Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 20

146


Nhiệm vụ đầu tiên là tăng cường giáo dục trong nhà trường để vừa nâng cao trình độ học vấn vừa nâng cao sự hiểu biết xã hội cho thế hệ trẻ đồng bào các DTTS một cách bài bản. Muốn vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục cho phù hợp với đồng bào các DTTS, lồng ghép giáo dục giá trị VH truyền thống của đồng bào các DTTS trong vùng vào chương trình chính khóa (thông qua các bài giảng trong môn học giáo dục công dân, môn lịch sử, môn văn học…) và các hoạt động ngoại khóa của các nhà trường nhằm vừa giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống vừa giáo dục lòng tự hào DT và ý thức giữ gìn, phát huy BSVHDT.

Kết hợp có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục với chương trình mục tiêu quốc gia về VH ở các tỉnh vùng Đông Bắc. Chính nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục tạo điểu kiện để xây dựng mới các trường DT nội trú của tỉnh và của huyện, tạo điều kiện cho con em đồng bào các DTTS ở vùng khó khăn đến trường miễn phí và có chính sách thu hút các thầy cô giáo vùng xuôi lên công tác được học tập, bồi dưỡng tiếng DT để nắm được BSVH của đồng bào các DTTS, từ đó có cách giáo dục, tuyên truyền đến các em học sinh ý thức gìn giữ, phát huy bản sắc đó trong cộng đồng.

Thầy cô trong nhà trường kết hợp với các tổ chức hội ở địa phương (thôn, bản) như hội phữ, đoàn thanh niên đến vận động đồng bào có con em đến độ tuổi đi học và con em đang học dang dở tiếp tục tới trường nhằm thực hiện tốt việc xóa mù chữ và phổ cập trung học đối với các em là người DTTS.

Đối với các già làng, trưởng bản không biết chữ phổ thông, nhà nước cần mở các lớp bổ túc để họ biết chữ phổ thông, từ đó họ mới tìm hiểu, tiếp thu, nắm vững được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, đồng thời tham gia vào tuyên truyền, hướng dẫn cho đồng bào trong bản thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương.

Ngoài việc nâng cao trình độ dân trí thông qua giáo dục trong hệ thống nhà trường thì việc giao lưu, tiếp xúc với các DT khác trong vùng và thường xuyên tiếp cận với hệ thống phương tiện thông tin như sách vở, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, Internet… cũng là cách để mở mang hiểu biết, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các DTTS. Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh

147


tế thị trường và hội nhập quốc tế như hiện nay, trình độ dân trí được coi là nền tảng của sự phát triển. Do đó, nếu đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc sống khép kín, cô lập, không có sự giao lưu tiếp xúc với các DT khách trong và ngoài vùng thì không thể nâng cao được sự hiểu biết. Chính sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như hiện nay là cơ hội để các DT được giao lưu, tiếp xúc với nhau trên mọi lĩnh vực. Từ đó, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, tìm hiểu và học hỏi những cái hay, cái đẹp trong VH của các DT khác để trên cái nền truyền thống, các DT tự làm mới mình, phát triển kinh tế, VH của DT mình lên theo kịp xu thế phát triển chung của đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Sự tăng cường các phương tiện thông tin như sách, báo, đài phát thanh, truyền hình, Internet đến những bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, không chỉ giúp cho đồng bào ở các vùng này tiếp cận được với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước một cách thường xuyên, thông suốt và trực tiếp nhất mà còn giúp cho đồng bào các DTTS nâng cao sự hiểu biết về những kiến thức bổ ích liên quan đến sức khỏe, mô hình kinh nghiệm phát triển kinh tế, giáo dục, VHDT, hướng dẫn sản xuất,… trên các kênh truyền hình như VTV1, VTV2, VTV3 và các kênh truyền hình địa phương. Đội ngũ cán bộ VH cơ sở cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tuyên truyền, định hướng cho đồng bào DTTS lựa chọn, theo dõi các chương trình liên quan đến VHDT như những kênh truyền hình có phát sóng giới thiệu về VH độc đáo, đặc sắc của các DT cũng như những việc làm cụ thể mà các DT đang thực hiện để tham gia trực tiếp vào việc giữ gìn, phát huy BSVH của DT họ. Từ đó, giúp cho đồng bào các DTTS cảm thấy tự tin hơn, tự hào hơn về những giá trị trong kho tàng VH của DT mình và có ý thức, hành động giữ gìn, phát huy nó.

Như vậy, cần phát huy tốt vai trò của giáo dục trong nhà trường, bên cạnh việc nâng cao trình độ học vấn, các nhà trường cần có những cách thức để nâng cao sự hiểu biết nói chung của đồng bào các DTTS về các lĩnh vực xã hội thông qua chương trình chính khóa cũng như chương trình ngoại khóa. Các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở các huyện do phòng lao động thương binh xã hội kết hợp với các trường nghề tổ chức đào tạo tại địa phương cũng cần lồng ghép vào chương trình giảng dạy để giáo dục các em là học sinh DTTS phải nhận thức được đúng đắn các giá trị VH

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 20


truyền thống của DT mình và có những cách thức thực hiện để duy trì, phát huy những giá trị đó trong cộng đồng.

Trình độ dân trí của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc cũng được nâng cao do sự giao lưu, hội nhập, sự va chạm, tiếp xúc giữa các DT trong phạm vi toàn quốc, khu vực, tỉnh, huyện và sự tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng như sách vở, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, internet. Do đó, các tỉnh vùng Đông Bắc cần tăng cường đầu tư, đặc biệt sự đầu tư điện lưới quốc gia đến các thôn bản vùng sâu vùng xa để họ có cơ hội sử dụng các phương tiện thông tin trên. Đối với sách vở, tạp chí vẫn đang được nhà nước cấp phát miễn phí đến các huyện, xã vùng đặc biệt khó khăn để nâng cao dân trí cho đồng bào nhưng hiệu quả đạt được chưa cao từ chương trình này. Sách, báo, tạp chí cấp phát về các huyện, xã thì nhiều nhưng số lượng đến tay bản thân đồng bào các DTTS thì ít. Mặt khác, nhu cầu đọc, tìm hiểu của đồng bào chưa cao, trong điều kiện kinh tế còn eo hẹp, đồng bào chỉ tập trung làm ăn, lên nương rẫy cả ngày không có thời gian tìm hiểu, có nơi thì khả năng đọc chữ phổ thông còn hạn chế nên khó khăn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu. Do đó, vấn đề đặt ra là chính quyền địa phương cần kết hợp với các tổ chức ban ngành khảo sát, thống kê số lượng người chưa biết đọc, biết viết chữ phổ thông để có những phương án giáo dục bổ túc dành cho đối tượng là đồng bào các DTTS không biết chữ nhằm xóa tình trạng mù chữ hiện vẫn còn ở một số vùng sâu, vùng xa. Chỉ khi xóa được tình trạng này thì đồng bào mới tiếp cận được dễ dàng các nguồn tri thức cần thiết, trong đó có các tri thức về giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS.

Tóm lại, khi trình độ dân trí của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc được nâng cao, họ sẽ chủ động, tự giác, tích cực tiếp thu nhanh, nhạy với các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhận thức được những giá trị tích cực, cái hay, cái đẹp trong BSVH của DT mình để từ đó củng cố niềm tin, lòng tự hào DT, ý thức tự giác tộc người, không ngừng phát huy, phát triển BSVH của tộc người mình cho phù hợp với xu thế mới đồng thời thấy được cái không phù hợp, cái hủ tục, tập quán lạc hậu, cổ hủ trong VH truyền thống để từ đó loại bỏ dần trong cuộc sống của đồng bào. Có như vậy, BSVH của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc mới không ngừng được giữ gìn và phát huy trong đời sống cộng đồng.


Tiểu kết chương 4‌

Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các tỉnh vùng Đông Bắc cần nhận thức rõ vai trò, vị trí của BSVH các DTTS trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các DTTS nói riêng. Từ sự nhận thức đúng đắn, cần có những hành động cụ thể, thiết thực, phù hợp với nguyên tắc chung và những đặc điểm riêng của vùng miền, DT để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy các DTTS vùng Đông Bắc. Trong quá trình thực hiện, cần phải dựa trên nguyên tắc thống nhất trong đa dạng và tiên tiến hóa nền VH Việt Nam, đồng thời phải gắn với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS và phát huy tốt vai trò chủ thể chính là đồng bào các DTTS. Những quan điểm đó phải được quán triệt một cách đồng bộ, xuyên suốt, trong hệ thống đường lối, chủ trương, sách sách của Đảng, Nhà nước và trong quá trình tổ chức, triển khai, thực hiện thông qua những giải pháp chủ yếu: Tiếp tục nâng cao và đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS; xây dựng đội ngũ làm công tác VH đủ mạnh về số lượng và chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện thực hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực VH, trong đó có vấn đề giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS; Nhà nước và các địa phương cần đầu tư nguồn lực một cách hài hòa, cân xứng giữa nguồn lực kinh tế với nguồn lực phát triển VH; Nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc để họ phát huy tối đa vai trò chủ thể trong việc giữ gìn và phát huy BSVH của DT mình.

Hệ thống giải pháp này vừa mang tính chiến lược, vừa có tính cụ thể, vừa phù hợp với đặc thù của vùng trong quá trình phát triển nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS trong địa bàn.


KẾT LUẬN‌

BSVH các DTTS vừa mang những đặc trưng cơ bản của BSVH Việt Nam vừa có những sắc thái VH riêng, độc đáo, đặc thù tạo nên nền VH Việt Nam phong phú, đa dạng. Cái riêng, cái đặc thù làm nên BSVH các DTTS xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.

BSVH các DTTS vùng Đông Bắc trong những điều kiện cụ thể của vùng có những biểu hiện phong phú, đa dạng trong VH vật thể (nhà ở; trang phục; ẩm thực; tư liệu sinh hoạt, lao động) và VH phi vật thể (ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật và tri thức bản địa). Những đặc trưng cơ bản của BSVH vùng Đông Bắc là: Thế giới quan thần bí, tín ngưỡng vạn vật hữu linh ăn sâu bám rễ vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội; đề cao đời sống tinh thần, sống đoàn kết, hài hòa, tình nghĩa; đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên khắc nghiệt; cách tư duy tự nhiên, chân thật, phản ánh một lối sống giản dị, mộc mạc.

Từ lý luận về giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS, luận án trình bày vấn đề giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam thông qua việc giữ gìn, phát huy các giá trị VH vật thể và giá trị VH phi vật thể. Đây là một quá trình thống nhất giữa giữ gìn với phát huy nhằm làm cho BSVH của các DTTS vùng Đông Bắc được lưu giữ, không bị mất mát, tổn hại và làm cho cái hay, cái tốt của BSVH lan tỏa tác dụng, tiếp tục làm nảy nở thêm trong cuộc sống để đóng vai trò làm sức mạnh nội sinh đưa các DTTS hòa nhập theo xu thế chung của cả nước, đóng góp vào xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà BSDT và thống nhất trong đa dạng.

Luận án đã đánh giá và khái quát những thành tựu và hạn chế trong quá trình giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc. Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự tham gia tích cực, chủ động của đồng bào các DTTS vào việc giữ gìn, phát huy BSVH của đồng bào mà những nội dung trong BSVH của đồng bào (VH vật thể và VH phi vật thể) được quan tâm giữ gìn, phát huy với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Bản thân đồng bào các DTTS dưới sự tuyên truyền, giáo dục của các cơ quan chuyên môn đã có những sự nhận thức đúng đắn về BSVH của DT mình, đã phát huy cao vai trò chủ thể của mình trong việc sáng tạo và hưởng thụ các giá trị VH đồng thời là chủ thể trong việc giữ gìn, phát huy BSVH.


Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nhiệm vụ giữ gìn và phát huy BSVH của đồng bào các DTTS vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế đó xuất phát từ bản thân chủ thể là Nhà nước, chính quyền địa phương, đồng bào các DTTS với những cách thức thực hiện chưa phù hợp, chưa sát, chưa đúng trọng tâm, triệt để. Do đó nhiều giá trị VH truyền thống mang đậm đà bản sắc đang dần mai một trước tác động của nền kinh tế thị trường, của giao lưu và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thuộc về VH vật thể như nhà ở truyền thống, trang phục truyền thống, ẩm thực truyền thống … vắng bóng dần trong cuộc sống của đồng bào, chỉ còn tồn tại thưa thớt ở những bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các giá trị VH phi vật thể ít được đồng bào thực hiện, đặc biệt là giới trẻ thì quay lưng lại với những giá trị truyền thống, tiếp nhận những yếu tố VH ngoại lai, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của DT tạo nên sự lai căng, mất gốc.

Thực trạng đó bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan (những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế…) và nguyên nhân chủ quan (nhận thức chưa đầy đủ và hoạt động kém hiệu quả của các cấp ban ngành, chính quyền địa phương và bản thân đồng bào các DTTS). Trong quá trình thực hiện việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có quan điểm và giải pháp đúng đắn, phù hợp.

Để phát huy một cách vững chắc thành quả đạt được và khắc phục, loại bỏ dần những hạn chế yếu kém trong giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS cần quán triệt các quan điểm cơ bản như: Phải theo nguyên tắc thống nhất trong đa dạng và tiên tiến hóa nền VH Việt Nam; gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS; bằng việc phát huy vai trò chủ thể của đồng bào. Những quan điểm đó phải được quán triệt một cách đồng bộ, xuyên suốt trong hệ thống đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và trong toàn bộ quá trình tổ chức, triển khai thực hiện thông qua một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS. Trên cơ sở đó phát huy tối đa vai trò của các chủ thể với các cách thức tiên tiến, phù hợp với từng nội dung trong BSVH của các DTTS nhằm phát huy sức mạnh nội sinh đưa đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc phát triển đi lên, đồng thời góp phần xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà BSDT.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


1. Ngô Thị Hương (2014), “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Nùng ở Thái nguyên”. Tạp chí Dân tộc học, số 167 tháng 11.

2. Nguyễn Thị Lan Hương, Ngô Thị Hương (2015), “Tín ngưỡng nông nghiệp của người Nùng ở Thái Nguyên ”. Tạp chí Dân tộc học, số 169 tháng 11.

3. Ngô Thị Hương (2016), “Thực trạng sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Nùng ở Thái Nguyên hiện nay”. Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt, tháng 5.

4. Ngô Thị Hương, Lê Kiều Anh (2017), “Đa dạng về bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam”. Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt, tháng 1.

5. Ngô Thị Hương (2018), “Một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam”. Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt kì 1, tháng 6

6. Ngô Thị Hương, Lê Kiều Anh (2019), “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số thông qua hình thức tuyên truyền, giáo dục”. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, kì 2 tháng 3 năm 2019.

7. Ngô Thị Hương (2019), “Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam”. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Đặng Thế Anh (2012), Nét đẹp văn hóa xứ lạng. Nxb Văn hóa dân tộc.

2. Huỳnh Công Bá (2015), Đặc trưng và sắc thái văn hóa vùng – tiểu vùng ở Việt Nam. Nxb Thuận Hóa.

3. Báo Caobang.vn cập nhật ngày 19/01/2015, Bảo tồn, phát huy giá trị trang phục các dân tộc.

4. Lê Văn Bé (2001), Trang phục cổ truyền của người Nùng ở Đông Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ Lịch sử, Viện dân tộc học, Hà Nội.

5. P.K.Benedct (1944), Thai, Kadai và Indonesiens (Những tộc người nói ngôn ngữ Thái, Kadai và Indonêsiên. Tập san hội nghiên cứu Đông Dương.

6. Nguyễn Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

7. Trần Văn Bính (chủ biên) (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc. Đề tài khoa học cấp nhà nước.

8. Trần Văn Bính (2015), Văn hóa Việt Nam trên đường đổi mới – thời cơ và thách thức. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Trần Văn Bính (2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nxb Quân đội nhân dân.

10. Trần Bình (2011), Văn hóa mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam. Nxb Thời đại.

11. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Bùi Thị Kim Chi (2014), Một số vấn đề đặt ra trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tộc người. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Hoàng Chương (2009), Thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Tạp chí Tuyên giáo (6).

14. Nguyễn Văn Dân (2011), Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022