Tình Hình Chiết Khấu Bộ Chứng Từ Hàng Xuất Theo Phương Thức Thanh Toán Tdct Của Vpbank Qua Các Năm 2004 – 2006


Bộ chứng từ chiết khấu trong quy định này phải được hiểu là bộ chứng từ XK do nhà XK lập, đầy đủ và hoàn toàn phù hợp với các điều khoản

và điều kiện của thư tín dụng tương ứng.

Số tiền chiết khấu cho khách hàng được VPBank xác định căn cứ vào độ tín nhiệm của khách hàng, uy tín của NH phát hành L/C, NH thanh toán và độ hoàn hảo của bộ chứng từ.

- Với bộ chứng từ hoàn hảo: số tiền chiết khấu tối đa không vượt quá 95% trị giá hoá đơn đối với L/C trả ngay, không vượt quá 85% đối với L/C trả chậm.

- Trường hợp bộ chứng từ có sai sót, số tiền tối đa không vượt quá 80% giá trị hoá đơn đối với L/C trả ngay và không vượt quá 70% đối với L/C trả chậm.

Ngoài ra, đối với một bộ chứng từ, số tiền chiết khấu không quá

300.000 USD. Tổng số tiền chiết khấu cho một khách hàng không quá

1.000.000 USD. Thời hạn chiết khấu được tính từ ngày chiết khấu, tức là ngày ghi Có vào tài khoản của khách hàng, cho đến ngày được NH nước ngoài thanh toán, tối đa không quá 60 ngày. Bảy ngày sau thời hạn chiết khấu bộ chứng từ, nếu VPBank chưa nhận được số tiền chiết khấu, kế toán làm thủ tục chuyển số tiền chiết khấu thành nợ vay quá hạn, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% mức phí chiết khấu đã xác định khi chiết khấu.Cho đến nay, nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất được VPBank thực hiện khá trôi chảy và đang được khẳng định là nghiệp vụ chủ đạo trong hoạt động tài trợ TMQT. Điều này dễ thấy qua doanh số chiết khấu bộ chứng từ ngày càng tăng qua các năm.

Bảng 10: Tình hình chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức thanh toán TDCT của VPBank qua các năm 2004 – 2006

Đơn vị: 1000 USD



Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Số món L/C chiết khấu

89

53

62

Doanh số

3.100

1.560

1.800

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank - thực trạng và giải pháp - 8


(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank các năm 2004 – 2006)

Bảng số liệu trên cho thấy hoạt động chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức thanh toán TDCT của VPBank là không ổn định. Năm 2004, NH thực hiện chiết khấu 89 món L/C với doanh số khá lớn là 3,1 triệu USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2005, số món L/C được chiết khấu tại NH đã giảm 36 món (giảm 40%), còn doanh số giảm gần một nửa. Tình hình tài trợ chiết khấu năm 2006 đã khởi sắc hơn nhưng cũng tăng không đáng kể.

Kết quả hoạt động chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo phương thanh toán TDCT tại VPBank còn khiêm tốn như vậy là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, khách hàng không đáp ứng được yêu cầu về bộ chứng từ hoàn hảo. Do năng lực còn hạn chế, các doanh nghiệp XK Việt Nam luôn gặp khó khăn trong việc lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C. VPBank thường xuyên phải sửa lỗi cho khách hàng, tuy nhiên nhiều trường hợp khách hàng sau khi được NH tư vấn vẫn không thể lập được bộ chứng từ hoàn hảo nên buộc phải chấp nhận gửi bộ chứng từ có lỗi đi để đòi tiền.

Thứ hai, đặc điểm khách hàng XK của VPBank là các DN ngoài quốc doanh với quy mô vừa và nhỏ do đó giá trị L/C xuất thường không lớn, thêm vào đó họ cũng không quá khó khăn về vốn nên không phát sinh nhu cầu xin chiết khấu.

Thứ ba, nguyên nhân này xuất phát từ sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM, trong đó NH nước ngoài chiếm ưu thế rất lớn nhờ vào nguồn ngoại tệ dồi dào, uy tín thanh toán cao đồng thời họ cũng sẵn sàng giúp các nhà XK tìm các thị trường xuất với giá cao nhất. Chính vì vây, không chỉ riêng đối với


VPBank mà ngay cả với các NHTM khác thì thị phần của hoạt động này cũng bị thu hẹp.‌

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI VPBANK

1. Thành tựu

Nhìn chung bước vào những năm đầu thế kỷ 21, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng VPBank không những duy trì mà còn đẩy mạnh và phát triển hoạt động TTQT xứng đáng là một trong những NHTM cổ phần năng động nhất tại Việt Nam. Thanh toán XNK qua VPBank ngày càng tăng cả về quy mô số lượng lẫn chất lượng. Trong lĩnh vực tài trợ TMQT, NH đã sử dụng phương thức TDCT một cách hiệu quả, không chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng, cho nền kinh tế mà còn giúp NH đạt được những thành tựu đáng kể.

Thứ nhất, doanh số phát hành L/C cũng như giá trị thanh toán L/C qua VPBank liên tục tăng trưởng qua các năm. Điều này đồng nghĩa với việc tăng nguồn thu ngoại tệ từ phí dịch vụ, góp phần nâng cao lợi nhuận cho NH. Khoản phí tăng lên do thu từ dịch vụ TTQT năm 2004 là 3,9 tỷ đồng; năm 2005 là 4,12 tỷ đồng; năm 2006 là 6,9 tỷ đồng và sáu tháng đầu năm 2007 là hơn 3 tỷ đồng.

Thứ hai, bộ phận TTQT của VPBank (bao gồm phòng TTQT tại Hội sở và các Chi nhánh) ngay từ khi được thành lập ,đã được trang bị hệ thống nối mạng thanh toán liên NH toàn cầu SWIFT với 500 NH phục vụ thanh toán nhanh chóng và an toàn. Uy tín của NH ngày càng được nâng cao trên thị trường trong và ngoài nước. Đến với VPBank, khách hàng sẽ được tư vấn và lựa chọn loại hình thanh toán phù hợp, giúp đỡ khi có khó khăn về mặt tài chính… Chính vì vậy, tháng 2 năm 2005 VPBank đã được Bank of California trao tặng Chứng nhận đạt tỷ lệ chuẩn trong thanh toán quốc tế. Và tháng 2 năm 2006 VPBank lại tiếp tục được The Bank of New York trao tặng Chứng nhận đạt tỷ


lệ chuẩn trong thanh toán quốc tế. Hiện nay, theo đánh giá của các NH nước ngoài thì hoạt động TTQT của VPBank được đánh giá là đạt từ 95 – 97%. Do đó, số lượng khách hàng xin tài trợ theo phương thức TDCT ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng khá lớn trong số khách hàng xin tài trợ TMQT.

VPBank còn có một điểm mạnh nữa có thể tự hào là đội ngũ cán bộ thanh toán trẻ trung, năng động, nhiệt tình và có trình độ chuyên môn cao. Chính đội ngũ này đã góp phần làm cho hoạt động thanh toán nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng trở nên thuận lợi và hiệu quả.

Thứ ba, hoạt động tài trợ XNK theo phương thức TDCT đang được khẳng định là một trong những nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại quan trọng nhất của VPBank. Thực tế cho thấy VPBank đã nỗ lực không ngừng để phương thức thanh toán TDCT vẫn là phương thức được nhiều khách hàng ưa dùng trong thời gian qua.

Thứ tư, nhiều chính sách liên quan đến hoạt động tài trợ XNK đang dần phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cao cho NH. Để thu hút khách hàng, VPBank đã có những ưu đãi nhất định cho khách hàng, đặc biệt là những khách hàng XK. Kết quả là ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến với dịch vụ tài trợ TMQT của NH. Nhiều khách hàng trước đây chỉ lựa chọn VPBank làm NH phát hành L/C hay NH thông báo L/C nhưng sau một thời gian đã trở thành khách hàng thường xuyên của NH do họ đã tin tưởng ở chất lượng và khả năng phục vụ của NH. Một ví dụ điển hình đó là các khách hàng xin tài trợ XK sau khi có nguồn thu ngoại tệ nếu không có nhu cầu sử dụng ngay thường gửi trực tiếp hoặc bán lại cho NH. Do đó, NH có được nguồn ngoại tệ sử dụng mà không mất nhiều chi phí và thời gian huy động. Như vậy, có thể nói hoạt động tài trợ XNK đã góp phần thúc đẩy các hoạt động khác của VPBank.

2. Hạn chế


Bên cạnh những kết quả đạt được, VPBank cũng còn không ít những tồn tại và vướng mắc cần được giải quyết trong hoạt động tài trợ TMQT.

Thứ nhất, các hình thức tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT tại VPBank chưa phong phú, đa dạng nếu không muốn nói là còn đơn giản và nghèo nàn. Rất nhiều hình thức tài trợ TMQT chưa được sử dụng như: Tài trợ bằng các L/C đặc biệt, tài trợ xác nhận L/C…

Về tài trợ NK, NH mới chỉ duy trì hai hình thức phổ biến nhất là tài trợ phát hành L/C, thanh toán L/C, còn việc mở hạn mức TDCT NH thông thường chỉ tài trợ cho khách hàng vào thời điểm đầu năm, trong khi đó nghiệp vụ bảo lãnh nhận hàng vì lý do rủi ro lớn cho NH nên cũng không thường xuyên được thực hiện.

Về tài trợ XK, chỉ có nghiệp vụ chiết khấu chứng từ và tài trợ vốn ngắn hạn cho DN thu mua, chế biến, sản xuất hàng XK theo quy định của L/C là trở nên quen thuộc với NH, còn các nghiệp vụ tài trợ khác thì chỉ nằm trên danh mục mà ít khi được áp dụng.

Thứ hai, có sự chênh lệch khá rõ rệt trong cơ cấu khách hàng tài trợ tại VPBank. Có thể dễ dàng nhận ra một điều là phần lớn khách hàng của VPBank thuộc hệ thống DN ngoài quốc doanh. Thực ra, đây là chiến lược kinh doanh của NH được xác định trên cơ sở năng lực và thế mạnh riêng của chính NH. Các khách hàng lớn là các DN nhà nước hầu như bị thu hút về hệ thống NHTM quốc doanh do họ có nhiều lợi thế về vốn, uy tín cũng như bề dày 40 – 50 năm hoạt động…Chính vì vậy, phương thức thanh toán TDCT vẫn chưa thực sự giữ vai trò chủ đạo trong TTQT tại VPBank. Bởi vì hầu hết các khách hàng của VPBank ưa chuộng phương thức thanh toán Chuyển tiền do đây là một dịch vụ mà NH có nhiều thế mạnh và uy tín, hơn nữa, các khách hàng đã tạo lập được mối quan hệ tin cậy với bạn hàng nên chuyển sang phương thức chuyển tiền vừa nhanh vừa tiết kiệm được chi phí.

Ngoài ra, sự chênh lệch còn tồn tại giữa khách hàng NK và khách hàng XK. Số lượng khách hàng là các nhà NK chiếm phần lớn trong tổng số khách


hàng, còn số lượng khách hàng là nhà XK lại rất khiêm tốn. Đây là một hạn chế lớn cho NH bởi giao dịch với các nhà XK, đặc biệt là các DN lớn, thường xuyên thực hiện các hợp đồng ngoại thương có giá trị cao sẽ mang lại cho NH nhiều thuận lợi như: NH có thể yên tâm khi cấp tài trợ cho họ vì các DN lớn thường có uy tín cao, năng lực tài chính tốt; mặt khác, NH cũng có cơ hội để có được nguồn huy động ngoại tệ với chi phí thấp.

Thứ ba, chất lượng các loại hình sản phẩm, dịch vụ tài trợ của VPBank vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Một thực tế là các nhà XK lớn của nước ta vẫn tìm đến các chi nhánh NH nước ngoài hay NH Ngoại thương để xin tài trợ bởi từ lâu họ đã là khách hàng truyền thống của các NH này. Vì thế, nếu VPBank không quan tâm phát triển chất lượng của của các dịch vụ tài trợ để nâng cao hơn nữa uy tín và năng lực cạnh tranh của mình trên thi trường thì việc cạnh tranh với các NH này sẽ vô cùng khó khăn và bất lợi.

Thứ tư, VPBank có một điểm mạnh là đội ngũ thanh toán viên đều còn trẻ, họ có trình độ và lòng nhiệt tình trong công việc song đổi lại điều đó cũng là một hạn chế trong thời điểm hiện nay của VPBank bởi họ còn thiếu kinh nghiệm, vốn hiểu biết và khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động NH đối ngoại nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng là đòi hỏi người cán bộ không chỉ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ mà còn phải có khả năng giao tiếp tốt để nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như kịp thời cung cấp sự tư vấn nếu cần thiết. Tuy nhiên đây chỉ là một khó khăn trong ngắn hạn mà VPBank có thể khắc phục được.

3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tài trợ TMQT tại VPBank


Thứ nhất, cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật Việt Nam được áp dụng để điều chỉnh hoạt động NH nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng còn thiếu và còn nhiều bất cập. Hiện nay, ở Việt Nam gần như tuyệt đối


không có văn bản hướng dẫn thanh toán L/C giúp các NH áp dụng vào thực tế khi phát sinh tranh chấp để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của NH, của các DN trong nước đồng thời tạo niềm tin cho đối tác nước ngoài với DN Việt Nam. Trong khi đó, UCP là văn bản hướng dẫn L/C, có tính chất chung cho tất cả các nước nên nó chứa đựng những điều bất hợp lý không phù hợp với Việt Nam. Nó chỉ đóng vai trò như là một thông lệ quốc tế chứ không đóng vai trò như một điều luật có tính bắt buộc. Chính vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, các NHTM Việt Nam buộc phải áp dụng luật của quốc gia khác làm luật điều chỉnh và thường là bên phải chịu thua thiệt.

Thứ hai, các nghiệp vụ NH quốc tế trước đây hoàn toàn do NH Ngoại thương độc quyền thực hiện, đến năm 1991, các NHTM khác mới được Chính phủ cho phép tham gia trực tiếp vào các hoạt động này. Từ đó đến nay, số lượng các NH tham gia thực hiện TTQT tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều thực hiện nghiệp vụ này, do đó làm cho môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động này trở nên khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các NH nước ngoài cũng đã làm cho các NHTM Việt Nam mất đi một phần không nhỏ thị phần của mình. Với khả năng tài chính mạnh, uy tín lớn, kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ nhân viên giỏi, được trang bị công nghệ hiện đại… các NH nước ngoài đang thực sự chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh thị phần với các NHTM Việt Nam.

Thứ ba, là nguyên nhân từ phía khách hàng. Bao giờ cũng vậy, khách hàng có tâm lý không muốn sử dụng dịch vụ ở những NH họ chưa thực sự tin tưởng. Mặc dù chi phí ở những NH khác có thể cao hơn nhưng vì sợ rủi ro nên họ sẵn sàng trả phí cao hơn để được đảm bảo an toàn. Hơn nữa, các khách hàng luôn coi trọng quan hệ với NH truyền thống, họ luôn dành sự ưu ái với những quan hệ sẵn có trừ khi có mâu thuẫn lớn họ mới đi tìm NH khác. Đặc biệt với những khách hàng giao dịch với doanh số lớn rất khó lôi kéo họ bằng những chính sách hấp dẫn nhỏ bởi với họ an toàn và hiệu quả là những vấn đề


quan tâm hàng đầu. Do vậy, trong hoàn cảnh các DN kinh doanh hàng hóa XNK đã quen sử dụng các dịch vụ tài trợ XNK tại NH Ngoại thương thì các NH mới tham gia TTQT rất khó thu hút được họ. Vì vậy, khách hàng của VPBank chỉ là những khách hàng mới hoạt động kinh doanh XNK hoặc là những DN vừa và nhỏ, điều này tất yếu dẫn đến quy mô hoạt động tài trợ XNK của VPBank còn rất khiêm tốn.

Một nguyên nhân nữa là khả năng, trình độ hiểu biết khi tham gia hoạt động mua bán quốc tế của các DN kinh doanh XNK Việt Nam còn bị hạn chế. Do một thời gian dài áp dụng cơ chế ngoại thương độc quyền, khép kín, chỉ buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa, đến nay mặc dù chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã được thực hiện từ lâu, song các nhà kinh doanh XNK của Việt Nam vẫn còn rất lúng túng, chưa thể hoàn toàn làm chủ khi phải thử sức, cạnh tranh trên thương trường quốc tế vô cùng phức tạp với các đối tác và đối thủ là những tổ chức, công ty, tập đoàn lớn không chỉ có thế mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có kinh nghiệm hoạt động hàng trăm năm trong lĩnh vực kinh doanh XNK.

Bên cạnh đó, tiềm lực tài chính của các DN XNK Việt Nam hiện nay cũng còn yếu kém. Họ hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay NH. Trong quá trình giao dịch ngoại thương với nước ngoài, nếu các DN Việt Nam bị thua lỗ hoặc bị lừa đảo, gian lận thương mại thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến chất lượng tín dụng và thanh toán của NH. Nhiều trường hợp VPBank có vốn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tài trợ XNK nhưng không dám cho vay, không dám tăng quy mô tín dụng tài trợ XNK vì sợ rủi ro, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng thanh khoản của NH.

Những lý do này khiến VPBank chỉ tin tưởng và tài trợ cho những khách hàng thường xuyên mà NH đã nắm rõ uy tín và khả năng tài chính của họ. Do vậy, quy mô tài trợ của VPBank chưa thể lớn mạnh ngay được mà cần có thời gian và nỗ lực mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn, trở ngại ban

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí