Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự - 13

Cụ Thành chết ngày 30-6-1998. Di sản của hai cụ do chị Hoa quản lý. Chị Oanh xin hưởng toàn bộ di sản thừa kế theo di chúc.

Chị Hoa xuất trình hai tài liệu: Một tài liệu ghi ngày 28-3-1997, một tài liệu ghi ngày 28-5-1997 mà chị Hoa cho rằng đó là di chúc của cụ Thành, có nội dung: Cụ Thành để lại toàn bộ tài sản cho hai con là Trực và Nhơn. cả hai tài liệu này đều có 2 nhân chứng xác nhận, có chữ ký ghi là "Thành".

Do chị Oanh không công nhận hai tài liệu do chị Hoa xuất trình, nên Tòa án cấp sơ thẩm phải trưng cầu giám định. Tại công văn số 297/ĐN-PC21 ngày 16-6-1999 Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an tỉnh T đã kết luận không đủ yếu tố tiến hành giám định, đề nghị thu thêm mẫu chữ ký của cụ Thành. Tuy nhiên, chị Hoa không thu thêm được mẫu chữ ký.

Bản án 16/DSST ngày 6-10-1999 Tòa án nhân dân tỉnh T đã quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị Nguyễn Thị Phương Oanh.

Công nhận di chúc do cụ Vò Thị Thành lập ngày 28-1-1997 là hợp pháp. Chị Oanh được hưởng toàn bộ di sản.

Chị Hoa kháng cáo: Cụ Thành định đoạt cả phần tài sản của cụ Chơn là sai, cụ Thành lập di chúc 28-1-1997 khi cụ Thành đã 96 tuổi, không còn đủ sự minh mẫn, mà chưa có xác nhận của bác sĩ nên di chúc không đủ độ tin cậy. Hơn nữa, sau khi lập di chúc ngày 28-1-1997, cụ Thành còn lập thêm 2 di chúc nữa vào ngày 28-3-1997 và 28-5- 1997. Tòa án cấp sơ thẩm công nhận di chúc của cụ Thành ngày 28-1-1997 là sai.

Tại quyết định số 14/QĐ-KN ngày 18-10-1999 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T đã kháng nghị bản án sơ thẩm với lý do: Di chúc ngày 28-1-1997 chưa bày tỏ được ý chí của cụ Thành. Sau đó cụ Thành còn lập thêm 2 di chúc nữa vào ngày 28-3-1997 và 28-5- 1997, cụ Thành lập di chúc không có y chứng của bác sĩ, di chúc ngày 28-1-1997 của cụ Thành định đoạt cả phần tài sản của cụ Chơn là không đúng.

Tại bản án phúc thẩm số 86/DSPT ngày 29-3-2000 Tòa phúc thẩm H đã quyết

định:

- Bác đơn kháng cáo của chị Nguyễn Thị Kim Hoa và kháng nghị số 14/QĐ-KN ngày 18-10-1999 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T và y án sơ thẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Trong vụ án này, nảy sinh các vấn đề cần trao đổi sau:


Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự - 13

- Trong số 3 di chúc trên, di chúc nào có độ tin cậy: Cụ Thành lập 3 di chúc trong khoảng thời gian 4 tháng, nhưng chỉ có di chúc đầu tiên ngày 28-1-1997 do bà Oanh xuất trình có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, nên đáng tin cậy. Đối với di chúc ngày 28-3-1997 và di chúc ngày 28-5-1997 do bà Hoa xuất trình lại không có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bà Oanh lại không công nhận 2 di chúc này. Tòa án cấp sơ thẩm đã giám định và không đủ cơ sở để kết luận có đúng cụ Thành ký vào 2 di chúc này hay không. Vì vậy, hai di chúc này không đủ độ tin cậy.

- Hiệu lực pháp luật của di chúc: Tại di chúc ngày 28-1-1997, cụ Thành đã định đoạt toàn bộ tài sản chung của cụ Thành và cụ Chơn (định đoạt cả tài sản của người khác), nên di chúc này chỉ có hiệu lực đối với phần di sản của cụ Thành. Tòa án hai cấp đã công nhận di chúc này có hiệu lực toàn bộ là sai.

- Về việc có cần thiết phải có y chứng của bác sĩ hay không: Theo quy định của pháp luật thì chưa có quy định bắt buộc người ở độ tuổi bao nhiêu, trạng thái tinh thần như thế nào, sức khỏe ra sao phải đi khám sức khỏe trước khi lập di chúc. Hơn nữa, nếu phải đi khám sức khỏe thì phải khám tại những cơ sở nào mới được coi là hợp pháp thì pháp luật chưa có quy định. Vì vậy, cụ Thành mặc dù đã 96 tuổi, nhưng việc không có y chứng của bác sĩ trước khi cụ Thành lập di chúc vẫn không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của di chúc.

3.3. Hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc

3.3.1. Sự đồng ý của cha, mẹ đối với con từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi cần có trước khi người con lập di chúc, sự đồng ý đó phải bằng văn bản và khi cha mẹ đã đồng ý rồi thì không có quyền thay đổi

Do hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ của con từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc về thời điểm đồng

ý, hình thức đồng ý và khi đã đồng ý rồi có được thay đổi hay không nên còn có những ý kiến khác nhau trong khoa học pháp lý. Về nguyên tắc thì do chưa có văn bản nào khác ngoài quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 nên cha mẹ có thể đồng ý ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình lập di chúc: Trước, trong, sau khi lập di chúc. Hình thức đồng ý có thể là văn bản riêng, có thể là xác nhận của cha, mẹ, người giám hộ thể hiện sự đồng ý vào di chúc. Tuy nhiên, để đảm bảo quy định này đi vào thực tiễn, đảm bảo quyền tự định đoạt của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc, chúng tôi thấy rằng: Cha mẹ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất của người con chưa thành niên (từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi), nên nếu để cha, mẹ có ý kiến sau khi di chúc đã được lập thì sẽ không đảm bảo được tính khách quan trong việc "đồng ý" hay "không đồng ý" của cha, mẹ. Nếu như di chúc có lợi cho người cha hoặc những người khác thì việc để người mẹ đồng ý là việc khó vì người mẹ chỉ cần không đồng ý thì di chúc đương nhiên không có hiệu lực pháp luật. Ngược lại, nếu như di chúc có lợi cho người mẹ và những người khác thì việc để người cha đồng ý là việc khó có thể xảy ra. Tương tự như vậy, đối với người giám hộ thì cũng chỉ khi nội dung di chúc có lợi cho họ thì họ mới đồng ý nếu cho họ có quyền thể hiện sự đồng ý sau khi có di chúc. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hướng dẫn việc đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ phải trước khi người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc.

Như đã phân tích trên, thì ý chí của cha, mẹ, người giám hộ có thể thay đổi phụ thuộc vào việc họ được hay không được hưởng thừa kế theo di chúc, nếu được hưởng thì được hưởng nhiều hay ít… Vì vậy, việc đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ phải có trước di chúc. Tuy nhiên, về hình thức thể hiện sự đồng ý có cần thiết bằng văn bản riêng hay chỉ cần cha mẹ ký vào di chúc. Nếu như để cho cha mẹ ký vào di chúc thì đương nhiên khi đó di chúc đã được lập và cha, mẹ đã biết rò về nội dung di chúc, nên việc để cha mẹ đồng ý là việc khó khăn nếu di chúc không đảm bảo quyền lợi cho cha mẹ. Vì vậy, để đảm bảo quyền định đoạt của người dưới mười lăm tuổi nhưng chưa đến mười tám tuổi lập di chúc, cần quy định sự đồng ý của cha mẹ phải bằng văn bản riêng, có trước khi người con lập di chúc. Khi đã thể hiện sự đồng ý bằng văn bản riêng, thì người đồng ý đó

(cha, mẹ hoặc người giám hộ) sẽ có trách nhiệm hơn với ý kiến của mình, tránh tình trạng "khẩu thiệt vô bằng".

Một vấn đề nữa cần đặt ra là: Khi đã đồng ý việc lập di chúc và người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã viết di chúc, thì người đã đồng ý (cha, mẹ, người giám hộ) có quyền thay đổi bằng hành vi không đồng ý hay không. Cũng tương tự như phân tích về việc để hạn chế sự can thiệp của người cha, mẹ hoặc người giám hộ vào nội dung của di chúc thì chúng tôi đề nghị cần có quy định: Khi cha, mẹ, người giám hộ đã đồng ý cho người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc và người chưa đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã lập di chúc rồi thì cha, mẹ, người giám hộ không còn quyền thay đổi nữa.

Trường hợp cha mẹ, người giám hộ thể hiện sự đồng ý trong hoặc sau khi người từ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc thì đương nhiên được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi quyền lợi của cha mẹ, người giám hộ được đảm bảo theo di chúc.

3.3.2. Về di chúc miệng


Di chúc miệng chỉ phát sinh khi một người không thể lập di chúc bằng văn bản, đó là trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác thì có thể lập di chúc miệng. Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng bị hủy bỏ. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Chúng tôi cho rằng, những quy định trên về di chúc miệng là quá sơ sài, đơn giản. Giả dụ như việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là một quy định bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 656 Bộ luật dân sự thì đối với di chúc miệng cũng không thấy nêu gì về vấn đề này. Chúng tôi cho rằng, khi những người làm chứng ghi lại nội dung của di chúc miệng cũng cần tuân theo các quy định của di chúc bằng văn bản

(Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005). Hơn nữa, những người nào được mang di chúc miệng đi chứng nhận, chứng thực hay chỉ những người làm chứng cũng là vấn đề cần quy định.

3.3.3. Về tên gọi của di chúc


Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định di chúc phải có tên gọi như thế nào. Trong thực tiễn đã xuất hiện nhiều di chúc định đoạt tài sản với tên gọi khác nhau: Giấy ủy quyền, lời dặn, tờ tương phân, di chúc… Tuy với nhiều loại tên gọi khác nhau nhưng nội dung của những giấy tờ này đều thể hiện việc chuyển dịch tài sản cho người khác sau khi chết. Nhiều loại giấy tờ đã được cơ quan công chứng, chứng thực. Vậy có nhất thiết phải ghi tiêu đề là "Di chúc" mới được coi là di chúc hay không. Thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân cho thấy: Dù tên tiêu đề là gì, nhưng nội dung chuyển dịch tài sản cho người khác sau khi chết đều được coi là di chúc.

Theo Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp thì bất cứ tên gọi nào thể hiện ý chí của một người nhằm chuyển dịch tài sản cho người khác thì đều gọi là thừa kế hoặc di tặng (Điều 967 Bộ luật dân sự Pháp).

Vì vậy, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, chúng tôi đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có hướng dẫn về tên gọi tiêu đề của di chúc theo hướng dù có tiêu đề là gì nhưng nội dung nhằm chuyển dịch tài sản cho người khác sau khi chết, phù hợp với Phần thứ tư Bộ luật dân sự năm 2005 thì đều là di chúc, tránh những cách hiểu khác nhau.

3.3.4. Về người viết hộ di chúc


Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định về người viết hộ di chúc phải có những điều kiện gì, những đối tượng nào không được viết hộ di chúc… Vì vậy, việc áp dụng pháp luật có những ý kiến khác nhau như hai ví dụ nêu trên. Chúng tôi cho rằng, người viết hộ di chúc có ý nghĩa quan trọng đến việc thể hiện đúng hay không đúng nội dung của di chúc. Vì vậy, việc quy định những điều kiện đối với người viết hộ di chúc, diện những người được viết hộ di chúc là cần thiết. Tuy nhiên, do Bộ luật dân sự năm 2005 đã được thông qua, nên chúng tôi đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hướng dẫn thực hiện Điều 656 Bộ luật dân sự năm 2005 về người viết hộ di chúc theo

hướng: Những người viết hộ di chúc phải đảm bảo các điều kiện như người làm chứng cho di chúc được quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2005.

3.3.5. Về việc hủy bỏ di chúc


Theo quy định tại khoản 3 Điều 662 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: "Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ". Như vậy, pháp luật quy định có một hình thức hủy bỏ di chúc. Từ phân tích ở phần trên, chúng tôi cho rằng, việc quy định trên là chưa dự đoán hết các tình huống xảy ra trên thực tế, ví dụ: Trường hợp người lập di chúc thực hiện hành vi xé, đốt, tiêu hủy di chúc (có lập văn bản xác nhận sự kiện này xảy ra) có được coi là họ đã hủy bỏ di chúc hay không? Hoặc sau khi lập di chúc, người lập di chúc lập văn bản tuyên bố hủy bỏ di chúc, có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có được coi là người lập di chúc đã hủy bỏ di chúc hay không?... Những trường hợp này đều cần phải được coi là người lập di chúc đã hủy bỏ di chúc.

Vì vậy, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, chúng tôi đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hướng dẫn cho phù hợp.

Kết luận chương 3


Những tranh chấp về thừa kế di sản nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng luôn luôn là vấn đề phức tạp do chính nội dung của vụ việc và còn do những quy định của pháp luật về vấn đề này chưa thật triệt để và cũng chưa thật sự phù hợp với đời sống xã hội. Thực trạng giải quyết tranh chấp về hiệu lực của di chúc còn là vấn đề phức tạp, hơn nữa vì nó liên quan đến những điều kiện của di chúc do pháp luật quy định, nhưng không phải bao giờ và khi nào người lập di chúc cũng nhận thức được rò và cụ thể những quy định của pháp luật về vấn đề này. Hơn nữa, do thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc, mà việc giải quyết những tranh chấp về hiệu lực của di chúc càng trở nên phức tạp hơn. Những tranh chấp phổ biến giữa những người thừa kế được Tòa án nhân dân giải quyết có không ít những tranh chấp liên quan đến hiệu lực của di chúc và phổ biến là về việc hiểu nội dung của di chúc đều là những tranh chấp phức tạp, do những chứng cứ để chứng minh không phải bao giờ cũng xác định được cụ thể và rò ràng. Những quy định

của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc ở mức độ khái quát cao, lại không có văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện đã dẫn đến những nhận thức khác nhau giữa những người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong các cơ quan xét xử. Những kiến nghị, đề xuất của tác giả luận văn với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào quá trình nhận thức trong việc hoàn thiện pháp luật về thừa kế nói chung và những quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng.

Kết luận


Chế định về quyền thừa kế là một chế định lớn trong Bộ luật dân sự. Chế định này nhằm để điều chỉnh những nguyên tắc chung về quyền thừa kế, về hình thức thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, về thời hiệu khởi kiện. Những điều kiện có hiệu lực của di chúc được quy định trong Bộ luật dân sự, như những tư tưởng chỉ đạo và là cơ sở pháp lý có hiệu lực điều chỉnh cao trong việc xác định giá trị pháp lý và hiệu lực pháp luật của di chúc. Những quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc được quy định trong các văn bản pháp luật trước đây đã dần dần được thay đổi, xây dựng, củng cố, bổ sung theo hướng ngày một hoàn thiện và phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội.

Với đề tài: "Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự", tác giả luận văn đã nghiên cứu để làm sáng tỏ về hiệu lực của di chúc theo những quy định trong Bộ luật dân sự. Đề tài luận văn đã được tác giả nghiên cứu và phân tích, có sự so sánh với những quy định tương ứng trong những quy định pháp luật của Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, đồng thời cũng có sự so sánh với những quy định tương ứng trong các Bộ luật dân sự của chế độ thực dân - phong kiến ở Việt Nam để nhằm làm nổi bật tính độc lập và hiện đại của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Mặt khác, qua nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã chỉ rò những quy định của pháp luật nhằm hạn chế quyền tự định đoạt của người lập di chúc trong trường hợp cụ thể, để làm nổi bật tính nhân văn sâu sắc và bản chất nhân đạo của pháp luật thừa kế Việt Nam dưới chế độ mới quy định về những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Thừa kế theo di chúc, những hình thức đa dạng của di chúc, đã được tác giả phân tích, làm rò để minh chứng cho những quy định cụ thể của pháp luật thừa kế Việt Nam về vấn đề này. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc đã được tác giả phân tích, nhận định theo hệ thống những quy định của pháp luật, để qua đó chỉ ra những quy định còn bất cập, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của đời sống xã hội trong thừa kế theo di chúc nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và có những viện dẫn thực tế để

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí