Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank - thực trạng và giải pháp - 11


quyết kinh doanh của mình nên gây khó khăn cho công tác này. Muốn thực hiện được, VPBank cần xây dựng một bộ phận riêng hoặc lựa chọn một nhóm cán bộ dày dạn kinh nghiệm để chuyên trách việc phân tích thị trường và các hoạt động của NH đối thủ, đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân và nhân tố tác động tới hoạt động thanh toán TDCT để từ đó tìm ra hướng đi phù hợp, tránh tình trạng đi lệch hướng gây tốn kém mà hiệu quả hoạt động lại không như mong muốn.‌

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan

1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

Tất cả các tổ chức, đơn vị kinh tế nói chung và VPBank nói riêng đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật do Nhà nước đề ra, đều phải dựa trên cơ sở đó để đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Chính vì vậy, môi trường pháp lý có chặt chẽ và hợp lý thì các tổ chức kinh tế mới có điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động của mình một cách hiệu quả nhất. Đối với một NHTM như VPBank thì hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán hàng XNK nói riêng trong mỗi thời kỳ khác nhau đều rất cần sự chỉ đạo, định hướng kịp thời và linh hoạt của Chính phủ để ngày càng mở rộng, phát triển, đồng thời tránh được những rủi ro có thể xảy ra cho NH cũng như các DN kinh doanh XNK.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ TTQT cũng như thanh toán TDCT còn thiếu tính hệ thống, thậm chí còn chưa có. Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam đều áp dụng UCP 500 của ICC gần như tuyệt đối trong tất cả các giao dịch mà không có sự điều chỉnh nào theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong khi đó nhiều quốc gia trên thế giới đã có luật hoặc các văn bản dưới luật quy định về giao dịch TDCT trên cơ sở không lệ thuộc các quy định mang tính quốc tế.


Chính điều này đã gây khó khăn cho các bên tham gia hoạt động thanh toán trong đó có các NH, dẫn đến sự gia tăng đáng kể các vụ tranh chấp và do đó gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bởi vậy, Nhà nước cần nhanh chóng ban hành những văn bản pháp lý về hoạt động thanh toán TDCT, tạo hành lang pháp lý cho các giao dịch thanh toán XNK. Cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Thiết lập quy chế về chiết khấu hối phiếu lập theo L/C có quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan.

Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank - thực trạng và giải pháp - 11

Thanh toán TDCT tuy được tiến hành qua NHTM nhưng lại có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như: Bảo hiểm, vận tải, thương mại… do đó cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan như Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… để tránh sự chồng chéo trong quá trình soạn thảo, ban hành cũng như thực hiện các hệ thống văn bản hướng dẫn hoạt động TTQT, nhất là thanh toán TDCT.

1.2. Hoàn thiện chính sách khuyến khích hoạt động XNK


Để kịp thời theo kịp xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, hoạt động tài trợ TMQT nói chung và tài trợ theo phương thức TDCT nói riêng ngày càng được chú trọng phát triển bởi hoạt động này không chỉ giúp các DN lưu thông hàng hoá, có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại mà còn giúp nền kinh tế trong nước hội nhập và phát triển theo xu hướng chung của thế giới. Đặc biệt khi giờ đây Việt Nam đã gia nhập WTO thì phát triển hoạt động TMQT là điều kiện tối ưu để hoà nhập vào thị trường chung thế giới. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục đưa ra các chính sách mới hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động ngoại thương.

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Về chính sách thuế, Nhà nước nên tiếp tục mở rộng và áp dụng linh hoạt các mức ưu đãi thuế nhằm tạo điều kiện cho DN giảm giá thành hàng hoá XNK, đồng thời


đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong quản lý, từ đó đẩy mạnh hoạt động XNK. Về chính sách đầu tư, Nhà nước dành nguồn vốn thích đáng đầu tư vào những ngành XK mũi nhọn theo định hướng phát triển của cả nước, chú trọng đầu tư cho khoa học công nghệ, tạo ra những sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao, giảm chi phí. Về chính sách tín dụng hỗ trợ XNK, kiên quyết phá bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong tín dụng ưu đãi XNK, chỉ phân biệt dựa trên mục tiêu ngành hàng và thị trường XK của Nhà nước trong thời kỳ tương đối dài nhằm tránh đối xử bất công. Ngoài ra, thông qua việc thiết lập các văn phòng ở nước ngoài chuyên làm nhiệm vụ thu thập và cung cấp thông tin cho các DN, Nhà nước có thể cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các biến động thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp XNK trong nước. Đồng thời, cần có chương trình hỗ trợ cho các DN Việt Nam tham gia các hội chợ triển lãm, quảng cáo trong và ngoài nước, khảo sát tìm hiểu thị trường nước ngoài, nâng cao vai trò của các đại diện thương mại, đồng thời tạo điều kiện cho các DN có đại diện tại thị trường quốc tế. Một vấn đề nữa hiện nay cũng đang vô cùng bức xúc là phải phát triển thị trường chứng khoán để tăng sức cạnh tranh và nâng cao hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thứ hai, Nhà nước nên chú trọng hơn nữa hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường XNK cho hàng hoá Việt Nam. Cụ thể là Nhà nước cần tăng cường hoạt động ngoại giao, cải thiện mối quan hệ với các nước để củng cố, duy trì những thị trường hiện tại và khôi phục những thị trường cũ như Nga, Đông Âu và xâm nhập vào các thị trường mới. Đồng thời tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tê, đảm bảo thực hiện đúng các cam kết, thoả thuận trong các Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, AFTA, APEC…Nhất là giờ đây khi chúng ta đã trở thành thành viên của WTO thì hoạt động XNK của Việt Nam sẽ được mở rộng và phát triển mạnh mẽ hơn, tuy nhiên chúng ta cũng phải mở cửa cho hàng hoá nước ngoài tràn vào thị trường trong nước làm cho môi


trường cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt hơn. Chính vì vậy, Nhà nước cần tập trung đầu tư phát triển những ngành nghề thuộc thế mạnh của Việt Nam để vừa dễ dàng xâm nhập vào thị trường thế giới vừa cạnh tranh được với hàng hoá của nước ngoài.

Thứ ba, với chính sách mở cửa của nền kinh tế hiện nay, Nhà nước cần đưa ra nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của NHTM nói chung cũng như nghiệp vụ tài trợ XNK nói riêng. Bên cạnh nguồn vốn huy động từ nền kinh tế thì NH cũng cần có sự hỗ trợ từ chính phủ trong việc tạo lập nguồn vốn bằng những khoản tín dụng ưu đãi để có thể mở rộng nghiệp vụ tài trợ cho các doanh nghiệp XNK, đặc biệt là những DN XK các mặt hàng tiềm năng ở nước ta. Nhà nước nên tăng cường nguồn vốn uỷ thác tài trợ XNK qua các NHTM, giảm thuế đối với phần thu từ hoạt động tài trợ XNK, có các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ cho các NH…

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước


Để tăng hiệu quả tài trợ XNK tại NHTM, ngoài nỗ lựu từ chính bản thân NH và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì NHNN cần phải có những đổi mới tích cực tạo thuận lợi hơn cho các NHTM. Do vậy, sau đây là một số kiến nghị đối với NHNN trong thời gian tới :

2.1. Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá


Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK của một quốc gia, đến thu nhập quy về bản tệ của các DN kinh doanh XNK, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động tài trợ XNK của NH. Chính vì vậy, chính sách quản lý ngoại hối và can thiệp vào tỷ giá cần phải được thực hiện một cách linh hoạt, hiệu quả để tỷ giá vẫn biến động theo quan hệ cung cầu nhưng không có những biến động quá lớn có thể gây thiệt hại cho các doanh nghiệp XNK và bất lợi cho hoạt động tài trợ TMQT của các NHTM. Đồng thời,


NHNN cần hỗ trợ cho các NHTM thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo biến động tỷ giá thông qua các tín hiệu thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách tỷ giá tại các NHTM.

2.2. Hoàn thiện Luật NHNN Việt Nam và Luật các Tổ chức Tín dụng

Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, Ngành trong đó có NHNN Việt Nam:

NHNN cần tiếp tục xây dựng các văn bản dưới luật để triển khai thực hiện có hiệu quả hai luật ngân hàng là Luật NHNN Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng.

NHNN cần có các chính sách để các NHTM có thể tạo lập nguồn tài chính từ tích luỹ nội bộ và các nguồn tài trợ quốc tế để đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ TTQT của các NHTM Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định về chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu kèm chứng từ thanh toán theo L/C. Loại này có đặc thù của giao dịch TDCT là liên quan tới các thông lệ quốc tế, do đó NHNN cần sớm ban hành quy chế riêng về chiết khấu và tái chiết khấu hối phiếu kèm chứng từ nhằm phân định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của NH chiết khấu và người hưởng lợi, từ đó làm cơ sở pháp lý cho hoạt động tài trợ thương mại của các NHTM và tăng sức cạnh tranh với các NH nước ngoài.

2.3. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không chỉ là công cụ để NHNN thức hiện chính sách tỷ giá mà còn là nơi cung ứng ngoại tệ cho các NHTM để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hoạt động kinh doanh đối ngoại nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng. Việc hoàn thiện, phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phải được thực hiện theo hướng: đa


dạng hoá các loại ngoại tệ, phát triển nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

3. Kiến nghị đối với VPBank


Từ thực tiễn hoạt động của VPBank và những giải pháp đưa ra có thể đề xuất một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, VPBank nên xây dựng quy trình chính thức tài trợ TMQT nhằm làm cơ sở pháp lý cho cán bộ tín dụng và cán bộ TTQT; các quy trình nghiệp vụ cụ thể đối với việc mở và thanh toán một số loại L/C đặc biệt hướng dẫn cho các chi nhánh thực hiện, tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, hiện nay hàng năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có tổ chức cuộc thi kiểm tra trình độ kiến thức về TDCT và cấp chứng chỉ quốc tế cho những người tham gia. Trên thực tế, cuộc thi này còn xa lạ đối với các NH Việt Nam. Tuy vậy, VPBank có thể tìm hiểu và cử các thanh toán viên tham gia. Đây sẽ là cơ hội tốt để họ củng cố kiến thức và khẳng định khả năng của mình, trên cơ sở đó thực hiện các nghiệp vụ ngày càng có hiệu quả hơn.

Thứ ba, mở rộng và củng cố quan hệ đại lý với các NH nước ngoài. Hiện nay, VPBank đã có quan hệ đại lý với nhiều NH trên thế giới nhưng chưa trải đều các khu vực. Do đó, để phục vụ cho hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT của toàn hệ thống, VPBank nên chủ động mở rộng quan hệ đại lý với các NH tại các khu vực như Châu Mỹ Latinh, Đông Âu, Châu Phi… nơi mà đa số các NH Việt Nam chưa thực sự chú ý trong thời gian qua. Hệ thống NH đại lý không chỉ là nơi cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường tại các khu vực đó, mà nó còn là nơi tạo mối quan hệ giữa khách hàng nước sở tại và NH trong nước.


Thứ tư, phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Khi hoạt động XNK phát triển thì việc cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ càng trở nên quan trọng vì các doanh nghiệp XNK sẽ cần đến các nghiệp vụ này như một công cụ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, bảo toàn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đa dạng sẽ tạo điều kiện cho NH tăng doanh thu, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tài trợ XNK, thu hút nhiều khách hàng là các doanh nghiệp XNK đến với NH. Chính vì vậy, VPBank cần nghiên cứu và triển khai các nghiệp vụ phái sinh như Forward, Option, Future bởi vì hiện nay tại VPBank hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu mới chỉ xoay quanh nghiệp vụ giao ngay. Để có thể phát triển được các nghiệp vụ này thì không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ bản thân NH mà còn cần đến sự hợp tác của khách hàng. Do đó, VPBank nên áp dụng nhiều biện pháp để giới thiệu về các nghiệp vụ phái sinh, về công dụng và cách thức thực hiện… để khách hàng làm quen và hiểu được tác dụng của chúng trong việc bảo toàn lợi nhuận từ hoạt động XNK của mình.

Tóm lại, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đối ngoại chưa lâu, VPBank chưa có đủ những điều kiện cần thiết để tạo lập cho mình một thị phần ổn định cho hoạt động kinh doanh đối ngoại nói chung trong đó có hoạt động tài trợ XNK theo phương thức TDCT nói riêng. Chính vì vậy, để đứng vững và giành thắng lợi trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, VPBank cần phải nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng từ đó mở rộng hoạt động tài trợ XNK. Bên cạnh đó, VPBank cũng như các NHTM Việt Nam cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ về nhiều mặt từ phía Nhà nước, NHNN để từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao vị thế của các NHTM Việt Nam cả ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.

4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam


Một thương vụ chỉ có thể thành công khi có sự hợp tác của các bên tham gia, trong đó sự đóng góp của các DN là vô cùng quan trọng. Vì vậy, bản thân DN cần quan tâm đến một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, DN nên xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ chuyên sâu về hoạt động kinh doanh XNK, am hiểu thị trường, luật lệ, tập quán, thương mại quốc tế. Đội ngũ cán bộ này phải được đào tạo, nâng cao trình độ về kinh doanh XNK, cũng như được cập nhật tin tức thường xuyên về thị trường tài chính, thị trường hàng hoá… để không thể bị bắt lỗi khi tham gia vào quan hệ TMQT.

Thứ hai, bản thân DN XNK phải tạo dựng các mối quan hệ với bạn hàng để có được những đối tác tin tưởng trong kinh doanh. Đây là điều hết sức cần thiết để nhằm hạn chế những rủi ro thường gặp trong TMQT cho DN cũng như cho NH thanh toán.

Thứ ba, DN khi đến giao dịch với NH cần có sự hợp tác chặt chẽ với cán bộ NH thể hiện ở việc cung cấp các hồ sơ, giấy tờ đầy đủ, trung thực, chính xác, đúng thời hạn… nhằm giúp cho thương vụ có thể hoàn thành tốt đẹp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022