Xây Dựng Mở Rộng Diện Tích Trồng Và Chế Biến Nho‌


nho đã tăng năng suất cây trồng, chất lượng nho an toàn và tự tìm đầu ra cho sản phẩm và tạo thương hiệu của mình nho "Ba Mọi".

Việc phát triển trang trại trồng nho cần gắn kết với việc trồng cây trồng khác hoặc nuôi vật nuôi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, sự rủi ro giảm đi và đem lại nhiều việc làm cho nông hộ, tăng thu nhập kinh tế gia đình. Tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận ông Nguyễn Văn Mưa người Chăm phát triển trang trại trồng nho khoảng 1,2 ha, thu lãi từ 120-150 triệu đồng/năm. Ông phát triển thêm dịch vụ thu mua, tự tìm thị trường tiêu thụ, giúp bà con không bị tư thương ép giá. Mỗi vụ, ông tiêu thụ được 300 tấn nho, thu về 30 triệu đồng tiền lãi. Không để đất chết, ông chủ trương "lấy ngắn nuôi dài" tiếp tục thâm canh lúa nước cho thu nhập ổn định 30 triệu đồng/năm. Trang trại còn chăn nuôi 20 con bò cái sinh sản cho thu nhập mỗi năm 20 triệu. Tổng thu nhập hàng năm gần 200 triệu đồng, với 4 khẩu, bình quân đạt 4,1 triệu đồng/tháng/khẩu. Ông Mưa chú trọng đầu tư cho cây nho vì "tôi không chỉ bảo vệ cây nho của tôi mà muốn bảo vệ uy tín cây nho cả vùng".

Tại thôn Phú Tân, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, anh Huỳnh Tấn Sơn hiện phủ kín được l,5ha theo mô hình "trên nho, dưới hoa" đã trở thành một sự kiện đáng chú ý của nông nghiệp Lâm Đồng. Sơn bảo: "Sắp đến, tôi sẽ phủ kín cả 7ha trang trại theo hình thức "trên nho, dưới hoa".

Từ trang trại nho này, 3 tấn nho thu bói vụ đầu tiên được tiêu thụ nhanh chóng với giá 30.000 đồng/kg (loại 2) và 45.000 đồng/kg (loại 1). gấp nhiều lần so với nho đỏ Ninh Thuận, có mặt ở siêu thị cao cấp dưới Sài Gòn.

Phát triển trang trại nho có thể kết hợp với hoạt động du lịch sinh thái vườn nho dành cho khách du lịch. Thông qua đó, sản phẩm nho sẽ được bán tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển, người du lịch có sản phẩm làm quà cho người thân.

Tuy nhiên hiện nay quỹ đất có hạn, việc mở rộng trang trại trồng nho rất khó thực hiện, nông dân không có vốn để mua đất. Do vậy, cần phải có chính sách của UBND, các Sở ban ngành cho nông dân thuê đất sử dụng thời hạn 20-


50 năm, sau đó gia hạn thời gian thuê tiếp đối với những hộ có nhu cầu, phát triển trồng nho hiệu quả ở những vùng đồi núi, ở những nơi có điều kiện tốt cho trồng nho nhưng chưa khai thác.

Các chủ trang trại phải sử dụng các biện pháp quản lý sản xuất hiệu quả, an toàn nhằm tránh tình trạng các chủ trang trại vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà lạm dụng quá mức các chất hóa học để kiểm soát sâu bệnh, hoặc sử dụng các chất kích thích tăng trượng để tăng năng suất cây nho... gây ra những tác hại lâu dài cho sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Các trang trại đóng vai trò là cầu nối để chuyển giao công nghệ này một cách nhanh chóng cho nông dân địa phương, đặc biệt là chuyển giao cho các hộ nông dân đang sản xuất cây nho. Trang trại thúc đẩy thị trường tiêu thụ, phát triển công nghệ sơ chế, chế biến nho.

3.2.3. Hợp tác xã‌


Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động các thành viên của các tổ họp tác vẫn là hùn vốn, hỗ trợ vốn, cùng nhau ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, họp tác làm thủy lợi, bơm tưới, hỗ trợ nhân lực sản xuất... Đầu năm 2006, cả nước có 17.133 họp tác xã với các loại hình. Các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có chiều hưởng phát triển đa ngành nghề, kinh doanh tổng hợp nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu xã viên.

Hợp tác xã là lực lượng quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của từng hộ. Các hợp tác xã nông nghiệp có chiều hướng phát triển đa ngành, đa nghề, kinh doanh tổng hợp, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của xã viên.


Xu hướng của các hợp tác xã hiện nay là phát triển theo chiều sâu, huy động vốn, đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới phương thức hoạt động. Xu thế họp tác, liên kết giữa các hợp tác xã với cơ quan nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tiếp tục mở rộng ở nhiều nơi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các họp tác xã đã có nhiều chuyển biến đáng kể, phát triển và dần đi vào ổn định, góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm.

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ninh Phú đóng trên địa bàn thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã Ninh Phú đã chủ động liên hệ với Hiệp hội trái cây miền nam, nghiên cứu, thiết kế mẫu bao bì để đóng gói nho an toàn mang nhãn hiệu "Nho Ninh Phú" để đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị ở TP Hồ Chí Minh. Tuy mới chỉ làm được một vụ nhưng do đã có thương hiệu, dù chưa đăng ký được bản quyền nhưng nho của hợp tác xã Ninh Phú thu hoạch đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó với giá ổn định từ 13.000 đến 16.000 đồng/kg. Hợp tác xã phải bảo đảm chất lượng nhất là độ an toàn của nho Ninh Phú với Hiệp hội trái cây Miền Nam.

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ninh Phú thành lập năm 2005, đến tháng 6/2006 có khoảng 16 hộ tham gia của nhiều phường xã ở thị xã PR - TC. Ông Lê Phúc làm chủ nhiệm hợp tác xã, chịu trách nhiệm trong việc tiêu thụ sản phẩm nho của hợp tác xã.

Không những phát triển mô hình họp tác xã cho người trồng nho, mà còn cần phát triển mô hình hợp tác xã cho người thu mua, tư thương riêng, nhỏ lẻ hình thành hợp tác xã thu mua. Hợp tác xã này có thể cung cấp nguồn vốn cho người trồng nho muốn mở rộng diện tích, hoặc thay đổi phương tiện sản xuất, đổi mới công nghệ,... Hợp tác xã này có trách nhiệm thu mua sản phẩm của nông dân, tìm nguồn tiêu thụ, họrp tác xã liên hệ với các nhà máy nhằm cung


cấp nguyên liệu cho các nhà máy. Như vậy người nông dân và nhà máy chỉ chuyên tâm sản xuất, chú trọng về chất lượng, năng suất sản phẩm.

3.2.4. Doanh nghiệp nông nghiệp‌


Loại hình doanh nghiệp nông nghiệp là sự liên kết giữa doanh nhân nông nghiệp với nhà khoa học, ngân hàng để cho ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong đó yếu tố chất xám (khoa học, công nghệ) phải rất cao. Hình thành loại hình doanh nghiệp mới cả về quy mô lẫn chất lượng. Doanh nghiệp nông nghiệp có thể dựa vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nhằm khai thác trồng và chế biến nho đạt hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay, ở Ninh Thuận có các Trung tâm nghiên cứu về cây nho, trên cơ sở đó các trung tâm này sẽ phát triển thành doanh nghiệp nông nghiệp. Nhà nước khoán đất hoặc cho trung tâm thuê đất với quy mô lớn, thời hạn thuê trên 50 năm. Ngoài ra tư nhân hay tổ chức kinh tế đầu tư với quy mô lớn, thuê đất của nhà nước hoặc nông dân phát triển thành doanh nghiệp nông nghiệp. Các kỹ sư nông nghiệp và công nhân của doanh nghiệp khai thác trồng nho kết họp với chế biến nho. Mô hình này sề khai thác cây nho triệt để, phương pháp canh tác trồng nho theo kỹ thuật mới áp dụng nhanh, tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trung tâm cỏ thể trồng nhiều giống nho gồm nho ăn tươi, nho rượu, nho khô,... kết hợp xây dựng xí nghiệp chế biến nho tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển và tận dụng nho phế thải từ nho ăn tươi. Sản phẩm nho được bán ra thị trường với chất lượng cao, uy tín, người tiêu dùng tin cậy.

Hiện nay, vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư xã hội nên sự phát triển trong nông nghiệp so với các khu vực kinh tế-xã hội khác còn thấp, việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp chưa thích đáng mặc dù số người lao động trong nông nghiệp vẫn còn cao. Điều này cần có sự thay đổi vượt bậc trong hoạt động nông nghiệp. Sản xuất kinh doanh nông nghiệp vẫn được xem là lĩnh vực có nhiều rủi ro, bởi


những biến đổi của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, điều kiện đảm bảo về hạ tầng kinh tế, kỹ thuật... nền nông nghiệp nước ta vẫn mang nặng tính sản xuất nhỏ, kỹ thuật giản đơn, thiếu chuyên môn hóa, đầu tư manh mún... Chưa có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài vào nông, lâm nghiệp. Hệ thống cơ chế, chính sách thu hút đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn; hệ thống sản xuất, chế biến, lưu thông hàng hóa nông- lâm sản còn nhiều bất cập. Công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư nước ngoài chưa được coi trọng đúng mức.

Hoạt động doanh nghiệp nông nghiệp vẫn cần có sự "hợp tác bốn nhà", nhà doanh nghiệp thuế đất trồng của nông dân dài hạn, nông dân vẫn tiếp tục lao động trên đất trồng này và nhận tiền công lào động của mình (thỏa thuận với doanh nghiệp). Mọi kế hoạch trồng cây gì, nuôi con gì, chế biến ra sao, bảo quản ra sao, bán cho ai, bán giá nào, người nông dân không cần quan tâm. Độ là việc của nhà doanh nghiệp. Nông dân có thu nhập cao hơn rõ rệt. Nhà nước giúp cho nhà doanh nghiệp vay tín dụng nếu thấy có khả năng hoàn vốn và trả lãi ngân hàng đúng kỳ hạn. Đây là mô hình tích tụ mộng đất dễ thực hiện nhất và đem lại hiệu quả cao cho nông dân và doanh nghiệp. Nhà doanh nghiệp kết hợp với nhà khoa học để được áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ mới, thiết bị hiện đại và nhà doanh nghiệp phải nghĩ đến xuất khẩu thì mới có thu nhập cao ổn định. vấn đề bức thiết hiện nay là nhà nước phải có chính sách phù hợp để nối kết nhà nông và doanh nghiệp, nhà khoa học, chia sẻ với nhau những rủi ro, thách thức cũng như cùng hưởng lợi nhuận.

Trong tương lai, Nhà nước kết hợp các trung tâm nghiên cứu nho thành Viện nghiên cứu về cây Nho ở Việt Nam.

3.2.5. Doanh nghiệp liên doanh nước ngoài‌


Khi Việt Nam vào WTO, thị trường nông sản sẽ rộng mở, nhất là với các mặt hàng thúy sản và cây ăn quả. vốn đầu tư nước ngoài gia tăng sẽ kéo theo sự xuất hiện của nhiều nhà máy sơ chế hoặc chế biến nông sản. Nhờ đó, lao động nông nghiệp có thêm công ăn việc làm; người tiêu dùng mua được sản phẩm rẻ,


tốt; nông dân nghèo có cơ hội phát triển nhờ các giống mới cho năng suất và giá trị kinh tế cao...

Đất đai đang là bài toán khó cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư phát triển với quy mô lớn tuy nhiên tình trạng thiếu đất sản xuất, hoặc không thể có đất để tạo vùng nguyên liệu cùng với sự rủi ro của thiên nhiên, nguồn nguyên liệu bấp bênh, những phân biệt đối xử với doanh nghiệp trong nước gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp liên doanh nước ngoài.... Nhìn chung, vốn đầu tư của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài dành cho nông nghiệp còn rất hạn chế.

Nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao công nghệ mới, cách sản xuất tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên môi trường cạnh tranh với các hộ gia đình, trang trại rất lớn. Do vậy, nông dân Việt Nam cần đổi mới tư duy: chấp nhận cạnh tranh, đổi mới công nghệ, tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn định mức. Bên cạnh đó, nông dân, doanh nghiệp phải biết chia sẻ lợi ích, phải biết hợp tác, phải vừa họp tác, vừa cạnh tranh, không thể dùng các thủ pháp không lành mạnh để "hạ gục" đối thủ. Nếp suy nghĩ của nông dân phải được thay đổi sâu sắc thông qua tiếp cận với những cách làm ăn mới, liên kết với những doanh nghiệp hiện đại. Đây là cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp.

Thông qua các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, các sản phẩm nho của ta mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sang nước ngoài, tạo thương hiệu nho Việt Nam với các nước trên thế giới.

Hiện nay, trung tâm SEDEC Bình Thuận có dự án hợp tác với Hoa Kỳ về trồng giống nho để lấy lá quanh năm, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.

3.3. Các giải pháp‌


3.3.1. Xác định địa bàn tiêu thụ‌


Trong thời vụ thu hoạch Nho tập trung, giá cả cũng sụt giảm như những sản phẩm nông nghiệp khác. Chênh lệch giá bán rất lớn, có thể là 5.000 đ -


22.000 đ/kg. Hiện nay những người trồng Nho rất mong muốn có một tổ chức, hoặc cơ sở thu mua tiêu thụ sản phẩm cho nông dân với giá cả tương đối ổn định.

Trung tâm Sedec là đầu mối đăng ký tên gọi chỉ dẫn địa lý "Nho Vĩnh Hảo", tiến tới giúp đỡ và hướng dẫn cho các nhóm hộ, câu lạc bộ, tổ hợp tác đăng ký thương hiệu sản phẩm, tạo cho khách hàng biết đến sản phẩm của địa phương. Tại Ninh Thuận đã có những sản phẩm nho đăng ký thương hiệu như "nho Ba. Mọi", "nho Ninh Phú".

Để thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, cần thiết phải có sự phối hợp của các ban ngành, của Tỉnh hỗ trợ đăng ký thương hiệu hàng hoa, nghiên cứu ứng dụng quy trình bảo quản nho tươi và chế biến sản phẩm nho khô, rượu vang nho trong thời gian tới, với mục tiêu cuối cùng là giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm đạt giá trị cao.

Cần phải có hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp và người sản xuất giúp người sản xuất yên tâm, chủ động trong sản xuất.

Các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Nhà phân phổi tổ chức quảng cáo tiếp thị, thu mua nho, kiểm tra chất lượng sản phẩm nho và điều phối nho họp lý theo mùa vụ. Đồng thời các doanh nghiệp trang bị, đầu tư công nghệ mới trong việc bảo quản, chế biến nho mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các nhà doanh nghiệp phối hợp với các nhà khoa học chọn lọc giống nho trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên từng vừng, khoa học kỹ thuật, cung cấp nguồn vốn hỗ trợ cho nông dân trong trồng và thu hoạch nho.

Thị trường tiêu thụ trong nước rất lớn, giá cả nho trong nước phù hợp với người tiêu dùng trong nước, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nho ở Ninh Thuận và Bình Thuận.


Trong xu thế hội nhập thị trường AFTA và WTO, Việt Nam đã là thành viên của WTO nên việc cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nho của các nước nhập vào Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nho trong nước.

Các cơ quan chức năng phải mở rộng mạng lưới thu mua, hình thành kênh phân phối và tiêu thụ, việc mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm là cần thiết, cần có chính sách phù hợp để khuyến khích và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nho giúp người nông dân yên tâm mở rộng sản xuất.

3.3.2. Xây dựng mở rộng diện tích trồng và chế biến nho‌


Để khuyến khích nông dân đầu tư trồng mới, trước hết Quy hoạch Nho đến 2010 phải được Tỉnh và huyện thống nhất phê duyệt làm căn cứ triển khai thực hiện, sau đó thông báo cho địa phương và dân biết cụ thể các vùng quy hoạch để tạo sự đồng bộ trong chỉ đạo thực hiện.

Tăng cường các hoạt động tư vấn, chuyển giao giống mới, đào tạo kỹ thuật để đến năm 2010 tăng diện tích trồng giống nho mới

Bảng 3.1: Cơ cấu diện tích nho đến năm 2010 các huyện, thị Ninh Thuận

Đơn vị : ha


TT

Huyện

2004

2005

Dư kiến 2010

1

Toàn tỉnh

1.709

1.615

3.200

2

Phan Rang

402

307

500

3

Ninh Phước

1.113

1.143

2.500

4

Ninh Hải

148

118

100

5

Ninh Sơn

46

47

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Tổ chức lãnh thổ nông - Công nghiệp trồng và chế biến nho ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận - 15

Nguồn: Thống kê của Sở NN&PTNT Ninh Thuận

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí