đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trước khi đưa vào thực tiễn cần có những thảo luận, kiến nghị và kết quả là sự ra đời của thông tư 19/2010/TT-NHNN, việc nghiên cứu, quán triệt các điểm mới của Luật các TCTD, Luật NHNN, những tác động của các Luật này đối với hoạt động ngân hàng, đề xuất, kiến nghị các nội dung cần quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành để đảm bảo tính khả thi của Luật là rất cần thiết.
- Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn nhất quán với các bộ luật có liên quan để tạo ra tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát từ Trung ương đến địa phương, các Bộ ngành có liên quan nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, trong đó các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút vốn vào ngân hàng.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các biện pháp:
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bao gồm các luật và các quy định liên quan đến các chủ thể tham gia thanh toán không dùng tiền mặt thông qua hệ thống thanh toán của các ngân hàng theo hướng phân định rò quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, trên cơ sở đó có biện pháp kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp.
Tích cực chỉ đạo triển khai các đề án thành phần của Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.
Thông tin, quảng bá, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tổ chức, cá nhân về thanh toán không dùng tiền mặt
Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán.Huy động nguồn lực để đầu tư, nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán.
Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước:
Về điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối:
Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ chính sách tiền tệ hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạmphát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường thông qua việc đổi mới, hoàn thiện các công cụ CSTT, đặc biệt là các công cụ gián tiếp mà vai trò chủ đạo là nghiệp vụ thị trường mở.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, theo cơ chế thị trường và theo hướng gắn với một rổ các đồng tiền của các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng tại Việt Nam. Nới lỏng dần biên độ giao dịch của tỷ giá chính thức, tiến tới sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành tỷ giá hối đoái. Giảm mạnh và tiến tới xóa bỏ sự can thiệp hành chính vào thị trường ngoại hối. Phát triển mạnh thị trường ngoại hối và các thị trường tiền tệ phái sinh theo các thông lệ quốc tế. NHNN chỉ can thiệp thị trường và đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của đất nước, chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu CSTT và bình ổn thị trường tiền tệ.
Hiện nay NHNN cần có biện pháp can thiệp để thu hẹp chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và giá niêm yết. Cơn khát ngoại tệ của các doanh nghiệp tăng cao trong những tháng cuối năm cần được NHNN can thiệp kịp thời.
Về cơ chế quản lý:
Phát huy vai trò của một NHTW, chủ yếu thực hiện các chức năng ngân hàng trung ương (ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, người cho vay cuối cùng, cơ quan điều tiết thị trường tiền tệ và trung tâm thanh toán) và các chức năng quản l Nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ của NHNN chủ yếu nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ - ngân hàng, góp phần tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế xã hội.
NHNN độc lập trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của NHNN trong việc tổ chức thực hiện các chiến lược, xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở phân định rò quyền hạn, nhiệm vụ và hạn chế sự can thiệp của các cơ quan liên quan vào quá trình xây dựng và thực thi CSTT, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Rà soát và hoàn thiện các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo biệc tuân thủ nghiêm túc các quy định này.
Hoàn thiện và phát triển các hệ thống an toàn để đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro hệ thống và tăng cường hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.
Xây dựng khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như Công ty xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng
Đổi mới cơ chế chính sách theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng
Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ k điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn (Việt Nam đã tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai)
Hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại như các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh…
Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường
Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác
Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD.
Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin về tài chính ngân hàng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài chính ngân hàng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD.
Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng:
- Thể hiện rò hơn chức năng làm cầu nối giữa ngân hàng thương mại với Nhà nước, giữa các ngân hàng thương mại với nhau để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam phát triển, đồng thời cũng xây dựng mối liên kết giữa các ngân hàng thương mại vị sự ổn định của thị trường tiền tệ Việt Nam, sụ an toàn của các ngân hàng trước sự xâm lấn, sức ép cạnh tranh, sự thôn tính, tác nhân gây mất ổn định từ bên ngoài.
- Phát hiện kịp thời các hoạt động cạnh tranh lành mạnh nhằm cảnh báođể ngân hàng nhà nước có biện pháp xử lý phù hợp
- Tham mưu cho ngân hàng nhà nước để ngày càng hoàn thiện Luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng
3.4 Kết luận chương 3:
Chương 3 của luận văn đưa ra các giải pháp cho sản phẩm, dịch vụ, cơ sở vật chất cũng như yếu tố con người nhằm góp phần phát triển hoạt động huy động vốn
của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Luận văn cũng đưa ra thêm một số kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước và Hiệp Hội Ngân hàng trong hoạt động huy động nhằm tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại một cách minh bạch, cũng như có sự hỗ trợ nhằm phát triển hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
KẾT LUẬN
Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế là su hướng tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhiều cơ hội thuận lợi phát triển kinh doanh cũng như tạo ra nhiều sức ép cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam cũng có những điểm mạnh, điểm yếu và cũng có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức khi càng ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại nước ngoài có năng lực tài chính, có công nghệ cao, trình độ quản lý chuyên nghiệp, … sẽ tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian tới.
Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, cũnng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, học viên đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các sản phẩm huy động vốn, dịch vụ bán lẻ, cơ sở vật chất kỹ thuật và cả yếu tố con người quyết định đến hoạt động huy động vốn với mong muốn Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam luôn đứng vững trên thị trường cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung.
Vì thời gian có hạn cũng như kiến thức chưa được đầy đủ, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, học viên rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng học viên xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của Trường Đại học Kinh tế TPHCM đã cho học viên những kiến thức và phương pháp để học viên có thể hoàn thành luận văn này.Đặc biệt, học viên xin gửi tới PGS.TS Trương Quang Thông đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho học viên trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam các năm 2009->2011.
2. Báo cáo Kết quả kinh doanh năm 2011 và định hướng kinh doanh năm 2012 của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
3. Báo cáo đánh giá hoạt động bán lẻ từ 2010-06/2012 của Vietcombank.
4. Chỉ thị số 20/2007/CT – TTg ngày 24 tháng 08 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam-Luật các Tổ chức Tín dụng 2010.
6. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2011), Báo cáo phân tích vị thế và khách hàng của VCB, Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Kiều (2012) ,Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Lao động xã Hội, TP HCM.
8. Nguyễn Đăng Dờn chủ biên, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong (2011), Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
9. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương (2001), Tiền tệ - Ngân hàng, NXB TP HCM, TP HCM.
10. Nguyễn Thị Minh Huệ, (2011),Phân tích hiệu quả của chính sách lãi suất năm 2011 của Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 24, trang 13-17.
11. Trần Huy Hoàng chủ biên, Nguyễn Đăng Dờn, Trầm Thị Xuân Hương, Trương Quang Thông, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Văn Sáu,Nguyễn Từ Nhu, Nguyễn Ngọc Hân, Dương Tấn Khoa, Nguyễn Thanh Phong (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã Hội, TP HCM.
12. Trương Quang Thông chủ biên (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính.
13. Web: vietcombank.com.vn
PHỤ LỤC
Thông tư số 02/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Namngày 03/03/2011 quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam.
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) như sau: Điều 1. Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi; lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm; riêng các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14,5%/năm. Mức lãi suất huy động vốn tối đa này áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy động vốn tối đa. Điều 2. Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam tại các địa điểm huy động vốn (Hội sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghiêm cấm tổ chức tín dụng thực hiện khuyến mại huy động vốn bằng tiền, lãi |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 9
- Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
- Giải Pháp Về Chính Sách Lãi Suất, Khuyến Mại Tặng Thưởng:
- Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 13