Tổ Chức Và Hoạt Động Trợ Giúp Pháp Lý

học tập gặp nhiều khó khăn mà không có ai nuôi dưỡng, chăm sóc hoặc là người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV hoặc bị các bệnh khác làm mất năng lực hành vi dân sự mà không có nơi nương tựa.

- Trẻ em không nơi nương tựa: là người dưới 16 tuổi, không có gia đình hoặc bị gia đình bỏ rơi, tự kiếm sống hoặc có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.

- Người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. Ngày 05/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn làm căn cứ thực hiện một số chế độ, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, xóa đói, giảm nghèo nhằm cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các vùng khác trong cả nước. Các dân tộc thiểu số sinh sống ở tất cả các vùng, miền của đất nước, nhưng tập trung phần lớn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, bị cô lập về mặt địa lý, thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ bản. Thu nhập của đồng bào chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Ngoài một số dân tộc có mặt bằng dân trí cao, mức sống khá như người Hoa (sống ở Thành phố Hồ Chí Minh), người Khơ-me (sống ở đồng bằng sông Cửu Long), người Chàm (sống ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ), còn lại các dân tộc thiểu số khác đều có trình độ dân trí thấp. Hầu hết các tộc người không có chữ viết riêng, phần đông không biết chữ quốc ngữ. Luật tục (tập quán pháp) giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số, quy định các chuẩn mực ứng xử của con người, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng, gần như thay thế cho pháp luật của Nhà nước. Do không có điều kiện tiếp cận để tìm hiểu pháp luật của Nhà nước nên trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân tộc thiểu số còn hạn chế.

- Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hiện Việt Nam đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước: Cu Ba, Bungari, Hungari, Ba Lan, Lào, Nga, Trung Quốc, Pháp, Ucraina, Mông Cổ, Bêlarút. Công dân của các nước này cũng có thể được xem xét hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí nếu họ đang ở Việt Nam.‌

1.4. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý

1.4.1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

Theo Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sự chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn của Bộ Tư pháp. Trung tâm có Giám đốc, Phó giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Trung tâm thực hiện các hoạt động chính sau đây:

- Truyền thông về trợ giúp pháp lý trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân. Để có thể xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với nhu cầu được giúp đỡ pháp luật của người dân tại từng địa bàn, các Trung tâm tiến hành khảo sát vướng mắc pháp luật của người dân ở từng địa phương, nhu cầu cần giúp đỡ trong từng lĩnh vực pháp luật cụ thể;

- Cử người tiếp dân và thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý: thực hiện tư vấn pháp luật; ra quyết định cử người tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện những hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người được trợ giúp pháp lý;

Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo - 3

- Tổ chức và thực hiện các đợt trợ giúp pháp lý lưu động đến các địa bàn cơ sở xa Trung tâm;

- Hướng dẫn hoạt động và cử người trực tiếp tham dự sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý;

- Cung cấp tờ gấp pháp luật và nói chuyện chuyên đề pháp luật tại cộng đồng;

- Tổ chức tập huấn về kỹ năng trợ giúp pháp lý và cập nhật văn bản pháp luật mới cho Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên;

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật;

- Thực hiện các chức năng quản lý cán bộ, tài chính, cơ sở vật chất theo quy định.

Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

- Thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý.

- Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Trợ giúp pháp lý.

- Giải quyết tranh chấp trong trợ giúp pháp lý.

- Kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật.

Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm: Văn phòng luật sư, Công ty luật theo quy định của pháp luật về luật sư; Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật.

Văn phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý phải đăng ký với Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động. Các tổ chức này có thể lựa chọn để đăng ký về hình thức, phạm vi, lĩnh vực thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp. Cá nhân luật sư có thể tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác viên của Trung tâm (đến tháng 6/2011, toàn quốc đã có 242 Văn phòng luật sư, 21 Công ty luật và 57 Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý).

Văn phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia trợ giúp pháp lý có quyền lợi và trách nhiệm sau đây:

- Được thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc Chi nhánh của Trung tâm để thực hiện có hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Được đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý để phục vụ thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Được giới thiệu người có yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc Chi nhánh của Trung tâm để được trợ giúp pháp lý; từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong những trường hợp quy định tại Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý.

- Được Nhà nước hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người tham gia trợ giúp pháp lý.

- Được kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật phát sinh trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Giải quyết tranh chấp trong trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Được biểu dương, khen thưởng khi có thành tích trong hoạt động trợ giúp pháp lý hoặc có đóng góp, hỗ trợ tích cực cho việc mở rộng và phát triển công tác trợ giúp pháp lý ở địa phương.

- Bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý và các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi người của tổ chức mình tham gia trợ giúp pháp lý.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện trợ giúp pháp lý của Luật sư, Tư vấn viên pháp luật thuộc quyền quản lý của mình và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

- Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý cho Sở Tư pháp nơi đăng ký.

1.4.2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý là Trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp viên pháp lý là viên chức của Trung tâm được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ. Để trở thành Trợ giúp viên pháp lý, viên chức của Trung tâm phải có bằng cử nhân luật, có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý sau khi đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề luật sư (hiện đang là 06 tháng) và có thời gian làm công tác pháp luật từ 02 năm trở lên.

Theo quy định tại Điều 21 Luật trợ giúp pháp lý, Trợ giúp viên pháp lý phải có đầy đủ các tiêu chuẩn:

Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt; có bằng cử nhân

luật; có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên; có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao [42].

Trong tương quan với luật sư, tại Điều 10 Luật Luật sư năm 2006, tiêu chuẩn Luật sư được quy định như sau: "Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư" [41]... Như vậy, tiêu chuẩn Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư đang được quy định tương đương như nhau, ví dụ: Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư đều có tiêu chuẩn bắt buộc là phải có bằng cử nhân luật, phải tham gia khóa đào tạo luật sư… Ngoài ra, để trở thành Trợ giúp viên pháp lý, các chuyên viên pháp lý phải tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và dự kỳ kiểm tra để được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

Tính đến tháng 6/2011, trong toàn quốc đã có 304 Trợ giúp viên pháp lý và hơn 300 viên chức của Trung tâm đang chuẩn bị được bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ trợ giúp pháp lý để được bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý.

Trợ giúp viên pháp lý chiếm gần 1/3 số lượng cán bộ, công chức thuộc biên chế các Trung tâm trợ giúp pháp lý trong toàn quốc. Trợ giúp viên pháp lý hầu hết nắm giữ các vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm, Chi nhánh (Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng Chi nhánh, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng).

Theo thống kê của Cục trợ giúp pháp lý, trong số 304 người đã được bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý thì 100% có trình độ cử nhân luật, khoảng trên 10% người có trình độ thạc sĩ luật, nhiều người đã qua thời gian công tác pháp luật với các chức danh như: Thẩm phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án…, nhiều người trước khi được bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý đã qua các chức danh lãnh đạo như Chánh án, Trưởng phòng…, nhiều người

đã là luật sư, đã trực tiếp tham gia đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý. Do đó, các Trợ giúp viên đều đã tích lũy được kinh nghiệm trong quá trình tham gia tố tụng.

Trợ giúp viên pháp lý được thực hiện trợ giúp pháp lý với các hình thức sau:

- Tư vấn pháp luật;

- Tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính;

- Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;

- Thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác.

Người tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm: Cộng tác viên trợ giúp pháp lý; Luật sư và Tư vấn viên pháp luật đang làm việc tại các Công ty luật, Văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

Thời gian qua, đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý không ngừng phát triển về số lượng và được quan tâm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và đã đóng góp không nhỏ cho thành công của hoạt động trợ giúp pháp lý. Đến nay, trong toàn quốc đã có 8.535 Cộng tác viên (2.173 ở cấp tỉnh; 3.043 ở cấp huyện và 3.319 ở cấp xã). Trong điều kiện cán bộ chuyên trách của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng nhiều và phức tạp của người dân thì sự tham gia tích cực của đội ngũ này rất quan trọng, đặc biệt, đối với những hình thức tham gia tố tụng. Đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở, cộng tác viên (người đã và đang là thành viên Tổ hòa giải, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, già làng, trưởng bản, trưởng thôn, trưởng dòng họ, đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề

nghiệp ở cơ sở …) đã và đang giữ vai trò quan trọng, tiếp nhận và giải quyết các vướng mắc pháp luật cho người dân ngay tại địa bàn làng, thôn, bản.

Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được tham gia trợ giúp pháp lý:

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích hoặc đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực;

- Đang bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; bị thu hồi Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật.

1.4.3. Các hình thức hoạt động trợ giúp pháp lý

Theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý được thực hiện thông qua các hình thức: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, các hình thức trợ giúp pháp lý khác.

1.4.3.1. Tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật là một loại hình dịch vụ trí tuệ, trong đó người có trình độ hiểu biết pháp luật sâu rộng đưa ra những ý kiến của mình về một vấn đề cụ thể nào đó có liên quan đến pháp luật. Những ý kiến đó không mang tính chất bắt buộc (tính cưỡng chế) người được tư vấn phải thực hiện, nhưng nên thực hiện bởi những lời tư vấn đó đều là những quy định của pháp luật.

Trong hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật là một hình thức trợ giúp pháp lý. Điều 28 Luật trợ giúp pháp lý quy định:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022