Thực Trạng Áp Dụng Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Trong Thanh Toán Quốc Tế Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam


Ngày nay không ai phủ nhận tầm quan trọng của các quan hệ quốc tế trong hoạt động kinh tế, việc sử dụng đồng tiền nước ngoài trong thanh toán quốc tế là phổ biến, rộng khắp. Nhà nước thực hiện chính sách quản lý ngoại hối thông qua việc đề ra các chính sách kiểm soát luồng vận động của ngoại hối vào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà Nhà nước áp dụng chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vận động của hoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương của Nhà nước. Việc làm này sẽ ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của quốc gia, trước hết là ảnh hưởng đến ngoại thương và khả năng thực hiện thanh toán quốc tế của ngân hàng. Chính nguyên nhân kinh tế cũng làm thay đổi giá trị đồng tiền của mỗi nước và là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ giá giữa các đồng tiền bị thay đổi. Trên hết là sự ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái cao hay thấp sẽ có tác động trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu và đến lượt mình, các hoạt động xuất nhập khẩu lại ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, các chính sách lãi suất, thuế suất (đặc biệt là thuế suất áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu), chính sách tiền tệ, các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài hay những yếu tố thuộc về cạnh tranh cũng có những ảnh hưởng lớn lao đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong đó có hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ.

Thứ hai là sự thay đổi kinh tế, chính trị của nước bạn hàng. Do liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và đối tượng kinh tế của nhiều quốc gia khác nhau, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường


kinh tế, chính trị xã hội của các quốc gia. Một sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng như thay đổi về quy định dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, phí xuất nhập cảnh, sự thay đổi lãnh đạo hay quan điểm của các Đảng phái sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thỏa thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán, gây thiệt hạ cho các bên tham gia trong đó có ngân hàng.

Thứ ba là các yếu tố từ phía khách hàng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng. Như đã phân tích, so với các phương thức thanh toán khác, phương thức tín dụng chứng từ phức tạp hơn, đòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng phải có một trình độ nhất định về ngoại thương, về thông lệ quốc tế. Từ khi ký kết hợp đồng, kháhc hàng phải có sự hiểu biết nhất định để không đưa vào hợp đồng các điều khoản trái với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện trôi chảy quá trình thanh toán. Trong phương thức thanh toán này, cam kết thanh toán của ngân hàng được đưa ra trên cơ sở khách hàng xuất khẩu xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng mà không có sự ràng buộc nào về hàng hoá. Việc khách hàng giả mạo chứng từ đòi tiền là hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy yếu tố hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của phương thức thanh toán này.

Như vậy việc áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong từ trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Có những yếu tố thuộc về nội tại của mỗi ngân hàng như trình độ cán bộ ngân hàng, công nghệ, quy trình làm việc... thì việc khắc phục sẽ có nhiều thuận lợi. Còn các yếu tố bên ngoài như chính sách lãi suất, thuế, chế độ tỷ giá hối


đoái trong nước cũng như nước ngoài thì việc khắc phục sẽ rất khó, cần phải có những tính toán để phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Do đó, việc nghiên cứu nhằm phát triển phương thức này là rất cần thiết. Trên cơ sở những lý luận cơ bản trên đây, thực trạng áp dụng phương thức này tại Sở Giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ được đề cập trong chương hai của Luận văn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 5

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 1-4-1963, ngân hàng Ngoại thương Việt nam với tên giao dịch quốc tế là Bank for foreign trade of Việt Nam, tên viết tắt là Vietcombank, chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một pháp nhân Ngân hàng thương mại giao dịch trên thương trường quốc tế và trong nước.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay đã đóng một vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, được nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, đồng thời là thành viên của hiệp hội ngân hàng Việt nam và Thế giới

Trong những năm qua, Ngân hàng ngoại thương không ngừng khẳng định sự lớn mạnh của mình qua việc liên tục mở rộng mạng lưới của mình ra hầu hết các tính thành phố lớn trên cả nước. Tính đến nay ngân hàng ngoại thương đã có 25 chi nhánh cấp I, 26 chi nhánh cấp hai và 35 phòng giao dịch trên toàn quốc. Ngoài mạng lưới chi nhánh trên, Ngân hàng ngoại thương còn có 1 công ty tài chính , 3 văn phòng đại diện nước ngoài, 3 công ty trực thuộc.


Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, Ngân hàng Ngoại thương được đánh giá là ngân hàng uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác. Tính đến nay Ngân hàng ngoại thương có quan hệ đại lý với hơn 1200 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hoá hoạt động thanh toán sử dụng mạng SWIFT, Ngân hàng Ngoại thương có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất Việt Nam

Suốt từ năm 1996 đến 2004, Vietcombank đều được Ngân hàng JP MORGAN CHASE (Mỹ) trao tặng danh hiệu "Ngân hàng chất lượng thanh toán tốt nhất". Và cùng trong 5 năm liền từ 2000 đến 2004, tạp chí The Banker (Anh quốc) đã bình chọn Vietcombank là ngân hàng tốt nhất. Những danh hiệu này khẳng định vị trí của Vietcombank trong quá trình hội nhập quốc tế.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương trong những năm gần đây.

Trong giai đoạn 05 năm qua, Vietcombank đã tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho triển khai từ năm 2001. Các mục tiêu trọng tâm trong Đề án tái cơ cấu Vietcombank (Đề án) được tập trung vào: nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, hiện đại hoá công nghệ và phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ và xây dựng mô thức quản lý hiện đại trong Vietcombank, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra/kiểm toán nội bộ. Cụ thể những kết quả đạt được qua gần 5 năm thực hiện Đề án như sau:

+ Vốn chủ sở hữu


Trong những năm gần đây, Ngân hàng Ngoại thương liên tục tăng vốn chủ sở hữu của mình. Từ năm 2002 ngân hàng Ngoại thương được chính phủ cấp thêm 1.400tỷ vốn điều lệ dưới dạng trái phiếu. Ngoài vốn do chính phủ cấp, Ngân hàng ngoại thương cũng có phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận tăng thêm. Phương án này đã được chính phủ đổng ý và bắt đầu thí điểm vào năm 2003. Với hai nguồn vốn nêu trên , tính đến nay của Ngân hàng Ngoại thương đã đạt gần 9000 tỷ đồng (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam).

+ Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động được ngân hàng Ngoại thương chú trọng phát triển. Song song với việc tìm các giải pháp tăng trưởng tín dụng, NHNT đã chú trọng áp dụng và hoàn thiện giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng như xác định giới hạn tín dụng, tăng cường kiểm tra kiểm soát tín dụng.

Tỷ lệ vốn được dùng để cho vay nền kinh tế cũng tăng nhanh. So với năm 2000, dư nợ cho vay năm 2004 tăng 3,3 lần, đạt tốc độ tăng bình quân là 35,3%/năm và đưa tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản tăng từ 23% lên 41%. Do đó, mặc dù trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày nay ngày càng gay gắt, thị phần của Vietcombank trong hoạt động tín dụng toàn ngành ngân hàng vẫn tăng được từ 8,3% lên khoảng 10% vào cuối năm 2004. Trong năm 2005, hoạt động tín dụng của Vietcombank phát triển theo định hướng “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”. Đến cuối tháng 6 năm 2005, tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 52,074 tỷ đồng, tăng lên 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng dư nợ nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của Vietcombank. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được Vietcombank quan tâm hàng đầu. Bằng việc áp dụng một số mô thức quản lý mới nhằm nâng cao chất


lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đã liên tục giảm. Đến 30/06/05, tỷ lệ này còn 2,4%.

+ Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế vốn là một sản phẩm truyền thống và là thế mạnh của Vietcombank, nhưng trong thời gian qua cũng phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt, đặc biệt từ phía các ngân hàng nước ngoài – có ưu thế vượt trội về mạng lưới quốc tế, về công nghệ và các sản phẩm tiên tiến. Tuy nhiên Vietcombank vẫn tiếp tục duy trì được doanh số thanh toán quốc tế chiếm khoảng 29% tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cả nước.

Về thanh toán xuất khẩu năm 2001 đạt 4340 triệu USD, năm 2002 tăng 7,7% đạt 4675 triệu USD. Năm 2003 con số này tiếp tục tăng với tỷ lệ cao 21,8% . Những mặt hàng chủ lực trong thanh toán xuất khẩu là dầu thô, thuỷ sản và gạo. Về thanh toán nhập khẩu, năm 2001, doanh số thanh toán nhập khẩu chỉ đạt 4447 triệu USD, sang đến năm 2002 con số này đã lên đến 5541 triệu USD, tăng 24.6%. 6756 triệu USD là doanh số đạt được của năm 2003, tốc độ tăng đạt 21,9%. Các mặt hàng chủ yếu trong thanh toán nhập khẩu là xăng dầu (khoảng 25-30%), sắt thép (6-8%) và thiết bị máy móc (10-12%)

Tuy nhiên năm 2005 cả hoạt động thanh toán xuất và nhập khẩu lại có xu hướng giảm sút.

+ Kết quả kinh doanh

Với những nỗ lực trong quản lý và kinh doanh, Vietcombank đã đạt được những kết quả tài chính rất tốt trong giai đoạn vừa qua. Trong giai đoạn 2000- 2004 cả nguồn vốn và tỷ lệ lợi nhuận/vốn tự có của Vietcombank tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, đó là chưa tính đến kết quả hàng năm Vietcombank vẫn thực hiện trích lập dự phòng tương đối lớn, vừa để xử lý nợ tồn đọng, vừa để đảm bảo an toàn tín dụng. Bắt đầu từ năm 2001, Vietcombank bắt đầu áp dụng cơ chế tài chính mới “dự thu, dự chi” nên lợi nhuận của năm này có sự


tăng đột biến. Năm 2000, lợi nhuận mới chỉ đạt 500 tỷ, năm 2001 là 1250 tỷ, năm 2002 là 800 tỷ, tăng đều trong các năm sau đó và đến năm 2005 là hơn 2500 tỷ. Cuối năm 2002, nguồn vốn tự có của Vietcombank tăng mạnh so với năm 2001, thêm 1800 tỷ đồng từ nguồn cấp bổ sung vốn điều lệ của Chính phủ và Bộ Tài chính, khiến cho tỷ lệ lợi nhuận/vốn tự có có sự biến động lớn so với các năm trước đó, đạt 15,4%. Tỷ lệ này năm 2004 là 21,3% và năm 2005 là 20,3%.

2.1.3 Vài nét về Sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Từ 01/01/2006, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương tách ra độc lập với Hội sở chính, có vai trò như một chi nhánh cấp I trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Sở giao dịch hiện nay là một trong những chi nhánh lớn nhất và tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho toàn hệ thống NHNT. Sở giao dịch thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong nhiều năm qua, sở giao dịch liên tục chiếm vị trí nhất nhì về hiệu quả kinh doanh trong 25 chi nhánh của ngân hàng.

Sở giao dịch chịu sự điều hành của một ban giám đốc bao gồm một giám đốc sở và ba phó giám đốc phụ trách các mảng kinh doanh khác nhau. Sở bao gồm hơn 500 người chia thành các phòng ban như : Phòng Kế toán Tài chính, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng đầu tư dự án; Phòng tín dụng ngắn hạn; Phòng hối đoái; Phòng kế toán giao dịch; Phòng kiểm tra nội bộ; Phòng kinh doanh ngoại tệ; Phòng ngân quỹ; Phòng quản lý và khai thác tài sản xiết nợ; Phòng thanh toán các ngân hàng; Phòng thanh toán nhập khẩu; Phòng thanh toán xuất khẩu; Phòng thanh toán thẻ; Phòng tiết kiệm; Phòng vay nợ viện trợ; và 13 phòng giao dịch được đặt trong thành phố Hà Nội.

Các hoạt động kinh doanh chính của Sở giao dịch

- Hoạt động huy động vốn:


Sở huy động vốn thông qua nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng cả nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Sở còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác theo quy định của NHNT.

Khi cần thiết, SGD còn có thể vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước theo quy định của NHNT

Ngoài ra, Sở còn tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của Chính phủ và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

- Hoạt động cho vay:

Sở thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với khách hàng của thành phần kinh tế khác nhau. Sở cho vay hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, tiêu dùng... Sở tài trợ vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xuất nhập khẩu ...

Bên cạnh đó, Sở còn thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng, trực tiếp cho vay các dự án theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNT

- Hoạt động khác

Ngoài 2 hoạt động chính là huy động vốn và cho vay vốn, Sở còn có các hoạt động khác như :

Kinh doanh ngoại hối: đây là hoạt động mua bán ngoại tệ mà chủ yếu nhằm mục đích cho vay và phục vụ thanh toán quốc tế, những dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, NHNN và NHNT

Thanh toán quốc tế: đây là dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho Sở, nó góp phần giúp cho hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh ngoại hối thêm phần sôi nổi.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí