Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 15

trong kinh doanh cần có các hình thức tăng cường các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt về việc vi phạm của các cơ sở này trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch, đặc biệt hoàn thiện hệ thống quy định về các chế tài xử phạt vi phạm đủ sức răn đe đối với các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật và quyền lợi của khách lưu trú. Mặt khác, cần có sự đổi mới về thủ tục, nội dung kiểm tra theo hình thức đơn giản hóa nhằm mục đích tránh gây khó khăn cho các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch cũng như cho chính bộ phận thanh tra của cơ quan QLNN về du lịch. Nội dung kiểm tra, thanh tra không chỉ tập trung vào các thủ tục hành chính pháp lý đối với các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch mà cần chú trọng kiểm tra các điều kiện thực hiện kinh doanh của các cơ sở này đã tương ứng với giấy phép kinh doanh được cấp hay chưa. Cụ thể, cần tập trung vào kiểm tra, thanh tra về các nội dung chính như: điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân lực, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy... của các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch tại Đà Lạt.

Hai là, cần tăng cường phương thức thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với hoạt động du lịch.

Mặc dù hiện nay bộ phận Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch tại Đà Lạt đã có nhiều tiến bộ theo hướng giảm phiền hà, gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo theo đúng Nghị quyết 35/NQ – CP trong việc phối hợp liên ngành để giảm số lần thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra liên ngành thực sự chưa được phối hợp đồng đều giữa các ban ngành dẫn đến hiệu quả của phương thức thanh tra, kiểm tra liên ngành chưa thực sự phát huy được hiệu quả như mong muốn của cả phía các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch cũng như từ phía cơ quan QLNN về du lịch tại Đà Lạt. Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra cũng như giảm phiền hà cho các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch cần thiết tăng cường hơn nữa các phương thức thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở này trên địa bàn thành phố.

Ba là, cần từng bước xây dựng, hoàn thiện đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đối với hoạt động du lịch tại Đà Lạt.

Hiện nay, lực lượng thanh tra nhà nước của thành phố chỉ có 04 cán bộ thanh tra. Mặt khác, các cán bộ thanh tra này không chỉ chịu trách nhiệm thanh tra đối với hoạt động du lịch mà còn thanh tra về các mảng khác. Như vậy, có thể nhận thấy số lượng cán bộ thanh tra tại Đà Lạt còn quá mỏng, khó có thể chuyên trách một khối lượng công việc lớn với nhiều mảng khác nhau như vậy, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt vào những thời điểm cao điểm về du lịch. Do đó, giải pháp cần thiết đối với công tác thanh tra, kiểm tra hiện nay là cần bổ sung lực lượng cho công tác QLNN về hoạt động thanh tra, kiểm tra cho phù hợp với tình hình thực tế của thành phố. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch đào tạo, lựa chọn đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra phù hợp với thực tế tại Đà Lạt. Năng lực của các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ bao gồm kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà còn có sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có những đánh giá khách quan, chính xác, nhanh chóng bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch tại Đà Lạt. Mặt khác, cần có kế hoạch phân công nhiệm vụ và quy trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ thanh tra, đảm bảo sự chuyên môn hóa và hợp lý, tránh trường hợp một người phải đảm nhiệm công tác thanh tra, kiểm tra ở nhiều mảng khác nhau.

Bốn là, đẩy mạnh việc thực hiện kết quả sau thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm.

Các đoàn kiểm tra của thành phố cần nghiên cứu, áp dụng cơ chế xử lý phù hợp đối với các trường hợp vị phạm, hạn chế việc lập biên bản nhắc nhở, cần nâng cao hơn nữa hiệu lực của các đợt kiểm tra, thanh tra tạo tính răn đe, buột phải khắc phục đối với các trường hợp, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở vi phạm. cần tăng cường chế tài và biện pháp xử lý vi phạm đối với cán bộ thanh tra chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.

Tăng cường công tác thanh tra nguồn gốc của thực phẩm, quy trình trồng trọt, chăn nuôi chế biến tại thành phố, kiểm tra nguồn gốc của sản phẩm dịch vụ

phục vụ du lịch lưu hành trên thị trường, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, chế biến không đúng quy định, việc lưu hành, vận chuyển hàng gian, hàng lậu, hàng kém chất lượng để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải trí phục vụ du khách khi đến du lịch tại thành phố.

3.3. Kiến nghị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

3.3.1. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng

- Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách, quy hoạch và kế hoạch về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 15

- Thứ hai, UBND tỉnh cần kiến nghị ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào phát triển du lịch, nhất là trong việc xây dựng, khai thác các điểm, tuyến du lịch cũng như bảo tồn, tôn tạo các giá trị.

- Thứ ba, UBND tỉnh Lâm Đồng cần quan tâm triển khai công tác nghiên cứu, dự báo thị trường khách du lịch; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với nguồn nhân lực lao động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh.

- Thứ tư, xây dựng cơ chế phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh.

3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ

- Chính phủ cần hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách đặc thù cho Đà Lạt phát huy vai trò là trung tâm dịch vụ du lịch và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng Tây Nguyên.

- Khuyến khích chính sách thị thực, mở rộng miễn thị thực cho du khách quốc tế nhằm thu hút du khách đến Việt Nam, Lâm Đồng cũng như Đà Lạt.

Tiểu kết Chương 3


Trong chương 3, với việc hệ thống định hướng, quan điểm chỉ đạo và mục tiêu phát triển du lịch của Đảng, nhà nước, của tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt. Luận văn đã đề xuất sáu nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong công tác QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Các giải pháp có tính cụ thể và đặc thù phù hợp với chức năng nhiệm vụ của UBND thành phố, các ngành, các cấp của thành phố, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt, quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Trong các nhóm giải pháp mà luận văn kiến nghị nhằm tăng cường công tác QLNN về du lịch, thành phố Đà Lạt cần đặc biệt quan tâm một số giải pháp. Cụ thể: công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật, chủ trương phát triển du lịch cần được chú trọng thực hiện thường xuyên, liện tục, quan tâm các giải pháp thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển du lịch, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết; chú trọng việc hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN, trình độ, năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, coi trọng nhân tố con người trong định hướng chiến lược nguồn nhân lực, cũng như định hướng chung về phát triển du lịch; tăng cường thực hiện các giải pháp, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư; nhanh chóng khắc phục những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố.

KẾT LUẬN


QLNN về du lịch là nhân tố quyết định đến sự phát triển ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói chung và của thành phố Đà Lạt nói riêng, có tác động không nhỏ vào sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của thành phố. Du lịch thành phố Đà Lạt thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên trong quá trình phát triển, nhiều yêu cầu của hoạt động du lịch vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Việc tăng cường chức năng QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt.

Qua quá trình nghiên cứu Luận văn đã mang lại những kết quả chính sau:

1. Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động du lịch và QLNN về du lịch của chính quyền cấp huyện. Theo đó, luận văn đã nêu rõ khái niệm, đặc điểm hoạt động du lịch; vai trò của du lịch; quan niệm, đặc điểm của QLNN về du lịch; sự cần thiết của QLNN về du lịch; nội dung QLNN về du lịch của chính quyền cấp huyện; các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch.

2. Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương về công tác QLNN về du lịch, rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Lạt.

3. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và QLNN về du lịch ở thành phố Đà Lạt giai đoạn 2014 - 2018, từ đó rút ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.

4. Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNNvề du lịch ở thành phố Đà Lạt trong thời gian tới.

Với những nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn, học viên hy vọng đề tài sẽ góp phần định hướng, hệ thống hóa và hoàn thiện chức năng QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố, thúc đẩy hoạt động du lịch Đà Lạt phát triển hơn nữa trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Xuân Ảnh (2007) Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 132, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.

4. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2014), Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2014, NXB. Thống kê, Hà Nội.

5. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2015), Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2015, NXB. Thống kê, Hà Nội.

6. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2016), Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2016, NXB. Thống kê, Hà Nội.

7. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2017), Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2017, NXB. Thống kê, Hà Nội.

8. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2018), Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2018, NXB. Thống kê, Hà Nội.

9. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố, thuộc tỉnh, Hà Nội.

10. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

11. Chính phủ (2017), Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội.

12. Ngô Mạnh Cường (2015), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh

trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sỉ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Lê Phương Dung (2015), Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

14. Trần Như Đào (2017), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.

15. Đại học Oxford (2016), Oxford Advanced Learner’s Dictionary with Vietnamese translation, NXB. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Minh Đức (2007), Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Đình, Trần Thị Minh Hòa (chủ biên) (2017), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995), Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

19. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Hành chính công, NXB. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

20. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, NXB. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

21. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), Giáo trình Quản lý học đại cương, NXB. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

22. Học viện Hành chính Quốc gia (2014), Tập bài giảng Lý luận Hành chính nhà nước, Hà Nội.

23. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (1966), Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

24. Lê Thu Hương (2011), Giáo trình Nhập môn du lịch, NXB. Giáo dục,

Hà Nội.

25. Nguyễn Thu Hạnh (chủ nhiệm) (2011), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

26. Trương Quang Hải (chủ nhiệm) (2015), Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở Tây Nguyên, Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.

27. Lê Long (2012), Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

28. Phạm Trung Lương (chủ nhiệm) (2000), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.

29. Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2018), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

30. Hồ Đức Phớc (2010), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

31. Quốc hội (2005), Luật Du lịch, Hà Nội.

32. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

33. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội.

34. Quốc hội (2017), Luật Du lịch, Hà Nội.

35. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng (2017), Kế hoạch số 58/KH-VHTTDL ngày 20/9/2017 thực hiện Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 06/7/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng, Lâm Đồng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023