chương trình giảm nghèo

3.2.2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy thực hiện trợ giúp pháp lý 77

3.2.3. Nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức về hoạt động trợ 80 giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo

3.2.4. Triển khai đồng bộ, có hệ thống tất cả các hoạt động trợ 81 giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo

3.2.5. Tiếp tục thành lập, củng cố kiện toàn tất cả các Câu lạc bộ 82 trợ giúp ở các xã nghèo

3.2.6. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát 84 các địa phương đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý trong

các chương trình giảm nghèo

3.2.7. Phối hợp, lồng ghép các hoạt động trợ giúp pháp lý với các 85 chính sách khác cùng thuộc các chương trình giảm nghèo

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Danh mục các bảng


Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng



2.1

Số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý từ năm 2007 - 2010

48

2.2

Số người được trợ giúp pháp lý từ năm 2007 - 2010


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trên cơ sở Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống trợ giúp pháp lý của Nhà nước ra đời để giúp đỡ pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Để khẳng định tầm quan trọng của công tác trợ giúp pháp lý cũng như tạo cơ sở pháp lý bền vững thúc đẩy công tác này phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giúp đỡ pháp luật của người dân, ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007). Cùng với các quy định cụ thể, chặt chẽ về khái niệm, nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức bộ máy, người thực hiện trợ giúp pháp lý, Luật đã quy định các hoạt động trợ giúp pháp lý. Để đưa các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý đi vào cuộc sống, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành đồng bộ nhiều văn bản quy phạm pháp luật (nghị định, quyết định, thông tư) hướng dẫn chi tiết thi hành Luật.

Đến nay, hoạt động này đã và đang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống pháp luật của xã hội, trở thành bộ phận quan trọng trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo và được cụ thể hóa tại điểm d khoản 4 Điều 1 Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135 giai đoạn II) và điểm d khoản 2 mục V Điều 1 Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 (sau đây gọi là các chương trình giảm nghèo).

Có thể nói, mặc dù hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân mới được bổ sung vào các chương trình giảm nghèo

và bắt đầu được triển khai thực hiện từ quý IV năm 2007, nhưng ngành Tư pháp đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động và mang lại một số kết quả bước đầu, đó là: thành lập và hướng dẫn việc tổ chức sinh hoạt cho các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý lưu động, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số bằng các hình thức khác nhau, cung cấp thông tin pháp lý… đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý phong phú, đa dạng của nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp cận với dịch vụ pháp lý, tìm hiểu pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, đồng thời tham gia phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ nêu trên nhưng việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo còn một số tồn tại như chưa đáp ứng có hiệu quả tất cả nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân do nhận thức của các cấp chính quyền địa phương còn chưa đầy đủ về hoạt động này; văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo còn một số bất cập; nhiều người vẫn chưa biết và chưa được hưởng lợi từ dịch vụ trợ giúp pháp lý; người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt là người dân sống ở vùng sâu, vùng xa; Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp các tỉnh có nhiều người dân tộc thiểu số chưa có đủ đội ngũ trợ giúp viên và cộng tác viên trợ giúp pháp lý là những người có thể nói tiếng dân tộc, do đó việc sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý của người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; kỹ năng trợ giúp pháp lý của một số Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý còn chưa cao, đặc biệt các Trợ giúp viên pháp lý còn rất ít kinh nghiệm trong việc thực hiện các vụ việc tham gia tố tụng do họ mới chỉ bắt đầu được thực hiện trợ giúp pháp lý theo hình thức này

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí