Giải Pháp Về Quản Lý Hoạt Động Kinh Doanh Sản Phẩm Lưu Niệm


Nội cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ các làng nghề tham gia các hội chợ, triển lãm ở trong nước và ở nước ngoài. Tương tự đối với các hoạt động mời đoàn doanh nghiệp, báo chí đến tham quan tìm hiểu làng nghề cũng rất cần sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước. Hàng năm, Tổng cục Du lịch vẫn tổ chức một số đoàn famtrip, presstrip đi tìm hiểu tiềm năng của một số điểm du lịch. Hà Nội cần chủ động kiến nghị, đề xuất Tổng cục Du lịch đưa vào chương trình công tác năm đi khám phá một số tuyến du lịch làng nghề trọng điểm, tạo điều kiện cho làng nghề, doanh nghiệp gặp gỡ tìm hiểu nhu cầu để có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp. Đây cũng là cơ hội rất tốt để giới thiệu làng nghề cũng như sản phẩm lưu niệm qua các bài viết của các nhà báo, phóng viên trong và ngoài nước. Hình thức này đã được thế giới sử dụng rất phổ biến với việc mời các blogger, nhà báo nổi tiếng đến tham quan và viết bài. Hiệu quả và sức lan tỏa của những tác giả này là rất lớn, có tác động mạnh đến quan điểm, suy nghĩ của công chúng. Nếu được chuẩn bị kỹ càng và chu đáo, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội hoàn toàn có cơ hội được giới thiệu và tạo được thiện cảm với đông đảo công chúng trong và ngoài nước.

Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cách thức truyền thông và tiếp thị có hiệu quả cao và chi phí thấp rất được ưa chuộng đó là thông qua internet. Thế giới đã và đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ internet, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng sử dụng internet cũng như ứng dụng phần mềm cao nhất trên thế giới với lợi thế là quy mô dân số lớn, đa số là tầng lớp thanh niên, Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” (số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc).

Người làm công tác truyền thông và tiếp thị cần lưu ý rằng kênh truyền thông là phương tiện chuyển tải, nội dung mới là chủ đạo. Do vậy, nội dung cần được quan tâm đầu tư và lâu dài. Nội dung là thông tin về sản phẩm dưới bất kỳ dạng nào (văn bản, âm thanh, ảnh tĩnh, ảnh động, video). Ở đây, hình ảnh và video là hai yếu tố rất quan trọng tác động đến tâm lý người tiêu dùng.


Nội dung thông tin cần đáp ứng được các mục tiêu sau: hỗ trợ khách hàng ra quyết định mua sắm bằng việc cung cấp thông tin cần thiết về các dịch vụ, sản phẩm; giúp xây dựng thương hiệu sản phẩm; nội dung cần súc tích và toàn diện nhất có thể; góp phần gia tăng lượng khách và nguồn thu.

Nội dung thông tin cần được cung cấp cho các đại lý, doanh nghiệp phân phối sản phẩm lưu niệm, các đơn vị truyền thông để tuyên truyền quảng bá.

Kênh truyền thông và tiếp thị

Hoạt động truyền thông và tiếp thị qua mạng internet có thể thông qua các kênh

sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Mạng xã hội: Hiện nay mạng xã hội là một công cụ mới đầy quyền lực của

những người làm marketing, trong đó thông tin tự khởi tạo của người dùng mạng xã hội là rất quan trọng. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ra quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến đánh giá của những người tiêu dùng khác. Đây là nguồn thông tin đầu tiên và ưa thích của người tiêu dùng. Facebook, Twitter, YouTube, Wikipedia, các blog, hay các trang web thương mại có ý kiến đánh giá của người dùng như TripAdvisor. Cũng có thể chia sẻ hình ảnh qua các trang ảnh như photobucket.com, flickr.com...

Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch - 14

Website giới thiệu sản phẩm: cần tư duy theo hướng cung cấp dịch vụ cho khách, đáp ứng nhu cầu của khách bằng các nội dung và tiện ích chức năng trên website. Người dùng có thể truy cập website bằng nhiều thiết bị khác nhau, tương thích với các công nghệ hiện đại. Thông tin trên website phải dễ hiểu, cô đọng, đầy đủ. Cần lưu ý rằng, độc giả hiện nay có xu hướng đọc lướt nên thông tin cần cô đọng, tránh lan man, dàn trải gây cảm giác nhàm chán cho khách. Bảo đảm thông tin liên hệ trên website là chính xác và khách hàng có thể liên hệ được khi cần. Website cần được tối ưu hóa trên các công cụ tìm kiếm để bảo đảm website nằm trong số những kết quả tìm kiếm đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm trên internet về sản phẩm.


Ấn phẩm điện tử: Nếu có băng thông tốt thì ấn phẩm điện tử là lựa chọn không tồi cho quảng bá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của những đối tượng khách hàng muốn đọc sách. Do vậy tốt nhất là nên áp dụng công nghệ lật trang để khách có cảm giác đọc sách thực sự chứ không chỉ đọc văn bản hiện ra trên màn hình.

Thư điện tử: công cụ này không có nhiều tác dụng trong tìm kiếm khách hàng mới nhưng lại rất hữu hiệu trong duy trì quan hệ với những khách hàng cũ. Qua đó, tìm hiểu được mức độ hài lòng của khách về sản phẩm lưu niệm; khuyến khích họ tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình. Cần lưu ý rằng thư điện tử có thể tạo ra cảm xúc mạnh mẽ hơn so với website bởi vì thư được gửi thẳng vào hộp thư của khách hàng. Tuy nhiên để thu hút sự chú ý của họ thì việc thiết kế hình thức và nội dung thư cần được chú trọng để gây ấn tượng cho khách.

Quảng cáo bằng banner trên các website: Hình thức này đã khá quen thuộc khi chúng xuất hiện khắp nơi trên các trang thông tin điện tử thương mại.

3.2.6. Giải pháp về quản lý hoạt động kinh doanh sản phẩm lưu niệm

Các cơ quan quản lý về du lịch, thương mại của thành phố cần có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về sản phẩm, tránh việc các sản phẩm lưu niệm không rõ nguồn gốc và chất lượng kém được bày bán tràn lan và lẫn lộn với sản phẩm chất lượng của Việt Nam. Các cơ quan chức năng kết hợp với Hiệp hội các làng nghề phải có chế tài, quy định xử phạt nghiêm ngặt đối với các hộ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nhập lậu hoặc các sản phẩm kém chất lượng để lừa khách du lịch. Ngoài ra, Hà Nội cần cung cấp danh sách những địa chỉ điểm bán hàng tin cậy, đảm bảo chất lượng để các công ty lữ hành yên tâm dẫn khách đến tham quan, mua sắm.

Các cơ quan quản lý văn hoá, du lịch cũng như thương mại của thành phố cần thực hiện nghiêm ngặt việc thống nhất và niêm yết giá cả cho từng mặt hàng cụ thể. Ví dụ như yêu cầu các cửa hàng kinh doanh phải ghi giá cụ thể trên các mặt hàng để tránh tình trạng các cửa hàng nâng giá cao, cũng như khách du lịch không bị chèn ép giá khi mua hàng.



3.2.7. Giải pháp về hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích phát triển

Như đã nêu ở trên, việc phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch là vấn đề liên quan đến nhiều bên, đặc biệt là lợi ích của người dân tại nhiều làng nghề truyền thống của Hà Nội. Do vậy, sự quan tâm định hướng, hỗ trợ của nhà nước là rất quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các làng nghề. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, phần lớn các làng nghề nằm ở khu vực ngoại thành, có trình độ sản xuất lạc hậu, tư duy chưa bắt kịp với điều kiện hội nhập mới, nguồn lực hạn chế, môi trường ô nhiễm... thì vai trò của nhà nước càng cần được đề cao.

Có một thực tế là ở nhiều làng nghề hiện nay, nhiều hộ gia đình không còn sống bằng nghề truyền thống nữa. Nguyên nhân cơ bản là làm nghề không đảm bảo sinh kế. Do vậy, việc gắn kết sản xuất với du lịch sẽ góp phần bảo đảm đầu vào – đầu ra cho các làng nghề. Muốn vậy, Hà Nội cần có chiến lược rõ ràng về phát triển sản phẩm lưu niệm, nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề truyền thống, từ đó có các giải pháp cụ thể hỗ trợ phát triển. Đây cũng là một bước góp phần nâng cao kinh tế

- xã hội ở khu vực nông thôn, cải thiện đời sống cho người dân, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản truyền thống của Hà Nội.

Việc hỗ trợ cần thực hiện ở nhiều khâu như đã nêu ở trên, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến ba việc:

(1) Hỗ trợ liên kết hợp tác trong phát triển sản phẩm: đây là yếu tố then chốt giúp các làng nghề bảo đảm đầu ra cho các sản phẩm, lưu thông hàng hóa, quay vòng vốn.

(2) Hỗ trợ đổi mới công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường: đây được xác định là vấn đề trọng tâm bảo vệ môi trường tại các làng nghề vốn đã và đang áp dụng các công nghệ sản xuất lạc hậu.

(3) Hỗ trợ đào tạo nhân lực: đổi mới tư duy, nâng cao tay nghề theo hướng công nghệ mới rất quan trọng để người dân ở các làng nghề hiểu được lợi ích bền vững đến


từ phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch; đồng thời giúp tiếp tục duy trì nghề truyền thống và truyền cho các thế hệ sau.

Cuối cùng, thành phố cần khuyến khích người dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hoá nơi công cộng, đặc biệt những người bán hàng phải có cung cách bán hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình, thân thiện và mến khách. Như vậy, ngoài những giá trị sẵn có như vẻ đẹp kiến trúc, giá trị văn hóa, lịch sử, thì con người Hà Nội với văn hoá ứng xử sẽ góp phần làm tăng sức thu hút đối với khách du lịch khi đến Hà Nội.

3.3. Một số kiến nghị và đề xuất

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch)

Thường xuyên tổ chức hội trợ, triển lãm giới thiệu các sản phẩm lưu niệm của các địa phương, hoặc các hội nghị, hội thảo về phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng trong khuôn khổ hội trợ, triển lãm du lịch.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tìm kiếm các sản phẩm, thiết kế mới, các cơ quan quản lý du lịch Việt Nam nên có chủ trương khai thác những sản phẩm lưu niệm hiện có và mang nét đặc trưng Việt Nam như tượng cô gái mặc áo dài Việt Nam đội nón lá. Từ sản phẩm đã có sẵn có thể tập trung chỉnh sửa để nâng cao cả về chất lượng, tính thẩm mỹ và sự tiện lợi, gọn nhẹ của sản phẩm. Việc đổi mới sản phẩm đã có sẵn sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, chí phí trong việc sản xuất sản phẩm lưu niệm.

3.3.2. Đối với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cần tích cực đẩy mạnh triển khai kế hoạch quảng bá sản phẩm lưu niệm kết hợp với các sản phẩm du lịch trên các trang web du lịch danh tiếng và uy tín trên thế giới như Trip Advisor, Smart Travel Asia …

Xây dựng một trung tâm mua sắm chuyên bày bán các sản phẩm lưu niệm tại phố cổ, vì nơi đây tập trung nhiều khách quốc tế đến tham quan. Trong đó trung tâm được xây dựng với thiết kế mang đặc trưng, phong vị của Hà Nội, nhân viên bán hàng trong trung tâm mặc đồng phục được in ấn chữ, hoặc hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội.


Thành phố Hà Nội nên thiết kế một trang web riêng, chuyên giới thiệu đầy đủ thông tin về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội và các điểm tham quan mua sắm đạt chuẩn của Thành phố.

3.3.3. Đối với cơ sở sản xuất

Các cơ sở sản xuất cần thường xuyên cập nhập, nắm bắt chủ trương, định hướng chung của thành phố để có thể thiết kế các sản phẩm đặc trưng cho thành phố và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Theo khảo sát ý kiến của khách du lịch và các doanh nghiệp về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội, Hồ Hoàn Kiếm và Chùa Một Cột là hình tượng được yêu thích và thể hiện nét đặc trưng rõ nhất của Hà Nội. Vì vậy, các cơ sở sản xuất có thể tham khảo phát triển các sản phẩm lưu niệm dựa trên nhu cầu, sở thích này của khách du lịch.

Bên cạnh các sản phẩm lưu niệm cao cấp, các cơ sở nên tập trung sản xuất các sản phẩm lưu niệm có giá thành vừa phải để đáp ứng nhu cầu của những khách du lịch bình dân.

3.3.4. Đối với doanh nghiệp du lịch:

Các doanh nghiệp du lịch có thể liên kết với các cơ sở sản xuất sản phẩm lưu niệm, lựa chọn một số sản phẩm lưu niệm nhỏ làm quà tặng cho khách du lịch khi đặt dịch vụ, hay quà tặng cho những khách du lịch có sinh nhật trong chuyến du lịch Hà Nội.

Doanh nghiệp du lịch có thể liên kết với các cơ sở kinh doanh sản phẩm lưu niệm để triển khai chương trình tặng phiếu giảm giá, ưu đãi mua hàng cho khách du lịch khi tham gia chương trình du lịch của công ty.

Đồng thời, doanh nghiệp du lịch tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất sản phẩm lưu niệm, làng nghề để tổ chức chương trình du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm thu hút khách du lịch bằng những trải nghiệm được quan sát hoặc tham gia quá trình tạo ra sản phẩm.



Tiểu kết chương 3

Du lịch ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vì thế phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa Hà Nội trở thành một trung tâm dịch vụ, du lịch lớn nhất cả nước là mục tiêu và định hướng phát triển du lịch của thành phố Hà Nội. Bên cạnh việc phát triển du lịch, thành phố Hà Nội cũng nên chú trọng đến phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, cũng chính là quan tâm đến phát triển làng nghề truyền thống. Cùng với những định hướng phát triển sản phẩm lưu niệm của Việt Nam, Hà Nội cần xác định những định hướng để phát triển sản phẩm lưu niệm trong những năm tới. Nhưng để thực hiện tốt những mục tiêu và định hướng đề ra, thành phố cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ thiết kế, sáng tạo sản phẩm, hỗ trợ, đầu tư cho sản xuất, đến vấn đề kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, và quảng bá sản phẩm. Hy vọng rằng với những giải pháp và kiến nghị đề xuất sẽ góp phần thúc đẩy phát triển sản phẩm lưu niệm của thành phố.



KẾT LUẬN

Ngày nay, mua sắm khi đi du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. Trong mỗi chuyến tham quan du lịch, khách du lịch đều mong muốn chọn mua được những sản phẩm lưu niệm mang dấu ấn đặc trưng của điểm du lịch đã trải nghiệm để có thể lưu giữ những kỷ niệm đẹp của chuyến đi, hoặc có thể làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Phát triển sản phẩm lưu niệm của địa phương không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn mở ra nhiều cơ hội để quảng bá, giới thiệu hình ảnh, những nét đẹp văn hoá đặc trưng của điểm đến, từ đó tăng sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương. Đồng thời, phát triển sản phẩm lưu niệm còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp người dân gia tăng thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống.

Với những giá trị và ý nghĩa quan trọng của việc phát triển sản phẩm lưu niệm, nhiều nước trên thế giới đã tập trung, đầu tư phát triển sản phẩm lưu niệm rất độc đáo, mang đậm nét đặc sắc riêng. Nhìn sang các nước như Nga, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Úc, hay các nước láng giềng trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia... sẽ thấy tất cả các quốc gia này đều có sản phẩm lưu niệm đặc trưng mà chỉ cần nhìn thấy người ta sẽ nhận ra ngay sản phẩm đó là của quốc gia nào. Ngay tại Việt Nam, Hội An được xem là địa phương đầu tiên đạt được những thành công nhất định trong việc tạo ra những sản phẩm lưu niệm đặc trưng, góp phần nâng cao giá trị hình ảnh du lịch, văn hoá đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Hà Nội chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống lâu đời, nơi hội tụ điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thành trung tâm du lịch hàng đầu của Việt Nam. Hà Nội là nơi tập trung của nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhiều nét văn hoá nghệ thuật truyền thống và 1.350 làng nghề thủ công, đây là những điều kiện, tiềm năng to lớn để thành phố phát triển sản phẩm lưu niệm. Trong những năm qua, du lịch Hà Nội ngày càng phát triển về lượng khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đến

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí