Các Nguyên Tắc Của Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

* Về khả năng tham gia bảo hiểm xã hội:

- Thu nhập từ sản xuất chính đóng vai trò chủ yếu, bình quân chung của tất cả các ngành là 75,90% tổng thu nhập hàng tháng. Mức thu nhập bình quân của người lao động là 758.000 đồng/tháng, thu nhập bình quân đầu người trong hộ là 445.000 đồng/tháng.

- Mức chi tiêu bình quân để đảm bảo cuộc sống hàng ngày chiếm phần lớn thu nhập hàng tháng (91,31%). Nếu thu nhập bình quân đầu người là

445.000 đồng/tháng, thì mức chi tiêu bình quân đầu người là 406.000 đồng/tháng.

Cân đối giữa thu chi của người lao động nói chung còn thấp, bình quân chung số dư là 39.000 đồng/tháng. Ở miền núi, thậm chí thu nhập của người lao động còn chưa đủ trang trải hết những khoản chi tiêu. Cho nên khả năng tham gia bảo hiểm xã hội hạn chế. Trước mắt chỉ có thể thực hiện bảo hiểm tự nguyện đối với người lao động ở khu vực đồng bằng, sau đó mở rộng dần ra các vùng nông thôn của các đô thị ven biển.

* Về nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội:


- Tỷ lệ người lao động đang làm việc, trong độ tuổi từ 15-59 có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội là 54,16%. Người lao động trong nông thôn còn thiếu hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội, đồng thời khi thấy rằng nguồn tài chính đảm bảo cho các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện do người lao động đóng góp là chính, nên người lao động dè dặt khi đưa ra nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội. Do vậy, rất cần hỗ trợ của Nhà nước trên nhiều mặt: thông tin tuyên truyền, chính sách ưu đãi cụ thể v.v.

- Mức đóng có thể quy định làm nhiều mức khác nhau phù hợp với khả năng của từng loại công việc (ví dụ như người lao động dịch vụ, ngư nghiệp có thể tham gia ở mức cao hơn). Kết quả điều tra cho thấy đa số người lao động có nguyện vọng tham gia với mức đóng thấp (20.000 đ-30.000 đ/tháng).

* Về các chế độ bảo hiểm xã hội:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Người lao động đặc biệt quan tâm đến chế độ bảo hiểm y tế, hưu trí và tai nạn lao động. Việc đẩy nhanh chế độ bảo hiểm y tế ở khu vực nông thôn, đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc bảo hiểm y tế là mong mỏi rất lớn của người dân.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 4

Đa số người lao động đề nghị chưa nên thực hiện nhiều chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay cùng một lúc vì bản thân người lao động thu nhập thấp, không có khả năng đóng góp và cũng chưa có nhiều hiểu biết rò về hệ thống nên rất khó tham gia ngay một lúc nhiều chế độ. Do vậy, khi tìm hiểu ý kiến người lao động về chế độ bảo hiểm xã hội ưu tiên tham gia ngay từ đầu, thì chỉ nên thực hiện hai chế độ bảo hiểm y tế và hưu trí.

* Về phương thức đóng bảo hiểm xã hội:


Nên có nhiều phương thức để người lao động lựa chọn. Kết quả điều tra cho thấy phần đông người lao động có nguyện vọng đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng, 3 tháng 1 lần hoặc 6 tháng 1 lần. Rất ít có nguyện vọng đóng 1 lần cho nhiều tháng (chỉ chiếm 4,81%) vì phải bỏ một khoản tiền lớn và không chủ động trong kế hoạch chi tiêu.

c. Cuộc điều tra về triển vọng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực không chính thức được tiến hành tại 10 tỉnh năm 2005 với số mẫu điều tra được bao phủ tại 19 tỉnh ở hầu hết các vùng của đất nước với tổng số mẫu là 3.412 hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên làm việc trong khu vực phi chính thức chưa tham gia bảo hiểm xã hội tại 10 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Nam Định, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Sóc Trăng. Theo kết quả điều tra, có khoảng 39% người trả lời có thể sẵn sàng tham gia và có khả

năng tham gia vào một gói bảo hiểm hưu trí đề xuất và có khoảng 17% nữa cũng sẵn sàng tham gia nếu được hỗ trợ [37].

Qua kết quả của các cuộc điều tra nêu trên có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Tham gia bảo hiểm xã hội để đảm bảo ổn định thu nhập khi hết tuổi lao động là một nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động. Hầu hết những người lao động thuộc khu vực phi kết cấu đều có nguyện vọng được tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên để nhu cầu và nguyện vọng đó trở thành hiện thực thì chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm của đối tượng này, đó là mức đóng không quá cao, do họ tự lựa chọn, quyết định, phương thức đóng linh hoạt và để đảm bảo cho việc thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Trước hết chỉ thực hiện những chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn như chế độ hưu trí, tuất, bảo hiểm y tế để phù hợp với đặc điểm lao động, khả năng đóng góp cũng như khả năng tổ chức, quản lý, thực hiện chương trình.

1.2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN


Là một loại hình bảo hiểm xã hội, nên bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng có những nguyên tắc chung giống như bảo hiểm xã hội bắt buộc, bên cạnh đó có những nguyên tắc đặc thù, cụ thể gồm những nguyên tắc như:

1.2.1. Những nguyên tắc chung

1.2.1.1. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, nó chứa đựng cả một nội dung kinh tế, nội dung xã hội và nội dung pháp lý. Để đảm bảo thực hiện hài hoà các nội dung nói trên và đạt được

mục tiêu mà bảo hiểm xã hội đặt ra thì việc thực hiện bảo hiểm xã hội trước hết là trách nhiệm thuộc về Nhà nước.

Trách nhiệm đã thể hiện: Nhà nước là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và quản lý toàn bộ sự nghiệp bảo hiểm xã hội thông qua việc ban hành các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội và kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. Nhà nước tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội định chính sách quốc gia về bảo hiểm xã hội, nhằm từng bước ở từng thời kỳ mà quy định mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc gặp các rủi ro, khó khăn khác như: chết, tai nạn, thất nghiệp …

Mặt khác, quỹ bảo hiểm xã hội với ý nghĩa là một quỹ tích lũy hình thành trên cơ sở đóng góp của ba bên (Nhà nước - Người sử dụng lao động - Người lao động) nhằm giúp đỡ về mặt vật chất cho người lao động khi họ gặp các rủi ro, khó khăn không chỉ khi đang tham gia quan hệ lao động mà cả khi đang chấm dứt quan hệ lao động. Do đú, bên cạnh nghĩa vụ đóng phớ bảo hiểm của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, người sử dụng lao động và người lao động, thì Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội và trong trường hợp cần thiết Nhà nước có các biện pháp để bảo toàn giá trị quỹ, bảo đảm sự an toàn về tài chính cho quỹ bảo hiểm xã hội. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Hiến pháp 1992, Điều 56: "Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương; Khuyến khích các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động" [9].

1.2.1.2. Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm xã hội trên cơ sở phân phối theo lao động

Bảo hiểm xã hội là một trong những hình thức phân phối tổng sản phẩm quốc dân nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải dựa trên những cơ sở của nguyên tắc phân phối theo lao động.

Tuy nhiên, khi xem xét nguyên tắc này cần đặt chúng trong mối quan hệ phù hợp với các nguyên tắc khác của bảo hiểm xã hội. Bởi vì, bảo hiểm xã hội, bên cạnh nội dung pháp lý còn chứa trong mình nội dung xã hội theo nguyên tắc: "Lấy số đông bù số ít". Do đó, người lao động đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội không có nghĩa chắc chắn sẽ hưởng mọi chế độ bảo hiểm xã hội (ví dụ: Chế độ thai sản nói chung chỉ áp dụng đối với lao động nữ nhưng lao động nam cũng tham gia đóng góp và người sử dụng lao động dù không sử dụng lao động nữ cũng vần phải đóng bảo hiểm đầy đủ).

1.2.1.3. Nguyên tắc phải thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi trường hợp giảm hoặc mất khả năng lao động và cho mọi người lao động

Ý nghĩa xã hội của bảo hiểm xã hội chỉ được thực hiện khi bảo hiểm xã hội được áp dụng rộng rãi đối với tất cả mọi người lao động, không có sự phân biệt nào.

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho người lao động làm việc trong bất kỳ thành phần kinh tế nào, bất kỳ loại hình tổ chức lao động nào. Khi có đủ điều kiện, dấu hiệu phát sinh quan hệ bảo hiểm xã hội thì đều được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội không phân biệt hình thức pháp lý làm phát sinh quan hệ lao động, giới tính, tuổi tác… Mặt khác, việc quy định số lượng các chế độ bảo hiểm xã hội hay nói cách khác khả năng khống chế, khắc phục các rủi ro đến đâu còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.

1.2.2. Những nguyên tắc đặc thù

1.2.2.1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, mức hưởng bảo hiểm xã hội tùy thuộc vào mức đóng góp và thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Mức bảo hiểm xã hội không được cao hơn mức tiền lương khi đang làm việc và trong một số trường hợp không được thấp hơn mức trợ cấp bảo hiểm tối thiểu và phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người được bảo hiểm.

Trợ cấp bảo hiểm xã hội là khoản trợ cấp bằng tiền cho người lao động thay cho thu nhập bị bỏ lỡ hoặc những chi tiêu tăng lên đột xuất khi họ gặp những khó khăn, rủi ro khác nhau trong cuộc sống.

Chính vì vậy, mức trợ cấp này về mặt nguyên tắc phải thấp hơn mức tiền lương khi đang làm việc. Tuy nhiên, phải tính đến những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu cho người được bảo hiểm. Do đó, Nhà nước cần phải có những quy định khống chế mức trợ cấp bảo hiểm xã hội tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm xã hội.

Trợ cấp bảo hiểm xã hội là mức tiền thấp nhất mà người được bảo hiểm xã hội có thể được nhận để đảm bảo những nhu cầu tối thiểu khi có các điều kiện bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Trợ cấp bảo hiểm xã hội tối thiểu là mức trợ cấp bắt buộc do Nhổ nước quy định mà người sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả cho người được hưởng bảo hiểm xã hội. Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội tối thiểu được quy định, thay đổi tuỳ theo điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể và thường căn cứ vào một số yếu tố liên quan như: mức sống tối thiểu, tiền lương tối thiểu, nhu cầu chi tiêu tối thiểu khi có bảo hiểm xã hội phát sinh v.v.

1.2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do ý chí của người tham gia bảo hiểm

Theo nguyên tắc này, việc tham gia hay không tham gia là hoàn toàn do người tham gia quyết định. Người tham gia có thể tự do lựa chọn mức đúng, phương thức đóng theo nhu cầu và khả năng của bản thòn trên cơ sở những khung quy định.

Với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là hầu hết người lao động không có quan hệ lao động, cho nên nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện không phải do nhiều bên đóng góp mà là sự đóng góp của chính bản thân người lao động và khả năng đầu tư phần tiền nhàn rỗi của Quỹ.

Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động cũng thể hiện rò nguyên tắc tự do ý chí của người tham gia BHXH tự nguyện như sau: Mức đóng hàng tháng bằng 16% mức thu nhập của người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng tăng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tùy theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau [12]:

- Hàng tháng;

- Hàng quý;

- 6 tháng một lần.

1.2.2.3. Hỗ trợ cho bảo hiểm xã hội bắt buộc và tận dụng kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, trong xã hội ngày càng có nhiều thành tựu to lớn phục vụ con người. Người lao động ngày càng làm ra nhiều của cải, nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt ngày càng cao, ngày càng có nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ xã hội. Để được đáp ứng những nhu cầu đó cần có rất nhiều điều kiện, một trong những điều kiện đó là điều kiện về kinh tế. Trong xã hội đã tồn tại một loại hình bảo hiểm tự nguyện bên cạnh bảo hiểm bắt buộc. Trong quá trình lao động, nhiều người lao động đã tích lũy được thu nhập đáng kể, từ đó, họ lại tham gia thêm bảo

hiểm xã hội tự nguyện, khi về hưu, họ có một nguồn thu nhập ổn định, an toàn. Do vậy, bảo hiểm xã hội tự nguyện đã hỗ trợ cho bảo hiểm xã hội bắt buộc, góp phần đảm bảo an sinh, an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam ra đời sau bảo hiểm xã hội bắt buộc một thời gian khá dài. Trên thực tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc đã được thực hiện ngay từ ngày đầu xây dựng đất nước. Đến nay loại hình này không ngừng được củng cố và phát huy vai trò to lớn của mình. Từ thực tế như vậy, bảo hiểm xã hội tự nguyện phải tận dụng những kinh nghiệm tổ chức thực hiện của bảo hiểm bắt buộc.


1.3. CHỦ THỂ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN


Quan hệ bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng giống như bảo hiểm xã hội nói chung đều có sự tham gia của ba bên chủ thể:

- Người thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Người được bảo hiểm xã hội tự nguyện


1.3.1. Người thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người thực hiện bảo hiểm là người đại diện cho cơ quan bảo hiểm xã hội do Nhà nước thành lập. Hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội được Nhà nước giám sát, kiểm tra chặt chẽ. Hệ thống cơ quan bảo hiểm xã hội được thành lập thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong đó, hệ thống bảo hiểm xã hội ở địa phương, ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì, nhiệm vụ chính của tổ chức bảo hiểm xã hội là cấp phát đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời các khoản trợ cấp cho người được hưởng bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Các nhiệm vụ khác đều rất cần thiết nhưng đều phụ thuộc hoặc bổ sung cho nhiệm vụ trên. Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm trước Nhà nước về thực hiện bảo hiểm xã hội đối với mọi người lao động theo quy định của pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm về vật chất và tài chính

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí