Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Sau M&a


Bảng 3.2: Các chỉ số tài chính cơ bản của các ngân hàng bị M&A từ năm 2011-2014


Ngân hàng


ROA


ROE

% Thu nhập

lãi thuần trên tổng thu nhập

% dư nợ cho vay trên huy động

thị trường

1


Vốn điều lệ (Tỷ VND)


Năm

PGBank

0.50%

3.92%

87.44%

80.58%

3,000

2014

MHB

0.29%

3.68%

100.16%


3,369


MDB

1.49%

2.55%

113.75%

206.70%

3,750


Phương Nam

-

-

-

-

4,000









PGBank

0.15%

1.19%

76.53%

100.04%


2013

MHB

0.33%

3.67%

93.83%

87.51%



MDB

0.84%

1.60%

108.95%

167.45%



Phương Nam

0.02%

0.42%

23.33%

-










PGBank

1.25%

7.51%

84.64%

110.90%


2012

MHB

0.05%

0.51%

97.17%

87.42%



MDB

1.34%

2.89%

101.86%

244.63%



Phương Nam

0.16%

2.78%

-21.87%

-










PGBank

2.54%

17.22%

93.72%

109.70%


2011

MHB

0.18%

2.64%

92.09%

-



MDB

3.72%

9.80%

102.12%

153.79%



Phương Nam

0.32%

6.93%

14.50%

-



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

Nguồn: Người viết tự tổng hợp từ các báo cáo thường niên ( BCTN), báo cáo tài chính(BCTC) của các ngân hàng.


Điểm chung của các ngân hàng bị sáp nhập trong năm nay là hiệu quả kinh doanh thấp, thể hiện rò ở chỉ số trung bình ROE dưới 3%/năm, rủi ro thanh khoản cao khi chỉ số tỷ lệ dư nợ trên nguồn huy động vốn thị trường 1 luôn ở mức từ 90- 100%, quy mô vốn điều lệ thấp hơn nhiều so với ngân hàng nhận sáp nhập (nhỏ hơn từ 2-10 lần). Trong đó, đặc biệt là thương vụ M&A giữa ngân hàng Phương Nam và Sacombank mang nặng tính quyền lợi của nhóm cổ đông lớn khi các chỉ số của Ngân hàng Phương Nam đều rất thấp, nhất là chỉ số % thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập trong 3 năm gần nhất đều dưới 30% (riêng năm 2012 còn bị âm) và tỷ lệ nợ xấu ở mức rất cao, ở mức 45,6% vào cuối tháng 6/2012 và 55,31% vào tháng 11/2013 (Theo báo cáo kiểm toán nhà nước công bố ngày 10/7/2015).

Xét về lợi ích tổng thể của toàn hệ thống ngân hàng, các thương vụ M&A trong năm 2015 hứa hẹn sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng ổn định hơn, giải quyết được các vấn đề đã tồn tại lâu năm của hệ thống ngân hàng là sở hữu chéo và các ngân hàng hoạt động yếu kém. Đặc biệt, các ngân hàng nhận M&A trong các thương vụ này đa phần là những ngân hàng có lịch sử hoạt động kinh doanh tốt (trừ Maritime Bank trong 3 năm gần đây khi chỉ số ROE chỉ từ 2-4%), năng lực tài chính mạnh, trình độ quản lý kinh doanh và quản trị rủi ro hiệu quả như nợ xấu trung bình mỗi năm tron giai đoạn 2011-2014 tại Sacombank, BIDV, VietinBank lần lượt dưới 2%, dưới 3% và khoảng 1%. Việc kết hợp giữa các ngân hàng lớn, hoạt động kinh doanh tốt với các ngân hàng nhỏ, hoạt động kinh doanh yếu kém hứa hẹn sẽ giúp cho các ngân hàng nhỏ cải thiện hiệu quả hoạt động của mình, qua đó giúp ổn định hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam hơn.


3.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sau M&A

Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng SCB sau M&A

Bảng 3.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB từ 2011-2014.



Năm


CAR


Tỷ lệ Nợ xấu


ROA


ROE


% thu nhập ròng từ lãi trên tổng thu nhập

% Tổng dư nợ cho vay trên huy động vốn

(TT1)

2014

9.39%

0.49%

0.04%

0.68%

64.98%

67.51%

2013

9.95%

1.63%

0.02%

0.32%

77,68%

60.47%

2012

10.35%

7.23%

0.04%

0.56%

96.53%

96.72%

2011

-

7.25%

1.88%

7.79%

91.47%

84.74%

Nguồn: Người viết tự tổng hợp từ BCTN, BCTC của SCB

Qua bảng số liệu trên cho thấy, mục tiêu chính của ngân hàng SCB sau M&A là quá việc tập trung xử lý nợ xấu và cải thiện vấn đề thanh khoản, cụ thể, chỉ số nợ xấu giảm dần qua các năm từ 7,25% trong cuối năm 2011 xuống 0,49% trong cuối năm 2014, tổng dư nợ cho vay trên huy động vốn thị trường 1 cũng giảm dần từ 80- 90% xuống 60-70%, qua đó giúp cải thiện khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu xét về mặt tổng thể thì ngân hàng SCB có thể được đánh giá hoạt động không tốt khi chỉ số khả năng sinh lời quá thấp (ROE trong 3 năm sau M&A không đến 1%), chỉ số nợ xấu giảm mạnh trong 2 năm 2013, 2014 nhưng nếu tính thêm khoản nợ xấu đã bán cho VAMC lần lượt trong năm 2013 và 2014 là 6.452 tỷ và 11.409 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu là 6,76% và 7,85% thì nợ xấu thực trong năm 2013, 2014 lần lượt là 8,39% và 8,34%. Do đó, việc M&A giữa 3 ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Tín Nghĩa đã không đạt được hiệu quả như kì vọng khi nợ xấu không giảm, tỷ lệ ROA, ROE thấp.


Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng SHB sau M&A

Bảng 3.4: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng SHB từ 2012-2014.



Năm


CAR


Tỷ lệ Nợ xấu


ROA


ROE


% thu nhập ròng từ lãi trên tổng thu nhập

Tổng dư nợ cho vay trên huy động vốn

(TT1)

2014

11.33%

2.02%

0.47%

7.54%

83.69%

81.74%

2013

12.38%

4.06%

0.59%

8.01%

88.85%

70.75%

2012

14.18%

8.80%

1.45%

0.29%

63.81%

69.46%

Nguồn: Người viết tự tổng hợp từ BCTN, BCTC của SHB

Bảng số liệu trên cho thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng SHB hậu M&A có kết quả hết sức khả quan, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh qua các năm từ 8,8% năm 2012 xuống còn 2,02% năm 2014; hệ số khả năng sinh lời đều đạt trên trung bình ngành, cụ thể năm 2014: ROA là 0,47% và ROE là 7,54% cao hơn so với tỷ lệ của toàn hệ thống là 0,51% với ROA và 5,49% với ROE. Qua các kết quả trên, SHB về cơ bản vừa giải quyết được vấn đề khó khăn về nợ xấu của ngân hàng HBB vừa nâng cao được khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng giai đoạn hậu M&A trên thị trường ngân hàng. Qua đó, thương vụ M&A này được đánh giá là thành công.


Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Pvcombank và HDBank sau M&A

Bảng 3.5: Các chỉ số tài chính cơ bản của Pvcombank và HDBank trong 2 năm 2013-2014.



Ngân hàng


Năm


CAR


Nợ xấu


ROA


ROE


% thu nhập ròng từ

lãi trên

tổng thu nhập

%

Tổng dư nợ cho vay trên huy động vốn

(TT1)

Pvcombank

2014

11.35%

2.88%

0.14%

1.57%

-34.57%

59.58%


2013

12.95%

4.90%

0.03%

0.30%

-19.64%

83.60%

HDBank

2014

-

2.27%

0.48%

5.37%

56.20%

61.80%


2013

-

3.67%

0.25%

2.53%

22.53%

64.73%

Nguồn: Người viết tự tổng hợp từ BCTN, BCTC của Pvcombank và HDBank

Bảng 3.5 cho thấy:

Pvcombank: Ngoại trừ chỉ số tỷ lệ nợ xấu được cải thiện thì các chỉ số còn lại đều rất thấp như hệ số khả năng sinh lời ROA dưới mức 0,02% và ROE dưới 2%, nhất là thu nhập ròng từ lãi đều bị âm trong cả 2 năm 2013, 2014. Điều đó cho thấy hiệu quả mang lại giai đoạn hậu M&A này là không hiệu quả.

HDBank: Chỉ số tỷ lệ nợ xấu được cải thiện, giảm từ 3,67% năm 2013 xuống còn 2,27% năm 2014, khả năng thanh khoản tốt với chỉ số % tổng dư nợ cho vay trên huy động vốn thị trường 1 chỉ khoảng 60%, qua đó đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng. Thêm nữa, chỉ số ROA, ROE có sự cải thiện trong năm 2014 khi tăng lần lượt từ 0,25% lên 0,48% và 2,53% lên 5,37% do sự gia tăng thu nhập


ròng từ lãi từ 22,53% năm 2013 lên 56,2% năm 2014. Qua đó, về cơ bản, thương vụ M&A của HDBank và Đại Á Bank là đạt hiệu quả.

3.4 Triển vọng của hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những thành công đáng kể khi đã áp dụng một số tiêu chuẩn Basel II trong phân loại nợ và trích lập dự phòng, việc giải quyết vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo, minh bạch hóa thông tin và việc thúc đẩy hoạt động M&A giữa các NHTM Việt Nam với nhau đã giúp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam cải thiện được hiệu quả hoạt động, nhất là tại các ngân hàng yếu kém, qua đó giúp hệ thống ngân hàng từng bước đi vào ổn định. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi nền kinh tế chung nên việc thực hiện đề án 254 của NHNN về vấn đề: Tái cơ cấu các TCTD, trong đó, cố gắng tái cơ cấu hết các ngân hàng nhỏ và hoạt đông yếu kém thông qua hoạt động M&A, đưa số lượng các NHTM Việt Nam từ gần 40 ngân hàng năm 2010 xuống còn 15-17 ngân hàng có quy mô trung bình, trong đó, ít nhất có 1-2 ngân hàng quy mô lớn, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực trong năm 2017 thì chưa thành công. Quá trình M&A của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 chủ yếu đến từ việc giải quyết vấn đề sở hữu chéo tồn tại lâu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng thuộc sở hữu vốn nhà nước hoạt động kinh doanh yếu kém hoặc các ngân hàng kinh doanh thua lỗ. Sau 5 năm tạo nền móng cho sự ổn định của hệ thống ngân hàng cũng như hành lang pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng, xu hướng của hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 sẽ hướng đến 3 mục tiêu: Thứ nhất, bắt buộc phải xử lý hết các ngân hàng đang hoạt động yếu kém còn lại, thứ hai là đẩy mạnh việc M&A giữa các NHTM có tình hình hoạt động kinh doanh tốt nhưng có quy mô nhỏ và trung bình, thứ ba là phải xây dựng được ít nhất 1-2 ngân hàng lớn đẳng cấp khu vực.

Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của tất cả các NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 2011-2014, người viết chia các ngân hàng thành 4 nhóm sau:


Nhóm I: Những ngân hàng có quy mô lớn (chỉ tính trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có quy mô vốn điều lệ trên 8.000 tỷ đồng) và hoạt động kinh doanh hiệu quả, bao gồm 9 ngân hàng: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB, Sacombank, ACB, VPB, SHB.

Nhóm II: Những ngân hàng có tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả nhưng có quy mô nhỏ và trung bình (Dưới 8.000 tỷ đồng), bao gồm 9 ngân hàng: Nam Á, OCB, Kiên Long, Viet Capital, Saigonbank, Bắc Á, Đông Á, HDBank và Liên Việt Post Bank.

Nhóm III: Những ngân hàng có tình hình hoạt động kinh doanh yếu kém, bao gồm 7 ngân hàng: SeABank, NCB, Việt Á, An Bình, SCB, Pvcombank, Maritime Bank.

Nhóm IV: Những ngân hàng có tình hình lịch sử hoạt động tốt nhưng trong 2 năm gần đây (2013,2014) lại có kết quả hoạt động kém, gồm 2 ngân hàng: VIB và Eximbank và những ngân hàng thiếu thông tin về các BCTC, BCTN, bao gồm 4 ngân hàng: Bảo Việt, Tiên Phong, VietBank và Agribank.

Để đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, người viết sẽ phân tích thông qua các nhóm chỉ số lành mạnh tài chính (FSIs)[13], bao gồm: Chỉ số đánh giá an toàn vốn, chỉ số đánh giá chất lượng tài sản, chỉ số đánh giá kết quả hoạt động, chỉ số đánh giá thanh khoản.‌

3.4.1. Nhóm chỉ số FSIs của các NHTM Việt Nam[14]

3.4.1.1 Nhóm chỉ số FSIs của các ngân hàng trong nhóm I

Chỉ số đánh giá an toàn vốn tự có.

Chỉ số này giúp đánh giá về mức độ đảm bảo an toàn vốn, được thể hiện qua hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Hệ số CAR càng cao thì an toàn vốn của ngân hàng càng tốt, nhưng nếu quá cao thì cũng thể hiện ngân hàng đang hoạt động không hiệu quả trong sử dụng vốn. Hệ số CAR của các ngân hàng nhóm I đều được


13Nghiên cứu về Đánh giá hệ thống ngân hàng Việt Nam qua một số chỉ số lành mạnh tài chính của Nguyễn Thị Minh Huệ.Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Kinh Tế và Kinh Doanh số 28, năm 2012, trang 158-166.

14Số liệu trong Phụ lục 1.


đảm bảo ở mức 9-14%, cho thấy các ngân hàng trong nhóm I đều đảm bảo về mặt an toàn vốn.

Chỉ số đánh giá về chất lượng tài sản.

Chỉ số này giúp đánh giá về chất lượng của các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho các khách hàng, thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Hệ số tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng thấp thì cho thấy ngân hàng hoạt động càng hiệu quả và ngược lại. Hệ số này của các ngân hàng nhóm I đều dưới 3%, so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng thì thấp hơn từ 1,5-3 lần (Cụ thể, hệ thống toàn hệ thống theo báo cáo của các TCTD là 3,4%, trong khi hệ số này ở đa số ngân hàng nhóm I từ 2- 2,5%, đặc biệt là Vietinbank chỉ ở mức 0,9% và Sacombank là 1,18%).

Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động.

o ROA, ROE.

Chỉ số ROA trung bình năm 2014 của nhóm I đạt mức 0,89%, cao hơn 1,7 lần so với toàn hệ thống (0,51%), cho thấy khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng nhóm I cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng còn lại.

Chỉ số ROE trung bình năm 2014 của nhóm I ở mức 11,46%, cao hơn 2 lần so với toàn hệ thống (5,49%). Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nhóm I tốt hơn rất nhiều so với các ngân hàng còn lại.

o Chỉ số thu nhập ròng từ lãi trên tổng thu nhập

Chỉ số trung bình của nhóm I năm 2014 ở mức 79%, cho thấy mức độ đóng góp của thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập vẫn chiếm phần lớn. Tuy nhiên, chỉ số này đang có xu hướng giảm dần qua các năm - từ mức hơn 86% trong năm 2011 (86,16%) xuống còn 79% trong năm 2014, cho thấy các ngân hàng trong nhóm I đã có sự chuyển hướng đúng đắn trong việc cơ cấu lại nguồn thu nhập, đa dạng hóa các nguồn thu nhập, tăng cường tỷ trọng thu nhập trong các hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác trong tổng thu nhập, đi theo đúng xu hướng phát triển của các ngân hàng hiện đại trên Thế giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022