Ý Nghĩa, Vai Trò Của Hoạt Động Trợ Giúp Pháp Lý Trong Các Chương Trình Giảm Nghèo

lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, đáp ứng các nhu cầu trợ giúp pháp lý phong phú, đa dạng và ngày một tăng của người dân, tạo điều kiện cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã hội được tiếp cận với dịch vụ pháp lý để họ tham gia phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Mục tiêu của hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo nhằm bảo đảm cho 95% người dân và 98% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí. Để thực hiện mục tiêu trên, các chương trình giảm nghèo xác định hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được thực hiện theo Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời hỗ trợ các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc các Sở Tư pháp triển khai thực hiện một số hoạt động sau đây:

- Khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân về mức độ hiểu biết về trợ giúp pháp lý cũng như lĩnh vực pháp luật có nhiều nhu cầu trợ giúp pháp lý để xác định số người thuộc diện trợ giúp pháp lý. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Trung tâm xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo;

- Cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở các xã nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các chương trình giảm nghèo bằng các hình thức: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải giải quyết tranh chấp và kiến nghị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

- Tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho những người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương để nâng cao chất lượng và hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở địa phương;

- Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận và hưởng trợ giúp pháp lý;

- Thành lập và hướng dẫn các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở các xã nghèo và các xã đặc biệt khó khăn tổ chức sinh hoạt, tạo điều kiện cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trợ giúp pháp lý để tư vấn pháp luật, phổ biến pháp luật, giải quyết vướng mắc pháp luật và vụ việc đơn giản ngay tại cơ sở;

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nhất là các quy định liên quan đến chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tại các xã, thôn, bản thuộc diện hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý của các chương trình giảm nghèo thông qua các hình thức: phát hành và cung cấp miễn phí tờ gấp pháp luật, băng cát xét, bảng thông tin về trợ giúp pháp lý và các tài liệu pháp luật khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân; các quy định pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, các ưu đãi của Nhà nước để họ nâng cao hiểu biết pháp luật, thực hiện pháp luật và vươn lên thoát nghèo.

1.5.3. Ý nghĩa, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo

Thực tiễn thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo thời gian qua đã khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo. Đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với quy luật cuộc sống và mục tiêu xây dựng Nhà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hoạt động này cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân và các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể. Kết quả có được trong 04 năm qua đã khẳng định quyết tâm, nỗ lực to lớn của Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, các ngành, tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương.

Đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách nói riêng và người dân nói chung, hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân, qua đó giúp họ nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình, có thể tự lựa chọn cách ứng xử phù hợp với pháp luật, tránh tình trạng khiếu kiện vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của người dân. Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, người dân có thêm sự tự tin để giải quyết vướng mắc pháp luật của bản thân và người thân, tự giác chấp hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, từ đó bảo đảm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của mình trong việc quản lý nhà nước và xã hội.

Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo - 5

Thông qua các vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể, quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế trong xã hội đã được bảo vệ kịp thời, người dân tin tưởng hơn vào công lý, công bằng cũng như chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều người thuộc diện nghèo, yếu thế khi có vướng mắc pháp luật đã biết chủ động tìm đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thay vì sử dụng các biện pháp giải quyết thụ động hoặc bất hợp pháp. Nhiều vụ được hòa giải thành trước khi phải đưa ra Tòa án đã giữ được tình đoàn kết cộng đồng, tình làng nghĩa xóm cho người dân, góp phần xây dựng điều kiện quan trọng để phát triển một nền văn hóa pháp lý và nếp sống văn minh tại cộng đồng.

Hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần quan trọng thực hiện thành công các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương, người dân được tư vấn các thủ tục pháp lý để vay vốn hoặc hưởng các chính sách ưu đãi khác để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo. Trợ giúp pháp lý giải quyết kịp thời vướng mắc pháp luật của người dân cũng giúp tiết kiệm được

đáng kể thời gian đi khiếu kiện để tập trung vào sản xuất, tạo thêm của cải vật chất, thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định trật tự xã hội.

Đối với Nhà nước, hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của công dân thông qua việc giải quyết những vướng mắc pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho những đối tượng yếu thế, tạo điều kiện cho họ tiếp cận công lý. Đồng thời, trợ giúp pháp lý đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp; hỗ trợ các cơ quan nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền xem xét giải quyết vướng mắc pháp luật của người dân một cách kịp thời, khách quan, đúng pháp luật, tránh sai sót, bất cập trong hoạt động công vụ và quản lý nhà nước; kịp thời phát hiện và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp của pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Đối với xã hội, trợ giúp pháp lý đã góp phần hướng dẫn giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài trong thời gian dài do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến giảm lòng tin của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách đối với pháp luật của Nhà nước. Qua đó góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội, ổn định tình hình chính trị, giữ gìn đoàn kết cộng đồng, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhiều Trung tâm đã thực sự trở thành cầu nối tin cậy giữa chính quyền với người dân, giữa pháp luật với cuộc sống, tạo diễn đàn đối thoại để giải quyết các bất cập trong hoạt động công vụ, tăng niềm tin của người dân vào pháp luật và Nhà nước. Nhận thức của chính quyền các cấp về vai trò, ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý đã được nâng lên, chính quyền cơ sở ở hầu hết các địa phương đã tích cực đề nghị hoặc tạo điều kiện để Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức các hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động tại địa bàn, thành lập Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở cấp xã cho người dân sinh hoạt rộng rãi, góp phần tăng cường dân chủ cơ sở, tăng tính công khai, minh bạch trong giải quyết các vụ việc của người dân.

Mặt khác, thông qua các vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể, người thực hiện trợ giúp pháp lý phát hiện ra các quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo và đề nghị tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hoạt động trợ giúp pháp lý cũng góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách tư pháp thông qua sự tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên trợ giúp pháp lý, tăng đáng kể số lượng vụ án được đưa ra xét xử với sự có mặt của người bào chữa, đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, thực hiện tranh tụng, góp phần nâng cao chất lượng xét xử. Đồng thời, nhiều kiến nghị công vụ của trợ giúp pháp lý đã góp phần tăng tính trách nhiệm của các công chức, chính quyền trong giải quyết vụ việc của dân ở các cơ quan hành chính.

Trợ giúp pháp lý thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trợ giúp pháp lý đối với người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng chính sách khác trong xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Có thể nói, trợ giúp pháp lý là một trong những khâu làm trọn vẹn hơn vai trò và trách nhiệm của ngành Tư pháp, từ xây dựng văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật đến các biện pháp hỗ trợ pháp lý để đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của những người dân có hoàn cảnh đặc biệt, bảo đảm sự bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng pháp luật của các tầng lớp dân cư, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, trong Chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm về trợ giúp pháp lý, đặc điểm trợ giúp pháp lý, tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo. Những vấn đề lý luận được trình bày ở Chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo thời gian qua.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO‌


2.1. Thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo những năm qua

2.1.1. Kết quả khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý, rà soát, tổng hợp danh sách các xã thuộc các chương trình giảm nghèo

Để tạo cơ sở thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch cũng như triển khai các hoạt động cụ thể làm cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, hầu hết các địa phương đã tiến hành khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý. Đồng thời, tiến hành rà soát, tổng hợp, xác định cụ thể danh sách các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% và các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Việc khảo sát được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó chủ yếu được thực hiện thông qua các phiếu hỏi để từ đó nắm bắt được nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân.

Qua khảo sát cho thấy nhu cầu được hỗ trợ về mặt pháp luật của người dân thuộc diện đối tượng được hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo là rất lớn và tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực pháp luật như: đất đai, dân sự, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trong gia đình, hộ tịch v.v…). Hầu hết các tỉnh đều đã nắm bắt được tổng số xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn thuộc các Chương trình giảm nghèo, đồng thời đã tổng hợp được số lượng người được trợ giúp pháp lý ở địa phương và sự biến động trong từng năm.

2.1.2. Tổ chức tập huấn quán triệt hoạt động trợ giúp pháp lý và hướng dẫn thực hiện các chương trình giảm nghèo

Để triển khai thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo một cách đồng bộ, thống nhất, bằng các nguồn kinh phí

khác nhau, Bộ Tư pháp đã tổ chức 03 lớp tập huấn tại 03 miền (Bắc, Trung, Nam) để phổ biến, quán triệt nội dung hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo và hướng dẫn các Sở Tư pháp và Trung tâm triển khai thực hiện các hoạt động: xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, xây dựng Đề án và hướng dẫn thành lập các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã thuộc các chương trình giảm nghèo, hướng dẫn hoạt động và sử dụng kinh phí hỗ trợ của chương trình.

Để nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, hàng năm, Cục trợ giúp pháp lý tổ chức tập huấn nghiệp vụ toàn quốc cho Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên pháp lý của các Trung tâm nhằm bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, cập nhật kiến thức pháp luật... Ngoài ra, Cục còn tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên sâu về các kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các nhóm đối tượng đặc thù (trẻ em, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình và bị buôn bán, thành viên nòng cốt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý...), bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, tập huấn cho những người tham gia trợ giúp pháp lý của một số tổ chức chính trị - xã hội như Trung ương Hội Nông dân, Trung ương Hội Cựu chiến binh, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... Từ 2007 đến nay, Cục đã tổ chức trên 07 lớp tập huấn toàn quốc và khoảng 20 lớp tập huấn chuyên đề cho trên 1.500 lượt người. Qua các đợt tập huấn, kiến thức, kỹ năng trợ giúp pháp lý của các Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên pháp lý và cộng tác viên đã được nâng cao bước đầu, đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của công tác trợ giúp pháp lý trong từng giai đoạn.

Trên cơ sở nội dung, tài liệu tập huấn của Cục trợ giúp pháp lý, hàng năm các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa phương. Mỗi Trung tâm đã tổ chức ít nhất 1 đến 2 lớp/năm, nhiều địa phương đã tổ chức được 6 - 7 lớp/năm (Bình Dương,...), thậm chí là 8 lớp (Quảng

Trị). Việc tập huấn ngày càng được được chú trọng và mở rộng hơn về đối tượng và nội dung, chương trình. Ngoài Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật, nhiều Trung tâm đã tham mưu cho Sở Tư pháp tổ chức tập huấn cho cán bộ Điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán, cán bộ Trại tạm giam, Nhà tạm giữ (bao gồm cả cơ quan tiến hành tố tụng của quân đội) trong toàn tỉnh nhằm thực hiện tốt các quy định về trợ giúp pháp lý trong tố tụng. Một số nơi còn tổ chức tập huấn cho Trưởng, Phó phòng Tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, hòa giải viên, bộ đội biên phòng, cán bộ kiểm lâm, trưởng thôn, bản... về kiến thức pháp luật, kiến thức trợ giúp pháp lý và một số kỹ năng trợ giúp pháp lý. Các địa phương đã chú trọng tập huấn cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Thời gian tập huấn từ 1-3 ngày và chia thành nhiều lớp.

Phương pháp tập huấn đã được đổi mới theo hướng tăng thời lượng trao đổi, thảo luận theo nhóm, giải quyết tình huống và giải đáp khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

Nội dung tập huấn tập trung chủ yếu về kiến thức pháp luật trợ giúp pháp lý (Luật trợ giúp pháp lý, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành về các vấn đề: trợ giúp pháp lý trong tố tụng; trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý; chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; cộng tác viên trợ giúp pháp lý; bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý…), các kỹ năng trợ giúp pháp lý cơ bản (tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải, kiến nghị, tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý…) và kiến thức pháp luật ở các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý như: đất đai; chính sách đối với người có công; chính sách xã hội và bảo trợ xã hội; các quy định về quản lý và đăng ký hộ tịch; Bộ luật Hình sự; Luật Khiếu nại; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật An toàn giao

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí