Tình Hình Huy Động Vốn Tại Vpbank Các Năm 2003 – 2006


Qua từng năm, NH lại có những sản phẩm mới thuận tiện và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn. Do đó, trong gần bốn năm từ 2004 - đầu 2007, dù gặp nhiều khó khăn từ bên ngoài như: chính sách lãi suất liên tục biến động, cạnh tranh ngày càng tăng từ các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn hoạt động… song với nỗ lực tìm kiếm, khai thác có chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau với lãi suất hấp dẫn và các chương trình khuyến mãi lớn (nổi bật như chương trình khuyến mại “Gửi tiền trúng ngay Camry 2.4G” vừa kết thúc ngày 29/09/2007 vừa qua) nên công tác huy động vốn của VPBank qua các năm luôn hoàn thành và vượt mục tiêu đề ra.

Đến 31/12/2004, tổng nguồn vốn huy động được của VPBank là 3872 tỷ đồng. Bước sang năm 2005 dù gặp khó khăn hơn năm trước nhưng đến thời điểm 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động của VPBank đạt 5645 tỷ đồng tăng 1773 tỷ, tốc độ tăng trưởng 46% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2006, thị trường tài chính NH tiếp tục chứng kiến thành công của VPBank với số vốn huy động được là 9107 tỷ, tăng 3462 tỷ tương đương với tốc độ tăng trưởng 61% so với cùng kỳ năm trước. Đến 30/06/2007, tổng nguồn vốn huy động của VPBank đạt 10799 tỷ đồng, tăng 1692 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (bằng 119% tổng nguồn vốn huy động đến 30/12/2006) và tăng 4381 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái (bằng 168% đến 30/06/2006). Công tác huy động vốn được thể hiện ở bảng 1:

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại VPBank các năm 2003 – 2006

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

I. Tổng VHĐ

2.212.964

3.872.813

5.645.307

9.107.105

1. Huy động từ TCKT và

dân cư

1.242.884

1.824.539

3.178.389

5.210.356

+ Tiền gửi tiết kiệm

1.032.513

1.541.341

2.704.660

4.508.956

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank - thực trạng và giải pháp - 6



+ Tiền gửi thanh toán

210.371

283.198

473.729

701.400

2. Huy động từ TCTD

khác

970.080

2.048.274

2.466.918

3.896.749


(Nguồn: Báo cáo thường niên 2003-2005,Báo cáo kết quả kinh doanh 2006)

Kết quả trên cho thấy nguồn vốn huy động của VPBank đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho thanh khoản hàng ngày và giải ngân tín dụng. Cơ cấu vốn huy động của NH đã có thay đổi tích cực qua các năm: tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán vẫn không ngừng tăng lên.

Đến 30/06/2007, nguồn vốn huy động từ TCKT và dân cư đạt 8.492 tỷ đồng tăng 3.282 tỷ đồng so với cuối năm 2006 và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 6.185 tỷ đồng tăng 1.677 tỷ đồng so với năm 2006). Nguồn vốn huy động từ các TCTD khác là 2.250 tỷ đồng, giảm 1.646 tỷ đồng so với cuối năm 2006. Đặc biệt nguồn vốn huy động của một số chi nhánh còn vượt mức kế hoạch đặt ra cho cả năm 2007 như: CN Thăng Long, CN Quảng Ninh, CN Nghệ An và CN Thanh Hóa.

2.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của VPBank không ngừng được nâng cao cả về chất và lượng. Từ năm 2003, hệ thống tiêu chí xếp hạng tín dụng đã được xây dựng và đưa vào thực hiện, đã giúp tăng chất lượng thẩm định tín dụng. Nhờ những hoạt động này mà doanh số cho vay tăng dần, chất lượng tín dụng ngày càng phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Bảng 2 sẽ làm rõ điều này:

Bảng 2: Tình hình cho vay vốn tại VPBank các năm 2003 – 2006

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

I. Tín dụng

1.528.987

1.865.364

3.014.209

5.033.729

1. Cho vay ngắn hạn

917.393

1.004.349

1.407.151

2.310.429

2. Cho vay trung, dài hạn

611.594

861.015

1.607.058

2.723.300



II. Chỉ tiêu khác





1. Thu lãi cho vay

116.517

185.920

345.643

522.382

2. Thu khác về hoạt động

tín dụng

2,41

45,91

77,77

100,24

3. Tổng tài sản

2.491.867

4.149.288

6.093.163

8.500.980


(Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – 2005, Báo cáo kết quả kinh doanh 2006)

Sáu tháng đầu năm 2007 của VPBank trên toàn hệ thống vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tín dụng, nỗ lực tiếp thị đến khách hàng mới, duy trì chặt chẽ mối quan hệ với các khách hàng cũ, vì vậy mà trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong hệ thống hoạt động NH, hoạt động tín dụng của VPBank vẫn đạt được những kết quả khả quan. Tổng dư nợ cho vay đến 30/06/2007 đạt 7.837 tỷ đồng, tăng 2.806 tỷ đồng so với cuối năm 2006 và tăng hơn gấp đôi dư nợ tín dụng của hệ thống cùng kỳ năm ngoái, trong đó dư nợ cho vay bằng VND đạt 7.447 tỷ đồng chiếm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 4.270 tỷ đồng chiếm 54% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng vẫn được duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn NH đến cuối tháng 6 là 0,43%. Một số CN vượt kế hoạch tăng dư nợ cả năm 2007 như: CN Thăng Long vượt kế hoạch 27%, CN Bắc Giang vượt kế hoạch 8%.

2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế


Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank vẫn tăng trưởng đều đặn qua các năm, điều này có thể thấy qua bảng 3 như sau:

Bảng 3: Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank các năm 2004 – 2006

Đơn vị: 1000 USD



Chỉ tiêu

2004

2005

2006

Số

món

Doanh

số

Số

món

Doanh

số

Số món

Doanh

số

L/C NK

570

27.000

801

38.768

1.050

61.000




L/C XK

259

9.000

270

9.760

331

11.400

Nhờ thu NK

71

943,39

93

1.303

120

3.083

Nhờ thu XK

68

931,37

141

2.315

263

5.440

Chuyển tiền đi

472

6.587

1.205

20.481

2.103

55.944

Chuyển tiền đến

961

22.413

2.720

44.163

5.394

94.000


(Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – 2005, Báo cáo kết quả kinh doanh2006)

Bảng số liệu trên cho thấy tại VPBank, TDCT luôn chiếm tỷ trọng cao trong thanh toán hàng nhập và tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2004, doanh số mở L/C NK là 27 triệu USD thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên gần 39 triệu USD đạt mức tăng trưởng 43,6%, và sang đến năm 2006 con số này tiếp tục tăng lên 61 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng 57,3%. Đặc biệt, trị giá L/C NK mở trong 6 tháng đầu năm 2007 đã đạt 36,5 triệu USD, tăng 9,6 triệu USD so với cùng kỳ năm 2006 (tốc độ tăng trưởng 35,7%).

Trong thanh toán hàng xuất, TDCT ít được sử dụng hơn phương thức chuyển tiền. Nguyên nhân là vì khi XK hàng hóa, một số DN Việt Nam tin tưởng phía nước ngoài, sẵn sàng thanh toán theo phương thức nhờ thu hoặc thanh toán chuyển tiền sau khi giao hàng. Ngoài ra, cũng có những DN không muốn áp dụng hình thức L/C vì phí dịch vụ phát sinh nhiều hơn các hình thức thanh toán khác. Điều này hoàn toàn phổ biến ở các DN mới bước vào thương trường quốc tế, vì muốn bán được hàng nên thường sẵn sàng chấp nhận các điều kiện do phía nước ngoài đưa ra. Bên cạnh đó, có những DN đã kinh doanh XNK lâu đời với những khách hàng có uy tín lâu năm nên họ cũng chuyển sang các phương thức thanh toán khác để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, TDCT vẫn là một phương thức thanh toán an toàn và bảo đảm quyền lợi nhất cho cả người bán lẫn người mua nên nó ngày càng được nhiều DN ưa thích và lựa chọn trong thanh toán hàng hóa XNK với nước ngoài.

Ngoài ra, phương thức chuyển tiền nhất là chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfers) cũng là hình thức thanh toán được khách hàng ưa dùng vì tốc độ nhanh, chỉ trong 1 – 3 ngày với mức độ chính xác khá cao.


Hình thức này chiếm ty trọng lớn nhất trong thanh toán hàng xuất. Doanh số chuyển tiền TTR 06 tháng đầu năm 2007 đạt gần 75 triệu USD, tăng hơn 48 triệu USD so với 6 tháng đầu năm 2006, đạt mức tăng trưởng 177,8%.

Đến 30/06/2007, hoạt động TTQT vẫn tăng trưởng đều đặn. Đặc biệt doanh số chuyển tiền TTR đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, sau đó là doanh số mở L/C hàng nhập. Trong sáu tháng đầu năm 2007, VPBank thu phí dịch vụ lũy kế đạt hơn 3 tỷ đồng, tăng gần 2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2006. Những con số này đã phản ánh được sự phát triển trong hoạt động TTQT nói chung của VPBank đồng thời cho thấy cơ cấu, tỷ trọng của từng phương thức thanh toán. Biểu đồ sau sẽ cho thấy rõ hơn điều đó:

Biểu đồ 4: Tỷ trọng từng phương thức trong tổng doanh số TTQT


70



60



50


40 Nhê thu

ChuyÓn tiÒn

30 TDCT



20



10



0

2004 2005 2006


2.4. Về doanh thu và lợi nhuận

Tương ứng với những nỗ lực trong từng hoạt động của mình, VPBank đã đạt được kết quả rất khả quan về doanh thu và lợi nhuận qua các năm, cụ thể như sau:


Bảng 5: Doanh thu và lợi nhuận của VPBank các năm 2003 – 2006

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

Doanh thu

183.325

212.012

252.750

518.403

Lợi nhuận trước thuế

42.828

60.078

76.209

156.800

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2003 – 2006)

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 của VPBank đạt 739 tỷ đồng, tăng 326 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2006. Lợi nhuận trước thuế thu được đến cuối tháng 6 năm 2007 là 140 tỷ đồng (tăng 92 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái) trong đó riêng lợi nhuận tháng 6 đạt hơn 24 tỷ đồng. Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận của VPBank đều tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2005 – 06/2007. Điều này đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Ban lãnh đạo cũng như những cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên NH. Xứng đáng với những cố gắng đó, VPBank đã được trao tặng danh hiệu “Nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia 2007” do Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Cục Sở hữu Trí tuệ và Viện Sở hữu Trí tuệ phối hợp tổ chức. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay, VPBank sẽ sớm trở thành NHTM cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI VPBANK

Không nằm ngoài quy luật của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các NH cũng ngày càng khốc liệt trong việc cung cấp các dịch vụ nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng, tuy nhiên ưu thế dường như vẫn có phần nghiêng về phía các NHTM quốc doanh và chi nhánh NH nước ngoài. Song với sự nỗ lực không ngừng trong thời gian qua, VPBank đang từng bước tạo dựng được sự tín nhiệm của mình đối với khách hàng trong


lĩnh vực tài trợ TMQT. Tuy nhiên do một số nhân tố khách quan và chủ quan, doanh số của hoạt động này tại VPBank vẫn còn là một con số khiêm tốn.

Như đã trình bày ở Chương 1, tài trợ TMQT theo phương thức TDCT được thực hiên theo nhiều hình thức phong phú. Mặc dù vậy, do còn nhiều hạn chế, VPBank chưa thể áp dụng tất cả các dạng thức linh hoạt đó. Trên thực tế, VPBank đã tập trung vào một số hình thức như: Bảo lãnh phát hành L/C, ký hậu vận đơn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tài trợ cho DN XK, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C.

1. Tài trợ nhập khẩu


1.1. Bảo lãnh phát hành L/C


Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế những năm gần đây, hoạt động XNK cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến các NH phải quan tâm nhiều hơn đến các phương thức TTQT khi thực hiện các hợp đồng ngoại thương, và từ đó nhu cầu tài trợ phát hành L/C cũng ngay càng tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu đó, VPBank đã tích cực bằng nhiều chính sách để thu hút các khách hàng có nhu cầu.

Trước hết, phát hành L/C là một hình thức VPBank tài trợ cho NK, theo đó, NH cam kết trả tiền cho người XK thay cho khách hàng của mình (người NK) nếu người XK xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. L/C có hai loại là L/C trả chậm và L/C trả ngay. Việc mở cả hai loại L/C trên tại VPBank đều được coi là hình thức bảo lãnh NH. VPBank chỉ thực hiện những cam kết trong bảo lãnh nếu như người NK không thực hiện được trách nhiệm của mình, điều đó có nghĩa trách nhiệm của NH là trách nhiệm thứ hai. Vì được coi là bảo lãnh NH nên khi muốn mở L/C tại VPBank nhà NK phải chứng minh được nguồn vốn thanh toán L/C: vốn tự có, vốn vay NH, vốn cấp phát… Theo đó, VPBank tính toán hạn mức bảo lãnh mở L/C thường xuyên hay từng lần và đề xuất mức ký quỹ


đối với khách hàng. Phòng Quản lý khách hàng và Phòng Tín dụng của VPBank có trách nhiệm giải trình về tư cách pháp nhân của khách hàng, thẩm định năng lực tài chính, tính khả thi của phương án NK và khả năng đảm bảo thanh toán L/C khi đến hạn, đề xuất với Ban lãnh đạo VPBank xem xét, phê duyệt.

Mức ký quỹ do Tổng Giám đốc VPBank quyết định từ 0% đến 100% theo quy định chung và tùy thuộc vào các yếu tố sau:

Uy tín của khách hàng (khách hàng lớn, khách hàng truyền thống có tình hình tài chính tốt…)

Chính sách khách hàng của VPBank trong từng thời kỳ Độ an toàn của mặt hàng NK

VPBank phân chia khách hàng thành các đối tượng có mức ký quỹ khác nhau:

a) Khách hàng mở L/C bằng vốn tự có

b) Khách hàng mở L/C bằng vốn vay VPBank

c) Khách hàng mở L/C bằng nguồn vốn vay Ngân sách, vốn của Cục đầu tư phát triển

d) Mở L/C bằng các nguồn vốn khác đã đảm bảo khả năng thanh toán tức là khách hàng đã có hợp đồng bảo lãnh của các NH quốc doanh, hợp đồng tín dụng của các NH có quan hệ tín nhiệm với VPBank thì áp dụng mức ký quỹ tối thiểu là 5%.

e) Khách hàng mở L/C bằng vốn hỗn hợp (vốn tự có, vốn vay) mức ký quỹ tối thiểu bằng vốn tự có.

Về nguyên tắc, tài khoản ký quỹ không được trả lãi theo thông lệ. Tuy nhiên, tùy theo chính sách ưu đãi khách hàng trong từng thời kỳ, VPBank sẽ thực hiện trả lãi cho tài khoản ký quỹ của khách hàng theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí