Hoàn Thiện Hoạt Thanh Toán Quốc Tế Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam


nhiều doanh nghiệp coi đây như là một hình thức tài trợ vốn vay dài hạn, tranh thủ nguồn vay của nước ngoài mở thư tín dụng trả chậm tràn lan, tiền hàng thu được lại quay vòng khiến cho đến khi thư tín dụng không thanh toán được dẫn đến ngân hàng phải đứng ra trả thay.

Tỷ giá hối đoái không ổn định, thị trường ngoại hối chưa phát triển dẫn đến những cơn sốt về ngoại tệ, khan hiếm nguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, nhất là thư tín dụng trả chậm khiến doanh nghiệp thiệt thòi, giảm hiệu quả kinh doanh và gây khó khăn cho ngân hàng trong việc giục khách hàng thanh toán.

Thêm vào đó, môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế còn thiếu và chưa đồng bộ. Chính phủ chưa có văn bản pháp lý về hoạt động thanh toán quốc tế, nhất là những quy định cụ thể về việc hướng dẫn áp dụng các thông lệ quốc tế như UCP, INCOTERMS, hoạt động thanh toán quốc tế chưa thực sự được bảo vệ bởi một hành lang pháp lý khi có tranh chấp xảy ra. Một số văn bản của Ngân hàng Nhà nước quy định chưa cụ thể, gây ra sự hiểu biết khác nhau giữa thực tế diễn ra tại các ngân hàng và thanh tra ngân hàng Nhà nước dẫn đến áp dụng không thống nhất, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.

Tình trạng cán cân thanh toán Việt Nam luôn thâm hụt cũng làm ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng mất cân đối giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu tại các ngân hàng. Cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt cũng dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ, ảnh hưởng tới khả năng chi trả ngoại hối của các ngân hàng thương mại, do vậy ảnh hưởng tới việc đáp ứng nhu cầu về nguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán cho đối tác nước ngoài.


Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong nước và các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng là một trong những yếu tố chính làm cho thị phần thanh toán quốc tế nói riêng và theo phương thức tín dụng chứng từ nói chung của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bị chia xẻ. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có tới gần 100 ngân hàng hoạt động kinh doanh, mặt khác từ năm 1990 trở lại đây, Nhà nước đã cho phép các ngân hàng đủ điều kiện có thể mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực hoạt động kinh doanh đối ngoại, Ngân hàng ngoại thương không còn giữ vị trí độc quyền. Được phép hoạt động thanh toán quốc tế, nhận thấy những lợi ích to lớn do hoạt động này mang lại, các ngân hàng mới bước vào lĩnh vực này đã tìm mọi cách để kéo khách hàng về phía mình như áp dụng chế độ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu rất thoáng với thủ tục đơn giản, tốc độ giải ngân nhanh, ưu tiên trong mua bán ngoại tệ, áp dụng tỉ lệ phí thấp. Họ đã thu hút được một lượng lớn khách hàng truyền thống của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hiện nay có cổ phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần nên họ chủ yếu hoạt động tại ngân hàng của mình, chỉ giao dịch với Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để duy trì quan hệ.

Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng đang nỗ lực thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam, trong đó có cả các doanh nghiệp lớn là khách hàng truyền thống của Sở Giao dịch như Tổng Công ty than Việt Nam, Tổng công ty lương thực miền bắc… Những ngân hàng này có nhiều ưu thế như có tiềm lực về vốn ngoại tệ, có trình độ quản lý chuyên môn cao, có công nghệ hiện đại. Họ chủ động tìm hiểu những nhu cầu lợi ích mà khách hàng trông đợi, giao thư tín dụng tận tay khách hàng, thu hút khách hàng mới bằng việc hạ thấp phí dịch vụ, lãi suất


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

cho vay chiết khấu và mức ký quỹ mở thư tín dụng, sau một thời gian mới nâng lên một cách hợp lý. Họ phối hợp tín dụng thanh toán trong một chu trình khép kín, đơn giản hoá các thủ tục, cố gắng để khách hàng chỉ phải giao dịch tại một phòng, thậm chí một nhân viên. Những yếu tố này đã thực sự thu hút được khách hàng, làm thị phần của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua bị giảm đáng kể.

Bất cập trong kiến thức ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Bước ra từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, kinh nghiệm và sự am hiểu về thông lệ và tập quán quốc tế trong kinh doanh còn hạn chế dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam không tránh khỏi những sơ hở khi ký kết hợp đồng ngoại thương, không đề phòng rủi ro để đến khi xảy ra vụ việc phải gánh chiụ thiệt thòi. Trong khi đó, thực lực tài chính của các đơn vị còn quá yếu kém nên hoạt động kinh doanh chủ yếu lại dựa vào vốn vay của ngân hàng. Do vậy khi doanh nghiệp Việt Nam bị nước ngoài lừa đảo, thua lỗ sẽ liên quan trực tiếp đến chất lượng hoạt động tín dụng và hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 9

Ngoài ra, cũng do các hợp đồng ngoại thương quy đinh thiếu chặt chẽ, khách hàng phía VN thiếu thông tin thương mại, chưa nắm chắc đối tác kinh doanh của mình trên thương trường quốc tế đồng thời, người nhập khẩu chưa coi trọng vai trò tham mưu của ngân hàng trong việc ký kết hợp đồng. Tất cả những điều này đã khiến cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc giao dịch với đối tác nước ngoài của người nhập khẩu hoặc ngân hàng thông báo theo hợp đồng quy định do có quan hệ đại lý, và việc sửa đổi, khắc phục hậu quả sẽ gây nhiều phiền phức, tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Thiếu kiến thức về ngoại thương cũng khiến các doanh nghiệp Việt Nam thường bị đối


tác nước ngoài đẩy vào những tình trạng bất lợi như phải mở Thư tín dụng xác nhận, trong khi không yêu cầu đối tác phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thoả thuận phía nước ngoài bao tiêu sản phẩm nhưng lại không yêu cầu họ mở Thư tín dụng đối ứng, để nước ngoài lừa bán sản phẩm chất lượng không cao...

Đối với khách hàng mới tham gia nghiệp vụ xuất khẩu, do những yêu cầu nghiêm ngặt của chứng từ trong thanh toán mà đặc biệt là chứng từ thanh toán theo phương thức Thư tín dụng rất khó khăn để lập được một bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản của Thư tín dụng khi mà bản thân lại chưa hiểu gì về nó.Trong thực tiễn thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng Thư tín dụng, thanh toán viên ngân hàng đã gặp không ít trường hợp không thực hiện đúng thời hạn kiểm tra chứng từ hoặc buộc phải từ chối không thanh toán cho khách, lý do là người xuất khẩu tuy đã được nhắc nhở song vẫn không nộp chứng từ kịp thời hay lập bộ chứng từ không khớp với Thư tín dụng như mô tả sai hoặc không đầy đủ về hàng hoá.

Bên cạnh đó cũng phải đề cập tới sự cố tình và thiếu trung thực, vi phạm các cam kết với ngân hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước. Các tranh chấp phát sinh trong quá trình thanh toán hàng nhập khẩu bằng thư tín dụng không chỉ bắt nguồn từ sự không trung thực của đối tác nước ngoài mà nhiều trường hợp do các doanh nghiệp trong nước gây ra. Ngoài việc thiếu hiểu biết, thiếu thông tin trong kinh doanh xuất nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp trong nước vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt mà vi phạm những cam kết của mình với ngân hàng. Khách hàng được ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng trước khi bộ chứng từ về và cam kết chấp nhận thanh toán. Nhưng trên thực tế vẫn có trường hợp khách hàng chậm trễ không chịu thanh toán do những nguyên nhân khách quan như có sự biến động giá cả trên thị trường tiêu thụ, hàng nhập về không bán được hay có bán được


cũng bị lỗ, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên cũng có trường hợp doanh nghiệp cố tình vi phạm, khi đã bán hết hàng vẫn không chịu thanh toán cho ngân hàng mà đem tiền đó tiếp tục đầu tư kinh doanh, thua lỗ và mất khả năng thanh toán.

Trên đây là những nét khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua, cùng với những kết quả đã đạt được cũng như nhưng hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. Phát triển hoạt động này được coi là một mặt không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch, nó bổ sung và hỗ trợ cho các mặt hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, giúp đỡ các doanh nghiệp nước ta trong vấn đề vốn, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu để cuối cùng thu được phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán này ngày càng nhiều hơn. Chính vì vậy việc nghiên cứu để đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn hiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là điều cần thiết.


CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010

3.1.1 Mục tiêu tổng quát

Trước những yêu cầu cấp bách của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã xác định một mục tiêu cụ thể hơn, với mục đích trở thành “Tập đoàn tài chính đa năng có quy mô đứng trong số 70 tập đoàn tài chính lớn nhất ở Châu á vào giai đoạn 2010-2020, có phạm vi hoạt động không những trong nước mà cả tại thị trường tài chính thế giới”.

Mục tiêu trên là hoàn toàn có cơ sở dựa trên thành quả đã đạt được sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu cũng như các số liệu về tốc độ tăng trưởng và vị trí hiện tại của Ngân hàng Ngoại thương: năm 2004 Ngân hàng Ngoại thương xếp thư 748 trong số 1000 ngân hàng lớn nhất thế giới3, tăng 10 bậc so với

năm 2003. Trong khu vực châu á (không kể Nhật Bản), Ngân hàng Ngoại thương hiện xếp thứ 127 về vốn chủ sở hữu và thứ 119 tính theo tổng tài sản. Tốc độ tăng trưởng dự kiến của Ngân hàng Ngoại thương trong thời gian tới là 15%/năm.

Tuy nhiên khoảng cách giữa Ngân hàng Ngoại thương và 50 ngân hàng lớn nhất châu lục còn khá xa, ngân hàng lớn nhất châu á có quy mô vốn lớn gấp 70 lần so với Ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng xếp thứ 50 có quy mô vốn lớn hơn 4 lần. Điều này đòi hỏi Ngân hàng Ngoại thương phải có những giải pháp mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

3.1.2 Nhiệm vụ chiến lược



3 Nguồn các thông tin xếp hạng: Tạp chí The Banker (số tháng 7 & 10 năm 2004)


Cụ thể hoá mục tiêu trên của toàn hệ thống, dựa trên kết quả đạt được trong những năm qua, kết hợp việc phân tích, đánh giá cũng như tìm hiểu dự báo tình hình kinh tế thị trường trong thời gian tới, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương tập trung triển khai những nhiệm vụ chính sau:

Một là, chú trọng công tác huy động vốn, thu hút tiền gửi từ khách hàng, đặc biệt quan tâm nhiều tới tiền gửi của các khách hàng truyền thống, làm ăn có hiệu quả. Quán triệt công tác marketing khách hàng tới từng phòng nghiệp vụ, từng cán bộ, mở rộng có lựa chọn việc cho vay khách hàng với lãi suất ưu đãi và thường xuyên thanh toán qua Sở Giao dịch.

Hai là, tích cực thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác huy động tiền gửi tiết kiệm cả ngoại tệ và VND, tập trung thu hút tiền gửi có kỳ hạn và kỳ hạn dài (trên 6 tháng) nhằm ổn định nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Rà soát lại hoạt động của các Phòng Giao dịch, mở rộng có chọn lọc mạng lưới các Phòng giao dịch tại các khu vực dân cư đông đúc và giao dịch thuận tiện. Xem xét bổ sung chức năng, nhiệm vụ của từng phòng nghiệp vụ nhằm phục vụ có hiệu quả cao tất cả các đối tượng khách hàng. Chú trọng các giải pháp huy động vốn trung dài hạn nhằm cải thiện tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh.

Ba là, tiếp tục mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, kết hợp giữ khách hàng truyền thống thuộc thành phần kinh tế quốc doanh và phát triển khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng tỷ trọng nợ vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các khách hàng thể nhân bằng việc cho vay có tài sản đảm bảo.

Tập trung cao và quan tâm thích đáng đến việc giải quyết nợ quá hạn, không để nợ quá hạn phát sinh từ các hợp đồng tín dụng mới, kết hợp giải quyết nợ tồn đọng theo để án giải quyết nợ tồn đọng của Ngân hàng Ngoại thương.


Bốn là, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản liên quan đến Quy trình, quy định về nghiệp vụ, đặc biệt quan tâm đến công tác quản trị rủi ro kết hợp hài hoà với quan hệ khách hàng. Chấn chỉnh và thực hiện tốt công tác ngân quỹ, chủ động việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ nghiệp vụ. Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và khai thác được thế mạnh về công nghệ của Ngân hàng Ngoại thương.

Năm là, sử dụng linh hoạt đòn bảy kinh tế như lãi suất, tỷ giá, phí dịch vụ, phí hoa hồng để thu hút khách hàng, kết hợp với việc cải thiện chất lượng dịch vụ và quảng bá rộng rãi sản phẩm của Ngân hàng Ngoại thương.

Sáu là, tăng cường công tác quản trị điều hành của Ban Giám đốc Sở Giao dịch, giữ vững và nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong điều hành hoạt động, phát huy tích cực tính năng động sáng tạo trong công việc, tính độc lập tự chủ tại các phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch.

Bảy là, ổn định tổ chức và lao động của các phòng ban tại Sở Giao dịch, xây dựng cơ cấu hợp lý phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch trong thời gian tới.

Tám là, đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ kiểm tra đảm bảo tính hệ thống thống nhất trong kiểm tra.

Chín là, trang bị các trang thiết bị cần thiết cho các phòng nghiệp vụ để thuận lợi trong tác nghiệp của các phòng.

3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xác định mục tiêu phải giữ vững và tăng

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí