Định Hướng Hoạt Động Tài Trợ Tmqt Theo Phương Thức Thanh Toán Tdct Của Vpbank


đầu, từ đó đẩy mạnh hoạt động tài trợ TMQT nói chung và tài trợ theo phương thức thanh toán TDCT nói riêng.

Thứ tư, các hình thức L/C được sử dụng tại VPBank chưa đa dạng. Hiện nay, L/C mở tại VPBank chủ yếu là L/C không huỷ ngang, các L/C đặc biệt khác chưa được sử dụng do những hạn chế cả về phía NH và khách hàng. Về phía NH, vấn đề chính là nghiệp vụ tài trợ cho doanh nghiệp kinh doanh XNK bằng các L/C đặc biệt chưa được đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ nhân viên, trong khi quy trình tài trợ cho các loại L/C này lại phức tạp và khó thực hiện. Vì vậy, nếu mở những loại L/C này các nhân viên sẽ lúng khi thực hiện và có thể gây ra những sai sót đáng tiếc. Về phía khách hàng, trước hết là do họ chưa hiểu hết các loại L/C này cũng như quy trình thực hiện của chúng nên khi mở L/C chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc sửa đổi, bổ sung để hoàn chỉnh L/C. Hơn nữa, các khách hàng cũng chưa có nhu cầu sử dụng các các loại L/C phức tạp do chưa nắm được tính ưu việt của từng loại nên họ cho rằng chỉ cần sử dụng L/C không huỷ ngang là đủ. Tuy nhiên, việc đưa các loại L/C đặc biệt vào sử dụng là cần thiết vì các DN XNK tuỳ từng thương vụ khác nhau có thể lựa chọn loại L/C phù hợp nhất. Hơn thế, đối với VPBank, việc đa dạng hoá các loại L/C cũng góp phần mở rộng quy mô hoạt động, tăng giá trị tài trợ cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng.

Thứ năm, việc ứng dụng Marketing vào hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức TDCT còn hạn chế. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tại VPBank công tác Marketing tuy đã được chú trọng song vẫn chưa được thực hiện theo một chính sách nhất quán, từng bộ phận, từng cán bộ nhân viên vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng hoặc nhận thức còn giản đơn về công tác này nên hiệu quả vẫn chưa đạt được như mong muốn. VPBank chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa đi sâu đi sát nhu cầu của họ, chưa thực sự tiếp cận và giúp họ hiểu rõ những tiện ích mà NH có thể đem lại cho họ. Mặt khác, việc ứng dụng Marketing vào hoạt động NH là một vấn


đề khó khăn, đòi hỏi NH phải có năng lực về vốn, về con người và về công nghệ để có thể nghiên cứu và ứng dụng thành công.

Thứ sáu, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ TTQT ở VPBank còn rất hạn chế do VPBank thành lập chưa được lâu và hoạt động TTQT chưa thực sự là thế mạnh của NH. Trong khi đó, TTQT là một nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi người thực hiện không chỉ phải am hiểu về ngoại thương, luật pháp, thông lệ quốc tế, tập quán thương mại của các quốc gia… mà còn phải thông thạo ngoại ngữ và dày dạn kinh nghiệm. Đội ngũ cán bộ, nhân viên TTQT của VPBank là những người có trình độ, sáng tạo và nhiệt tình trong công việc, tuy nhiên hầu hết họ còn rất trẻ nên còn hạn chế về kỹ thuật nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh. Trong khi đó, việc triển khai đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên còn chưa quan tâm đến chất lượng đào tạo mà chỉ chú trọng số lượng, do đó, gây lãng phí và ảnh hưởng không tốt đến năng suất và hiệu quả làm việc.


Kết luận chương II


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Trên cơ sở lý luận chương I, chương II thông qua việc phân tích, trình bày, đánh giá kèm theo các số liệu thực tế, các bảng biểu chứng minh cụ thể, đã tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT tại VPBank. Sau khi đánh giá về chất lượng hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức TDCT của VPBank, chương này cũng đã chỉ ra những hạn chế mà VPBank cần khắc phục, đồng thời làm rõ các nguyên nhân và tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng tài trợ TMQT. Đây chính là cơ sở để chương III đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT tại VPBank.


Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank - thực trạng và giải pháp - 9

Chương III‌‌

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VPBANK


I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT CỦA VPBANK

1. Định hướng chung của Nhà nước về hoạt động XNK trong giai đoạn 2006 – 2010

Trong giai đoạn này, tình tình trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động XNK của Việt Nam nói riêng. Thế và lực của nước ta mạnh hơn nhiều so với trước; chính trị – xã hội tiếp tục ổn định; thể chế kinh tế thị trường đã phát huy hiệu quả rõ rệt…Năm 2006 vừa qua, với nỗ lực to lớn, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và giành được những thành tựu đáng tự hào. Với những thành tựu đó, đất nước đang có thế và lực mới để phát triển.

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, hoạt động XNK của Việt Nam trong thời gian qua cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tạo động lực lớn cho các ngành sản xuất hướng tới những kết quả tốt hơn nữa theo chính sách, chủ trương khuyến khích XK của Nhà nước. Bước sang giai đoạn 2006 – 2010, mục tiêu tổng quát trong chiến lược XNK của Việt Nam là: “Phát triển xuất khẩu với tốc độ cao, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng có tính cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng tiềm năng, mặt hàng mới theo hướng nâng cao hiệu quả đi đôi với chuyển dịch cơ cấu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô hoặc sơ chế, tăng xuất khẩu dịch vụ, phấn đấu đến năm 2010 xuất khẩu hàng


hoá đạt trên 80 tỷ USD, tăng bình quân hằng năm giai đoạn 2006 – 2010 tối thiểu 18%”.

Với mục tiêu đặt ra như trên, Nhà nước chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh XNK hàng hoá và dịch vụ; giảm tỷ trọng doanh số XK các sản phẩm thô và sơ chế, tăng khả năng sản xuất và XK những sản phẩm có hàm lượng công nghệ, chất xám cao. Nhà nước chủ trương tiếp tục mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là giờ đây khi chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Trong định hướng chung đó, nhận thức sâu sắc vai trò của các NHTM trong việc hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động tài trợ TMQT, Đảng và Nhà nước cũng đã đặt ra định hướng cho sự phát triển của hệ thống NHTM, đó là: tiếp tục hội nhập quốc tế về tài chính tiền tệ, thực hiện cải cách toàn diện nhằm lành mạnh hoá và đưa các NHTM Việt Nam tiến tới các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động NH, giữ vững vai trò chủ chốt trong nghiệp vụ trung gian luân chuyển vốn trong nền kinh tế, phát triển, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở rộng cả về quy mô và hình thức tài trợ TMQT.

2. Định hướng của VPBank về hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT

Chặng đường 15 năm tồn tại và phát triển của VPBank chưa phải phải là quãng đường dài nhưng những đóng góp của VPBank cho sự phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì thực sự đáng hoan nghênh. Trong tình hình mới, trước xu thế hội nhập diễn ra ngày càng mạnh mẽ và môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với sự gia nhập của nhiều NH nước ngoài khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, VPBank đã nhận thức một cách rõ ràng rằng nếu không nỗ lực cố gắng để trụ vững và phát triển thì sẽ bị đào thải. Do đó, trên cơ sở những định hướng


chiến lược, những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho ngành NH, VPBank đã xây dựng cho mình phương hướng hoạt động trong thời gian tới bao gồm các nội dung sau:

Về nguồn vốn: năm 2007 tiếp tục tăng trưởng nguồn vốn huy động từ 50% đến 70% so với năm 2006, tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 2000 tỷ đồng vào cuối năm 2007, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng yêu cầu vay vốn của khách hàng cả nội tệ và ngoại tệ.

Dư nợ cho vay năm 2007 tăng 50% so với năm 2006. Giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 3% tổng dư nợ

Nhanh chóng hoàn thành và đưa vào triển khai hệ thống phần mềm NH lõi (Core Banking). Với chương trình Core Banking mới, chắc chắn VPBank sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Đối với hoạt động tài trợ TMQT, VPBank phấn đấu đạt sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, đa dạng hoá hình thức tài trợ, hiện đại hoá công nghệ và nâng cao chất lượng đội ngũ thanh toán viên.

Xét riêng mảng TTQT, mục tiêu cụ thể của NH là phấn đấu để doanh số hoạt động của nghiệp vụ TDCT chiếm khoảng 60 – 70% trong mảng TTQT (trung bình trong các năm trước tỷ lệ này đạt khoảng 45%), từ đó nâng phần đóng góp của hoạt động TTQT vào tổng thu nhập của VPBank lên 15 – 20%. Trên cơ sở sự phát triển này, VPBank sẽ tăng cường hơn nữa hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức TDCT.

Trong quan hệ với các NH nước ngoài phải không ngừng củng cố và mở rộng bằng cách hoàn thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao uy tín của NH.

Những nghiên cứu và phân tích ở chương II đã cho chúng ta thấy thực trạng hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT tại


VPBank trong ba năm qua trở lại đây, qua đó, hiểu rõ hơn về những thành tựu cũng như tồn tại trong hoạt động này tại VPBank. Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, trên cơ sở đó để từng bước cải thiện vị trí của mình trong lĩnh vực hoạt động tài trợ TMQT đang ngày càng trở nên sôi động, VPBank cần có kế hoạch khắc phục những điểm yếu đồng thời phát huy thế mạnh của mình. Sau đây là một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT tại VPBank.‌

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VPBANK

1. Nhóm giải pháp trực tiếp


1.1. Tăng cường huy động mọi nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tài trợ TMQT


Đối với một NHTM nào thì tăng trưởng nguồn vốn cũng luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của NH. Cũng như những NH khác, VPBank ý thức được rằng sự thường xuyên ổn định và tăng trưởng của nguồn vốn sẽ là động lực cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ khác của NH, trong đó có hoạt động tài trợ TMQT. Nguồn vốn lớn và vững chắc sẽ là nền tảng tốt để NH phát triển hơn nữa các loại hình dịch vụ cung ứng cho khách hàng, xét cả về số lượng cũng như chất lượng. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng vốn, VPBank cần hoàn thiện các hình thức huy động vốn truyền thống như tiền gửi, tiết kiệm và tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung như nguồn vốn uỷ thác …đồng thời phải thực hiện điều chỉnh nguồn vốn theo hướng nâng cao nguồn vốn từ dân cư, duy trì và mở rộng nguồn vốn từ tổ chức kinh tế, tranh thủ nguồn vốn đầu tư và nhàn rỗi của các công ty bảo hiểm, đặc biệt lưu ý các giải pháp huy động các nguồn vốn trung dài hạn, coi đây là khâu then chốt có tính quyết định, phục vụ nhu cầu ngày một tăng của nền kinh tế trong những năm tới. Bên cạnh đó, NH cũng cần phải chú trọng tăng cường nguồn vốn ngoại tệ (nhất là USD) nhằm phục vụ cho các hoạt


động kinh doanh đối ngoại, trong đó có tài trợ TMQT. Trong thời gian tới, để có thể thực hiện thành công những nhiệm vụ quan trọng này, VPBank cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Tiếp tục sử dụng lãi suất như một công cụ tài chính linh hoạt và hiệu quả nhằm thực thi các chủ trương chiến lược kinh doanh đã đề ra. Để thu hút vốn có hiệu quả thì trước hết VPBank phải có chính sách lãi suất tiền gửi hợp lý bởi lãi suất thường là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi đến gửi tiền. Đưa ra mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn, linh hoạt trong từng thời kỳ không phải là vấn đề đơn giản bởi vì NH vừa phải đảm bảo khối lượng vốn huy động vừa phải giữ cho chi phí huy động không quá cao và không ảnh hưởng tới lợi nhuận kinh doanh. Muốn thực hiện được yêu cầu này, NH phải căn cứ vào nhu cầu về vốn của nền kinh tế trong từng giai đoạn để đưa ra mức lãi suất huy động phù hợp, tránh tình trạng ứ đọng vốn trong NH. Đồng thời NH cũng phải luôn theo dõi tình hình lãi suất của các NH khác để điều chỉnh lãi suất cạnh tranh bằng lãi suất trên thị trường.

Về biện pháp cụ thể, NH cần có chính sách ưu đãi riêng đối với khách hàng có lượng tiền gửi lớn, thời gian dài, như được hưởng mức lãi suất cao hơn mức lãi suất quy định hoặc được nhận quà có giá trị khi gửi tiền. Nếu khách hàng rút tiền trước hạn thì vẫn cho khách hàng hưởng mức lãi với kỳ hạn gần nhất kỳ hạn mà khách hàng đã gửi. Vào dịp lễ tết nên gửi thiệp chúc mừng để duy trì quan hệ tốt với khách hàng.

Để khuyến khích các Phòng giao dịch tích cực huy động vốn tại địa bàn, lãi suất nội bộ cần tiếp tục được điều chỉnh linh hoạt, có chế độ phân biệt lãi suất với các Phòng giao dịch có số dư vốn lớn tại VPBank.

Cần phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Làm tốt công tác này cũng là điểm quan trọng dẫn đến thành công trong việc thu hút nguồn tiền vào NH.

1.2. Hoàn thiện và đa dạng hoá các hình thức tài trợ theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí