Độ Tin Cậy Và Tính Đạo Đức Của Đối Tượng Tham Khảo


khen ngợi như tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm, cơ cấu lại nguồn thu nhập của ngành ngân hàng đang có bước tiến bộ đáng kể (Giảm dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập sang hoạt động cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác của ngành ngân hàng), chuyển từ cấp tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất sang lĩnh vực sản xuất, giải quyết triệt để vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, xây dựng được hành lang pháp lý chuẩn mực hơn cho hoạt động ngân hàng, xây dựng được định hướng chiến lược phát triển đúng đắn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua việc đẩy mạnh hoạt động M&A trong các NHTM Việt Nam, giúp cho các NHTM cải thiện hiệu quả kinh doanh, năng lực quản trị tài chính và quản trị rủi ro, áp dụng công nghệ hiện đại vào trong hoạt động.


CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu chung

Ở 2 chương trước, người viết đã giới thiệu về cơ sở lý thuyết về hoạt động M&A ở chương 2 và thực trạng hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam trong đề án 254 về “Tái cơ cấu lại TCTD trong giai đoạn 2011-2015” ở chương 3. Trong chương 4 này, người viết sẽ đề cập đến vấn đề về phương pháp nghiên cứu xuyên suốt bài luận văn, dữ liệu sử dụng trong bài luận. Từ đó, người viết thông qua việc tổng hợp ý kiến đa chiều của các chuyên gia tài chính – ngân hàng trong nước và ngoài nước cùng với ý kiến riêng của mình để đưa ra một nhận định chung nhất về hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015.

4.2Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu của người viết khi làm bài luận văn này là muốn nghiên cứu về hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam theo đề án 254 về “Tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2011-2015”. Trong giai đoạn này, các thương vụ M&A giữa các NHTM Việt Nam diễn ra không nhiều, chỉ rải rác 1-2 thương vụ mỗi năm (trừ năm 2015), do đó, số liệu về tình hình M&A cũng như tình hình hoạt động kinh doanh trước và sau quá trình M&A của các NHTM Việt Nam vừa ít về số liệu (do những hạn chế trong việc cung cấp thông tin ra đại chúng của các ngân hàng và do số lượng thương vụ M&A của các NHTM Việt Nam quá ít- chỉ có 4 thương vụ từ năm 2011-2014) lại vừa yếu về chất lượng thông tin (vấn đề thiếu minh bạch trong thông tin). Vì vậy, người viết đi đến quyết định sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính- Case study (nghiên cứu tình huống) cho toàn bộ bài luận văn của mình thông qua việc phân tích các thương vụ M&A thực tế của các NHTM Việt Nam với nhau trong giai đoạn 2011-2015.


4.2.2 Dữ liệu nghiên cứu

Với việc nghiên cứu đề tài dưới góc độ vĩ mô về hoạt động M&A của cả hệ thống NHTM Việt Nam nên đối tượng tham khảo chính của người viết trong bài luận này là nhận định, ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng trong nước và quốc tế như TS. Cấn Văn Lực, TS Lê Xuân Nghĩa- nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, chuyên gia kinh tế – TS Trần Hoàng Ngân, PGS.TS Ngô Trí Long, GS. Trần Thọ Đạt và ông Keith Pogson, lãnh đạo cấp cao phụ trách Dịch vụ tài chính ngân hàng Tập đoàn Ernst & Young (EY) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Ông Hubert Knapp - Giám đốc phụ trách Dịch vụ tư vấn Tài chính ngân hàng, Công ty Ernst & Young Việt Nam… các nhà hoạch định chính sách nhà nước như Ông Nguyễn Văn Giàu- Chủ nhiệm UBKT Việt Nam, TS Vò Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Đức Kiên-Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, những nhà quản trị cấp cao tại Hội Sở hay cổ đông lớn của các ngân hàng về hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015 như Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng Giám đốc SHB, Ông Vò Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)… để có cái nhìn tổng quát về hoạt động M&A ngân hàng diễn ra trong giai đoạn qua. Bên cạnh đó, người viết cũng thu thập sơ bộ những dữ liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong các bản báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các NHTM trong giai đoạn 2011-2015 và dữ liệu từ chính những nhân viên, nhà quản lý cấp trung của các NHTM đã tiến hành M&A về những vấn đề khó khăn ở tầm vi mô giai đoạn hậu M&A như: vấn đề luân chuyển nhân sự, sự thích ứng trong quá trình tích hợp công nghệ và thích ứng trong văn hóa doanh nghiệp hậu M&A của các nhân viên ngân hàng.

4.2.2.1 Cách thức thu thập dữ liệu

Dữ liệu tầm vĩ mô.

Với khả năng rất hạn chế của mình trong các mối quan hệ, người viết đã không thể xin được các buổi gặp mặt phỏng vấn trực tiếp từ các đối tượng là các


nhà hoạch định chính sách nhà nước, các cổ đông lớn hay ban quản trị cấp cao của các ngân hàng. Do đó, việc thu thập dữ liệu về những đối tượng trên được người viết thu thập thông qua việc tổng hợp thông tin từ các bài báo của những đối tượng này được đăng trên các trang báo, tạp chí uy tín trong nước trong giai đoạn 2011- 2015 như tạp chí ngân hàng, thời báo ngân hàng…, các website uy tín như vnexpress.net, VnEconomy.vn, nguyentandung.org, ncseif.gov.vn(trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia)…, trong các buổi hội thảo như Diễn đàn kinh tế mùa thu, diễn đàn Quốc Hội… hoặc trong các bài nghiên cứu chuyên ngành về vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hoặc vấn đề về hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015.

Dữ liệu tầm vi mô.

Người viết sẽ trực tiếp phỏng vấn thông qua các mối quan hệ cá nhân như bạn bè, người quen đang làm việc trong các NHTM Việt Nam đã tiến hành M&A để thu thập thông tin về ý kiến của các nhà quản trị cấp trung và các nhân viên của các NHTM Việt Nam đã tiến hành M&A trong giai đoạn 2011-2015.

4.2.2.2 Độ tin cậy và tính đạo đức của đối tượng tham khảo

Độ tin cậy.

Các dữ liệu đều được người viết thu thập được từ các trang báo, tạp chí uy tín trực thuộc nhà nước hay các trang báo uy tín chuyên ngành tài chính- ngân trong nước, các buổi hội thảo uy tín chuyên ngành do các tổ chức nhà nước tổ chức hay các bài nghiên cứu chuyên ngành của các tiến sĩ, giáo sư nên độ tin cậy của dữ liệu trong bài luận văn hết sức cao.

Tính đạo đức.

Các đối tượng được tham khảo xuyên suốt bài luận đều là những người có uy tín cao trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng hay các nhà lãnh đạo nhà nước nên vấn đề đạo đức trong thông tin họ phát biểu được đánh giá tương đối đảm bảo.

4.2.2.3 Các câu hỏi nghiên cứu chính

Người viết sẽ tập trung vào việc thu thập thông tin để trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu chính sau:


Thứ nhất, Ông/Bà có nhận định như thế nào về lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Chính Phủ và NHNN trong giai đoạn 2011-2015, nhất là hoạt động M&A ngân hàng?

Thứ hai, Ông/Bà hãy cho biết các NHTM Việt Nam có những động lực và rào cản nào khi tiến hành M&A ngân hàng 2011-2015?

Thứ ba, Ông/Bà hãy cho biết hướng đi nào cho hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới?

Ngoài ra, người viết còn thu thập thêm thông tin từ các nhân viên, nhà quản lý cấp trung (Trưởng, phó phòng) để tìm hiểu xem hoạt động M&A ảnh hưởng như thế nào đến họ?

4.3 Kết quả nghiên cứu

4.3.1 Bảng tổng hợp kết quả từ các chuyên gia


Nội dung

Nhận định của các chuyên gia [15]

Câu hỏi 1


Đánh giá về định hướng của NHNN trong đề án 254 “Tái

cơ cấu các TCTD 2011-2015”.

- Đúng đắn và phù hợp với bối cảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Đặc điểm của các NHTM trong các thương vụ M&A.

- Ngân hàng đang gặp vấn đề về thanh khoản tạm thời.

- Ngân hàng có tình tình hoạt động kinh doanh yếu kém, chủ yếu là do nợ xấu cao.

- Các ngân hàng có tình trạng sở hữu chéo.

Kết quả thực hiện đề án 254 của NHNN tính đến tháng 9/2015.

- Giúp cải thiện được khả năng thanh khoản, bảo đảm an toàn cho tiền gửi của người dân. Qua đó, thoát khỏi nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng.

- Tiến độ xử lý các ngân hàng yếu kém còn chậm và chưa đủ quyết liệt.

- Hoạt động M&A đa phần chỉ cải thiện về mặt


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 11

15Tổng hợp Ý kiến chuyên gia tại Phụ lục 5.



cơ học, chứ chưa có sự cải thiện đáng kể về mặt tài chính và quản trị.

Câu hỏi 2


Động lực của các NHTM khi tiến hành M&A 2011-2015.

- Cải thiện khả năng thanh khoản (SCB, Ficombank và Tín Nghĩa Bank).

- Cải thiện tình hình kinh doanh yếu kém do nợ xấu cao.

- Gia tăng quy mô vốn, mở rộng mạng lưới hoạt động (trong tình hình NHNN hạn chế mở rộng mạng lưới),mạng lưới khách hàng, nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh (SHB & Habubank và HDBank & Đại Á Bank, PVFC và Western Bank).

- Giải quyết tình trạng sở hữu chéo theo quy định của NHNN (Sacombank & NH Phương Nam và Maritime Bank & MDB).

- Thực hiện theo sự chỉ đạo của NHNN.

Rào cản trong quá trình M&A 2011-2015.

- Thiếu minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ.

- Tình trạng sở hữu chéo.

- Hành lang pháp luật chưa rò ràng và chồng chéo.

- Sự chống đối của các cổ đông ngân hàng.

- Nợ xấu tại một số NHTM quá cao.

- Tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế.


Câu hỏi 3


Hướng đi mới cho hoạt động M&A ngân hàng trong thời gian tới.

- Phải xây dựng được một số ngân hàng lớn đẳng cấp khu vực (Quy mô vốn điều lệ từ 4 -5 tỷ USD).

- Đổi mới chiến lược M&A, tập trung kết hợp các ngân hàng nhỏ vào các NHTM có vốn nhà nước như Vietcombank, VietinBank, BIDV.

- Mạnh mẽ xử lý các NH yếu kém (mua lại giá 0 đồng), kể cả các ngân hàng hoạt động kinh doanh ổn định nhưng quy mô nhỏ nhằm thu hẹp số lượng NHTM Việt Nam về 15-17 ngân hàng trong năm 2020.

- Phân chia các ngân hàng theo từng lĩnh vực

chuyên biệt (trừ các ngân hàng lớn thành tập đoàn tài chính).

Câu hỏi 4


Tác động của hoạt động M&A đối với các nhân viên, nhà quản lý cấp trung của ngân hàng bị M&A (thường là ngân hàng nhỏ hoặc đang có vấn đề về kinh doanh).

- Đối với quản lý cấp trung (Trưởng, phó phòng): Một số lượng lớn sẽ trực tiếp bị sa thải hoặc gián tiếp sa thải bằng cách điều chuyển xuống vị trí thấp hơn (Từ trưởng phòng xuống phó phòng hoặc nhân viên bình thường) và cũng nhiều trường hợp sẽ bị điều chỉnh xuống bộ phận thu hồi nợ.

- Đối với nhân viên ngân hàng: Đây là bộ phận ít biến động nhất, có những thương vụ giữ lại đa số nhân viên và cũng có những thương vụ sẽ tiến hành kiểm tra lại năng lực nhân viên để tiến hành thanh lọc những người có năng lực chuyên môn

thấp (tùy thuộc vào mỗi thương vụ M&A ngân



hàng, nếu chênh lệch quá xa về trình độ giữa

nhân viên 2 bên thì thanh lọc sẽ càng mạnh).

Tác động của hoạt động M&A đối với các nhân viên, nhà quản lý cấp trung của ngân hàng nhận M&A (ngân hàng lớn, ngân hàng thâu tóm).

- Đối với nhân viên: Sẽ không có sự biến động nhiều trong bộ phận này, hoặc nếu có thì chỉ là một vài biến động nhỏ khi điều chuyển một số lượng nhỏ lên làm phó phòng tại ngân hàng bị M&A.

- Đối với quản lý cấp trung: M&A có tác động rất lớn và tích cực đến các cán bộ cấp trung của ngân hàng nhận M&A, sẽ tạo ra một làn gió mới vào trong các nhà quản lý này, xóa bỏ đi sức ì, sự trì trệ, thiếu sáng tạo (điển hình nhất là việc thiếu động lực làm việc do khó thăng tiến vì muốn lên chức thì lại không có chỗ trống); M&A sẽ thúc đẩy các nhà quản lý này phải cố gắng cải thiện và chứng minh năng lực của mình để có thể được đề

bạt lên vị trí mới cao hơn.

Nguồn: Người viết tự tổng hợp

4.3.2 Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2011-2015 như sau:

Về quá trình tái cơ cấu các TCTD.

Lộ trình tái cơ cấu các TCTD trong giai đoạn 2011-2015 là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với bối cảnh lịch sử khi hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ nhiều vấn đề yếu kém như thanh khoản thấp, nợ xấu cao, khả năng quản trị hoạt động yếu kém, sở hữu chéo phức tạp … Mặc dù, NHNN đã có lộ trình tái cơ cấu đúng đắn cũng như ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp lý để hỗ trợ cho việc thực hiện tái cơ cấu của các ngân hàng trong suốt giai đoạn 2011-2015 nhưng tính đến thời điểm hiện tại (cuối tháng 9/2015) hệ thống ngân hàng Việt Nam khó có thể hoàn

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí