Rủi Ro Của Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Trong Thanh Toán Quốc Tế

- Thu tiền từ việc thông báo thư tín dụng.


- Thu được phí thanh toán nếu được người xuất khẩu ủy quyền thanh toán, có thể thực hiện nghiệp vụ tài trợ cho người xuất khẩu.

- Thu được một khoản phí xác nhận trong trường hợp được các bên chỉ định là ngân hàng xác nhận.

2.3.6. Rủi ro của phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế


Bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn cả, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn loại trừ mọi rủi ro. Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán.

Rủi ro trong thanh toán bằng L/C có thể xảy ra đối với các bên: đối với người bán, đối với người mua và đối với các ngân hàng.

2.3.6.1. Đối với người xuất khẩu


Người xuất khẩu thường gặp phải những rủi ro cả do chính bản thân mình tạo ra và cả do các chủ thể khác gây nên, điển hình là các rủi ro sau đây:

- Do người xuất khẩu không lập và nộp bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với quy định trong L/C. Sai lầm này dẫn đến thời gian thanh toán bị kéo dài, thậm chí trong một số trường hợp không được thanh toán. Cũng chính vì thời gian thanh toán bị chậm nên có thể gây ra một loại rủi ro về tỷ giá. Nếu tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ giảm thì người xuất khẩu sẽ bị thâm hụt vì lúc này giá trị thực tế thu được giảm xuống kéo theo sự giảm sút khả năng tái đầu tư sản xuất trong những chu kỳ tiếp theo.

- Rủi ro do người nhập khẩu lừa đảo cấu kết với những cá nhân hay tổ chức phi ngân hàng lập nên những bộ chứng từ giả để lừa đảo hòng chiếm đoạt hàng mà không phải trả tiền. Mặc dù rủi ro này không dễ dàng thực hiện được nhưng không phải là không có bởi chỉ cần ngân hàng thông báo vô tình hoặc cố ý không phát hiện ra tính chất chân thực của L/C. Đến đây người nhập khẩu dễ dàng lấy được hàng hoá ra khỏi cảng mà không lo lắng phải trả tiền vì anh ta đã có vận đơn trong tay.

2.3.6.2. Đối với người nhập khẩu


Người nhập khẩu thường gặp phải những rủi ro sau đây:


- Người nhập khẩu phải ký quỹ gây ra tình trạng đọng vốn, tỷ lệ ký quỹ lên đến 100% trị giá hợp đồng. Với tình trạng này người nhập khẩu còn có thể gặp rủi ro do sự biến động của tỷ giá khi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ tăng thì người nhập khẩu sẽ bị thâm hụt vì lúc này giá trị thực tế thu được giảm xuống.

- Hàng hoá nhận được không đúng với quy định trong L/C. Điều này xảy ra khi người xuất khẩu thiếu trung thực đã lập chứng từ không đúng với thực trạng hàng hoá nhưng phù hợp L/C. Ở đây ta cũng không thể cho rằng đó là trách nhiệm của ngân hàng bởi ngân hàng đã thực hiện đúng nguyên tắc thanh toán quy định trong UCP 600.

- Người nhập khẩu không nhận được hàng hoá bởi người xuất khẩu không gửi hàng nhưng đã lập nên một bộ chứng từ giả nhằm rút được tiền từ phía người nhập khẩu. Loại rủi ro này tuy không chiếm tỷ lệ lớn song vẫn tồn tại do ngân hàng không thể và không có trách nhiệm kiểm tra tính chất chân thực của các loại chứng từ hàng hoá và do vậy, không phát hiện ra đó là chứng từ giả. Sau khi kiểm tra thấy nội dung phù hợp L/C ngân hàng phát

hành phải trả tiền cho phía nước ngoài. Trường hợp này gây ra hậu quả xấu không chỉ là với người nhập khẩu mà cả với ngân hàng phát hành L/C.

- Rủi ro xảy ra đối với người nhập khẩu còn có thể do ngân hàng phát hành đứng trước tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, mức độ thiệt hại của người mua phụ thuộc vào số tiền đã ký quỹ.

2.3.6.3. Đối với ngân hàng thương mại

a) Đối với ngân hàng mở L/C (Issuing bank)


Các loại rủi ro thường xảy ra đối với ngân hàng mở L/C bao gồm:


- Rủi ro về tỷ giá: Khi nhập hàng, người nhập khẩu không thể lường trước được mức độ trượt giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ mạnh nên khi hàng nhập về, tỷ giá trượt mạnh, với những mặt hàng giá bán cạnh tranh không thể tăng được người nhập khẩu không muốn nhận hàng vì sợ lỗ. Trong trường hợp đó, nếu tỷ lệ ký quỹ không bù đắp được tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng mở.

- Rủi ro do người nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản: Nguyên nhân có thể do ngân hàng mở không tiến hành thẩm định khi doanh nghiệp lần đầu tiên đến quan hệ mở thư tín dụng hoặc do trong quá trình sản xuất kinh doanh, người nhập khẩu bị thua lỗ liên tục mà ngân hàng mở không hay biết, hàng nhập về bán không thu được tiền, nợ đọng thuế nhập khẩu kéo dài bị hải quan cưỡng chế không cho nhận…

- Rủi ro do người xuất khẩu có hành vi lừa đảo hoặc phía xuất khẩu là một tổ chức “ma”.

- Người nhập khẩu có thể từ chối thanh toán nếu ngân hàng phát hành không kiểm tra kỹ chứng từ, có sai sót hoặc không phù hợp.

- Rủi ro do ngân hàng mở không hành động đúng theo UCP mà thư tín dụng đã dẫn chiếu:

Theo UCP 600, ngân hàng mở được miễn trách nhiệm thanh toán nếu bộ chứng từ có lỗi. Tuy nhiên, nếu ngân hàng mở không hành động đúng theo những quy định tại Điều 16 UCP 600 thì ngân hàng mở gặp rủi ro trên chính những bộ chứng từ có lỗi đó. Đó là các trường hợp:

+) Thông báo từ chối thanh toán nhưng không nói rõ sự bất hợp lệ của chứng từ hoặc những bất hợp lệ này bị ngân hàng chiết khấu phủ nhận và trở nên không có giá trị.

+) Thông báo những bất hợp lệ và từ chối chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc của ngân hàng.

+) Đã chuyển giao chứng từ cho người mở hoặc làm mất không trả lại chứng từ cho phía xuất trình nguyên vẹn như khi nó được nhận hoặc không giao chứng từ đó cho phía thứ ba do phía xuất trình chỉ định.

b) Đối với ngân hàng thông báo (Advising bank)


- Có thể gặp rủi ro nếu sơ xuất trong quá trình xử lý nghiệp vụ: Ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho người xuất khẩu. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì ngân hàng thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

- Rủi ro về khoản tiền tài trợ cho người xuất khẩu nếu tỷ giá thay đổi.


c) Đối với ngân hàng xác nhận (Confirming bank)


Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng xác nhận là khi không nắm được năng lực tài chính của ngân hàng mở mà vội vã xác nhận L/C theo yêu cầu và phải lãnh trách nhiệm thanh toán L/C thay cho ngân hàng mở do ngân hàng mở thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản.

Bảng 1: Đặc trưng của ba phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu



Đặc trưng phương thức thanh toán

Các bên tham gia

Ưu, nhược điểm

Trường hợp áp dụng

Mức độ rủi ro đối với người xuất khẩu

Mức độ rủi ro đối với người nhập khẩu

Mức độ rủi ro đối với Ngân hàng

1. Chuyển tiền (Remittance)

-Người trả tiền

-Người hưởng lợi

-Ngân hàng chuyển tiền

-Ngân hàng Đại lý của ngân hàng chuyển tiền

- Ưu: đơn giản, chi phí thấp

- Nhược: không chặt chẽ trong quy trình, không ràng buộc trách nhiệm giữa các bên

Thanh toán tiền phi mậu dịch

Không

Không

Không

2. Nhờ thu (Collection of

Payment)

-Người bán

-Người mua

-Ngân hàng bên bán

-Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán

Nhờ thu phiếu trơn

Thanh toán giữa Công ty mẹ và Công ty con hoặc các chi nhánh

Rủi ro vì việc nhận hàng của người mua tách khỏi khâu thanh toán

Rủi ro khi Hối phiếu đến sớm hơn chứng từ hàng hoá.

Không



Nhờ thu kèm chứng từ

Lô hàng có giá trị nhỏ, hai bên mua bán tin nhau

-Người mua trì hoãn thanh toán

-Không khống chế được việc trả tiền của người mua

Không

Không

3. Tín dụng chứng từ

(Documentary Credit)

-Người nhập khẩu

-Người xuất khẩu

-Ngân hàng mở L/C

-Ngân hàng thông báo

-Ngân hàng xác nhận

-Ngân hàng thanh toán

-Thanh toán chặt chẽ trên cơ sở chứng từ

-Không căn cứ vào hàng hoá

áp dụng phổ biến trong thanh toán Quốc tế

-Lập chứng từ sai

-Rủi ro khi vận chuyển…

-Rủi ro vận chuyển hàng hoá chứng từ…

-Rủi ro do tư cách người nhập khẩu

-Rủi ro do người nhập khẩu phá sản…

-Rủi ro do tỷ giá, do không tuân thủ UCP…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật - TSC - 5

Mỗi phương thức thanh toán có những đặc trưng riêng về các bên tham gia, cách áp dụng cũng như ưu, nhược điểm riêng. Qua việc phân tích trên đây, ta thấy rằng phương thức Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán rất chặt chẽ về mặt thủ tục. Hơn thế nữa, trong phương thức này, ngân hàng không chỉ là trung gian thanh toán mà còn là người có nghĩa vụ trả tiền cho người xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C với số tiền tối đa bằng số tiền của L/C, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C. Vì vậy, đây còn là phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi chắc chắn nhất cho người xuất khẩu. Tóm lại, phương thức Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán tin cậy nhất và đang được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán thương mại quốc tế hiện nay.

2.4. Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu trên thế giới

Ngày nay, những phương thức thanh toán quốc tế phổ biến ngày càng được sử dụng nhiều. Các doanh nghiệp sử dụng chúng cũng một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao thương của mình. Nhưng do tính chất đặc biệt của nó nên rất dễ gặp rủi ro. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất định được áp dụng trong từng lần giao thương.

Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường...

Còn đối với phương thức nhờ thu phiếu trơn: phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. Song đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ thì ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống

chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn. Chính vì vậy mà nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến hơn trong xuất nhập khẩu.

Trong khi đó, phương thức tín dụng chứng từ được đưa vào sử dụng trong thanh toán quốc tế được khoảng 150 năm trước. Phương thức này được sử dụng hết sức rộng rãi trên toàn thế giới và bao trùm gần như toàn bộ các giao dịch thương mại, từ các giao dịch có trị giá thấp tới những giao dịch có trị giá lên tới hàng trăm, hàng triệu bảng.

Trong một số năm trở lại đây, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán xã hội đang có xu hướng giảm dần qua từng năm và chắc hẳn cho đến những năm tới thì tỷ lệ dùng tiền mặt trong lưu thông sẽ giảm xuống mức tối thiểu. Chính vì vậy, các phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt sẽ được áp dụng ngày càng nhiều và càng phổ biến trong thương mại quốc tế.

Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy), hệ thống thanh toán chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động. Đến nay, các giao dịch thanh toán sử dụng chứng từ điện tử đang dần chiếm tỷ trọng khá lớn trong các hoạt động giao dịch thanh toán. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần xuống còn vài phút, vài giây hoặc tức thời.

Về đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng, kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng. Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa ngân hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh toán.

Ngoài ra, các phương thức thanh toán: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ có những điểm tiện lợi và mang lại lợi ích cho cả hai bên bán và mua trong thanh toán quốc tế, vì vậy không có lý do gì để các phương thức này không phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Trên đây là những cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Chúng ta biết rằng việc áp dụng lý luận vào thực tiễn bao giờ cũng phức tạp và nảy sinh những trường hợp khó lường. Vì vậy, bên cạnh việc nắm vững lý luận, chúng ta không thể không tìm hiểu thực tiễn áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế, để từ đó rút ra được kết luận xác đáng nhất và có thể dùng nó để hoàn thiện thêm hệ thống lý luận về các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022