Tình Hình Vốn Hoạt Động Của Các Cpa Giai Đoạn 1939-1944


Như vậy, cho đến năm 1938 số vốn mà Ngân hàng Đông Dương cấp cho các CPA đã chiếm trên 90% và đây cũng chính là cơ sở để ta có thể khẳng định rằng các CPA thực chất cũng chỉ là những chi nhánh đặc biệt của Ngân hàng Đông Dương, là “cái vòi bạch tuộc” của tư bản Pháp vươn sâu vào nông thôn Việt Nam nói chung và Bắc Kỳ, Trung Kỳ là để hút máu nhân dân thuộc địa.

Nhưng kể từ năm 1939 trở đi, cơ cấu vốn hoạt động của các CPA có sự thay đổi đáng kể xin tham khảo bảng thống kê sau đây:

Bảng 3.7. Tình hình vốn hoạt động của các CPA giai đoạn 1939-1944

Đơn vị tính: 1.000 $



Năm


Tổng số vốn

Vốn hội do các hội

viên góp

Vốn từ quỹ dự trữ

Vốn của NHĐD


Vốn từ tiền ký gửi


Số tiền

Tỷ lệ % so với tổng số

vốn


Số tiền

Tỷ lệ % so với tổng số vốn


Số tiền

Tỷ lệ % so với tổng số vốn

1939

5782

307

5,3

753

13,0

1177

20,3

3545

1940

7278

326

4,4

753

19,4

1893

26,0

4305

1941

8669

348

4,0

791

9,1

2550

29,4

4980

1942

11063

427

3,9

1171

10,6

3136

28,3

6302

1943

19608

222

1,5

3866

19,7

6970

36,5

550

1944

25261

245

0,1

2908

11,5

8769

34,7

13312

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 11

Nguồn: Hồ sơ số (N6-170), Phông tòa đại biểu Chính phủ Nam Việt, TTLTQG II, TPHCM.

Như vậy, từ năm 1939 trở đi số vốn của Ngân hàng Đông Dương có chiều hướng giảm xuống rõ rệt. Điều này lại càng cho chúng ta có thể khẳng định Ngân hàng Đông Dương chỉ tung vốn ra cho những hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhưng ít rủi ro. Bởi vì, từ 1939 chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, hoạt động kinh doanh của giới tư bản ở xứ thuộc địa cũng gặp khó khăn và rủi ro cao. Chính vì thế, Ngân hàng Đông Dương đã giảm số vốn cho các CPA vay để tránh rủi ro trong kinh doanh.

Trong khi đó, việc trả trước kỳ hạn của các kỳ phiếu bảo đảm việc vay mượn mua bán hàng hóa đa dạng trên thị trường quốc tế và đặc biệt tỷ lệ chiết khấu, hoa hồng này cao song hành với sự không ổn định của các tiền tệ ở Đông Dương cũng như việc phát triển thêm nhiều các chi điếm ngân hàng khác trên các thị trường


châu Á. Tất cả những điều đó thôi thúc Ngân hàng Đông Dương đẩy mạnh hoạt động, mở rộng sang nhiều lĩnh vực nhằm đuổi theo những lợi nhuận kếch sù và chắc chắn. Một số kết quả hoạt động của Ngân hàng Đông Dương ngày càng phát triển mạnh thể hiện rất rõ trong bảng thống kê sau đây:

Bảng 3.8. Bản chất các hoạt động của ngân hàng thực hiện giai đoạn 1914 - 1921

Đơn vị tính: đồng franc

Năm

Chiết khấu

(trả trước kỳ hạn)

Ứng trước trền hàng

hóa

Cho vay trên thu

hoạch

1914

1919

1920

1921

176.080

475.808

794.608

721.379

82.057

204.807

252.112

125.376

445

255

135

181

Nguồn: J. Aumiphin (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (Đinh Xuân Lâm dịch), Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội, tr.26.

3.1.2. Hối đoái

3.1.2.1. Một số chính sách về hối đoái

Bằng một Thỏa ước (Convention) được ký đóng vào ngày đặc quyền phát hành hết hạn (20/1/1920), Chính phủ Pháp đã ưu ái dành cho Ngân hàng Đông Dương một đặc quyền lớn hơn và chắc chắn hơn đó là ngoài chức năng phát hành, ngân khố, ngân hàng còn được đảm nhiệm chức năng ngân hàng ngoại thương cho Chính phủ Đông Dương từ ngày 27/3/1920 [22; tr.27]. Do đó, tất cả vốn ngoại tệ, các kim loại quý (vàng, bạc…) của Chính phủ Đông Dương đều ký gửi tại Ngân hàng Đông Dương. Thỏa ước này đã đáp ứng những yêu cầu của hoạt động ngoại thương, nhờ đó hoạt động này ngày càng lớn mạnh sau chiến tranh. Với sắc lệnh này, đã góp phần làm cho quyền lực của giới tư bản tài chính được tăng cường. Trong thực tế thì nhiều quan chức giữ vị trí chóp bu trong bộ máy nhà nước đều có cổ phần trong ngân hàng. Và cũng trong năm này Chính phủ Pháp cho thành lập Ủy hối đoái ở Đông Dương để kiểm soát hoạt động hối đoái [90]. Giai đoạn từ 1930- 1939, đây là giai đoạn khủng hoảng kinh tế bắt đầu tác động mạnh đến Việt Nam và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến nhịp độ đầu tư. Để ổn định đồng bạc Đông


Dương biện pháp khả thi nhất mà chính quyền Pháp áp dụng là cột đồng Đông Dương vào đồng franc. Vì thế, các thỏa thuận đã được ký kết với Ngân hàng Đông Dương để đảm bảo sự cân bằng giá hối đoái. Đồng thời ngân hàng cũng cam kết đổi giấy bạc do ngân hàng phát hành ra vàng nhưng trên một mức tối thiểu quy định [45]. Tiếp theo ngày 9/9/1939, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh về việc kiểm soát hối đoái và buôn bán vàng ở Đông Dương (Contrôle des Changes et Commerce de l’Or) [70]. Cấm xuất khẩu vàng, tiền tệ, giấy bạc và các ngoại hối ra khỏi Đông Dương. Sắc lệnh này được ban hành nhằm tăng cường biện pháp tập trung vật lực cho cuộc chiến tranh. Theo văn bản này, tư nhân không được gửi hay mang tư bản (bao gồm tiền, giấy bạc, cổ phần công phiếu có giá trị thay cho tiền) từ Đông Dương ra nước ngoài; trong trường hợp đặc biệt, phải được phép của Ty hối đoái (Office des Changes). Mỗi người Đông Dương khi ra nước ngoài chỉ được mang theo tối đa 25.000 francs (tức 2.500$), hàng tháng có thể được gửi theo quy định của Ty hối đoái. Người nước ngoài đến Đông Dương đều phải khai và đăng ký số tư bản của mình tại thuế quan và chỉ được mang vào sử dụng ở Đông Dương không quá 10.000 francs.

3.1.2.2. Những hoạt động về hối đoái

Đồng bạc Đông Dương theo chế độ bản vị bạc còn đồng franc Pháp theo chế độ bản vị vàng là đồng tiền có giá trị trong giao dịch quốc tế. Chính vì thế hối suất luôn thay đổi theo giá vàng - bạc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.9. Tỷ lệ chuyển đổi giữa đồng bạc Đông Dương với đồng franc Pháp


Năm

1 đồng piastre ($) so với đồng franc (f)

Năm

1 đồng piastre ($) so với đồng franc (f)

1886

4,2

1904

2,4

1890

3,9

1905

2,6

1897

2,7

1914

2,4

1901

1,9

1916

2,8

1902

1,9

1919

4,5

1903

2,3



Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1998), “Tiền tệ Sài Gòn 1859-1954”, Tạp chí Xưa và Nay số 55B/1998, Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM, tr.5.


Bảng trên cho thấy hối suất giữa đồng Đông Dương và đồng franc Pháp luôn thay đổi. Đặc biệt, năm 1901 giá trị đồng Đông Dương giảm thấp nhất, 1 đồng Đông Dương chỉ đổi được 1,925 francs. Điều này đã làm giá cả hàng hóa trong nước tăng vọt. Lạm phát tăng lên đến 21% trong khoảng thời gian từ năm 1901 - 1903 [20; tr.440]. Trước tình hình đó, để ổn định đồng Đông Dương từ năm 1903 - 1905, Chính phủ ban hành luật cấm lưu hành đồng Mexico và cấm xuất cảng đồng Đông Dương ra nước ngoài. Nhờ đó đến cuối năm 1905, Đông Dương đã đi vào kỷ nguyên đồng tiền chỉ huy. Đến ngày 1/12/1905, 1 đồng Đông Dương đổi được 2,65 francs (mà không cản trở việc xuất khẩu gạo). Để ổn định đồng bạc Đông Dương Sắc lệnh ngày 9/1/1930, duy trì hối suất 1 đồng Đông Dương đổi được 10 francs [20; tr.442]. Sự thay đổi hối suất giữa đồng tiền thuộc địa với đồng tiền chính quốc đã gây ra nhiều xáo trộn và thiệt thòi không chỉ cho dân chúng mà ngay cả những nhà kinh doanh cũng ảnh hưởng không nhỏ. Chỉ có Ngân hàng Đông Dương là có lợi nhất trong bối cảnh biến động hối đoái vô cùng phức tạp này. Trong dịch vụ thanh toán quốc tế (bao gồm mua, bán hay là chuyển khoản ngoại tệ) ngân hàng luôn bảo đảm thu được lãi.

Cũng trong bảng trên cho thấy sự khôn khéo về tài chính của ngân hàng và điều này đã giúp cho ngân hàng vượt qua nhiều khó khăn. Thật vậy, từ năm 1916, giá bạc tăng mạnh không ảnh hưởng gì đến giá hối đoái Đông Dương trong khi ở Trung Quốc là một nước mua bạc kim loại lại thấy một phần lớn tiền dự trữ của mình bị các nước khác thu hút. Thế là Trung Quốc quyết định nhằm vào tiền dự trữ của Đông Dương mua về để trữ thêm cho mình. Mặc dù tất cả những lệnh cấm được ban bố, đồng tiền Đông Dương vẫn bị thu hút bởi nguồn lợi tức chênh lệch giá khổng lồ (đồng bạc giảm giá từ 18 đến 20% trên đồng đôla Hong Kong, khi mà trước đây có giá tương đương) đã lên đường vượt biên giới sang Trung Quốc [82].


Để cứu vãn tình hình, Phủ Toàn quyền ký với ngân hàng bản qui ước ngày 20/1/1920, nhằm ủng hộ Ngân hàng Đông Dương chặn đứng việc thu đổi của Trung Quốc và biến ngân hàng trở thành sở phát hành giấy bạc của Phủ Toàn quyền. Nhờ đó ngân hàng đã tăng lượng dự trữ ngoại tệ để tăng cường sức mạnh tài chính, tạo lập ưu thế tuyệt đối, làm cho Ngân hàng Đông Dương trở thành một tổ chức điều hòa tỉ giá hối đoái luôn luôn có lợi cho ngân sách Đông Dương. Đồng thời Ngân hàng Đông Dương thu được nguồn lợi chênh lệch tỉ giá kếch sù trong một khoảng thời gian dài. Bảng sau cho thấy hoạt động hối đoái của ngân hàng từ năm 1914 đến năm 1921 tăng trưởng vượt bậc.

Bảng 3.10. Hoạt động hối đoái của ngân hàng từ năm 1914-1921

Đơn vị tính: đồng franc


Năm

Hoạt động hối đoái

1914

1919

1920

1921

1.045.979

3.273.289

4.480.180

4.682.562

Nguồn: J. Aumiphin (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (Đinh Xuân Lâm dịch), Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội, tr.26.

Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Đông Dương đã phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác cũng có mặt tại Việt Nam, như: Ngân hàng Chartered Bank đã lập trụ sở tại Sài Gòn vào năm 1904 và tại Hải Phòng vào năm 1914. Ngân hàng Yokohama Specie Bank đã lập đại lý tại Sài Gòn vào năm 1920, và luôn cả Ngân hàng South China Bank là chi nhánh của Ngân hàng Bank of Taiwan. Nhiều xí nghiệp ngân hàng nhỏ, có một phần tiền vốn của người Hoa hay của người Việt Nam đã ra đời… tuy nhiên Ngân hàng Đông Dương vẫn bảo tồn được các vị trí của mình. Vào giai đoạn cuối của năm 1920, chi nhánh Sài Gòn đã thực hiện được từ 51 đến 54% các dịch vụ hối đoái tại chỗ [20; tr.466-467].

Mặt khác, thông qua việc tài trợ cho thương mại quốc tế đã khiến cho kinh doanh hối đoái trở thành một hoạt động cần thiết và có một tầm vóc quan trọng của


Ngân hàng Đông Dương. Chỉ nói riêng về hoạt động xuất khẩu gạo đã dẫn đầu số ngoại tệ mà Ngân hàng Đông Dương thâu về từ việc tài trợ cho các thương vụ 65% vào năm 1913 và 61% vào năm 1928 [20; tr.465]. Theo quy định đồng tiền của các nước khi thanh toán cho Ngân hàng Đông Dương đều có các hối suất khác nhau và thay đổi thất thường. Khởi đầu từ lúc mua hàng, thời gian vận chuyển trên các chiếc tàu biển chạy bằng các “cánh buồm” cho đến khi cập cảng bên mua, thời gian quá dài, hối suất ngoại tệ đã thay đổi, giai đoạn này kết thúc thương vụ thường là lỗ vốn. Vì thế, ngày 1/7/1940, Toàn quyền Đông Dương bổ sung thêm Nghị định buộc các nhà xuất khẩu phải khai số tiền bán hàng được ở nước ngoài và nhượng lại cho Ty hối đoái số ngoại tệ đó lấy giấy bạc Đông Dương. Ngược lại, việc mua hàng của nước ngoài nhập vào Đông Dương bằng ngoại tệ cũng phải được sự đồng ý và chịu giám sát của Ty hối đoái. Như vậy, với nghị định này Chính phủ đã tiếp tay vào tạo điều kiện cho Ngân hàng Đông Dương có thể thu thêm nguồn ngoại tệ và tạo ra một khoảng lợi nhuận béo bở từ hoạt động kinh doanh hối đoái này.

Bảng 3.11. Tỷ lệ chuyển đổi giữa đồng bạc Đông Dương với một số đồng tiền thông dụng

Năm

1đồng piastre ($) so

với đồng francs

1 đôla Mỹ so với

đồng piastre ($)

1 bảng Anh so với đồng

piastre ($)

1923

9,54

1,99

8,67

1924

10,11

1,84

8,53

1925

15,37

1,73

8,38

1926

12,30

2,06

9,99

1927

12,87

1,97

9,64

1928

12,52

2,05

9,91

1929

10,23

2,49

12,12

1930

10,00

2,56

12,17

Nguồn: Dẫn theo Phạm Quang Trung (1997), Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875 - 1945), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.41.

3.1.3. Quản lý buôn bán vàng, kim loại quý và cầm cố

Dịch vụ tiếp theo mà ngân hàng được cho phép thực thi là việc buôn bán các loại “quý kim” và việc tiếp nhận và tồn trữ bằng hiện ngân của các khối vàng, bạc và đồng, dù có tiền lời hay không. Năm 1910, Chính phủ thành lập Sở kiểm soát


các vật dụng bằng vàng và bạc ở Đông Dương, việc buôn bán vàng, bạc trên toàn Đông Dương từ nay phải có giấy phép. Nhà nước sẽ quản lý tất cả các hiệu kim hoàn tư nhân, khi cần thiết thì có quyền trưng mua [71].

Tiếp theo Nghị định ngày 20/11/1916 [92; tr.1863] của Toàn quyền Đông Dương thì các cửa hiệu cầm đồ (monts de piété) được nâng lên thành một ngành kinh doanh. Nghị định ấn định nội dung hình thức hoạt động của các tiệm cầm đồ được mở ở Đông Dương cụ thể: các tiệm cầm đồ có thể được lập tại địa phương nào xét có ích và do nghị định của Trưởng Quan chức Chánh quyền xứ cho phép. Người quản lý tiệm cầm đồ được độc quyền cho vay có thế chấp trong phạm vi thẩm quyền, ấn định trong nghị định cấp phép (có thể coi đây là những tổ chức cho vay nặng lãi có thế chấp bất động sản). Người nào mở tiệm cầm đồ trong phạm vi này mà không có giấy phép sẽ bị phạt theo điều 411 Bộ Luật Hình sự. Riêng Ngân hàng Đông Dương được cho vay bằng thế chấp theo mùa vụ và tiền ứng trước cho kim loại vàng và đá quí. Đồng thời, nghị định cũng ấn định việc công quản trực tiếp các tiệm cầm đồ, điều kiện cho vay và mức lãi suất được ấn định là 2% tháng, thời hạn cho vay là ba tháng. Nghị định cũng ấn định bán đấu giá các đồ vật thế chấp sau khi mãn kỳ hạn vay mà không trả được nợ và lãi.

Hoạt động của các tiệm cầm đồ cũng là một kênh đem lại nguồn lợi nhuận cho giới tư bản Pháp mà Ngân hàng Đông Dương là một trong những đơn vị hưởng lợi nhiều nhất. Chính vì thế, nó không ngừng phát triển lĩnh vực này. Nếu năm 1884, Nam Kỳ mới có 5 hiệu cầm đồ, đến năm 1938 số tiệm cầm đồ đã tăng lên 28 hiệu cầm đồ, trong đó 16 hiệu cầm đồ thuộc một công ty tư bản Pháp (Société d’Exploitation des Monts de Piété de Conchinchine), với số vốn hàng chục triệu francs. Nghị định ngày 3/4/1901 đã cấm các nhà cầm đồ cho vay vàng, nhưng đến Nghị định ngày 27/9/1939 [69], Toàn quyền Đông Dương cho phép và khuyến khích các hiệu cầm đồ đẩy mạnh chiến dịch cho vay thế chấp (Opération de Prêts) các hiện vật bằng vàng, nhưng số vàng hoặc kim loại quý mà khách hàng không chuộc nợ được bắt buộc phải nhượng lại cho Ngân hàng Đông Dương. Chính sách này nằm trong những biện pháp của chính quyền thực dân nhằm tăng cường khả


năng tập trung vàng và các kim loại hiếm, dành đặc quyền cho Ngân hàng Đông Dương và đáp ứng nhu cầu phục vụ chiến tranh.

Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng không bao giờ tự hạn chế, miễn là tối đa hóa lợi nhuận. Ngoài các hoạt động phát hành tiền (chức năng đặc biệt có một không hai mà Chính phủ Pháp trao cho Ngân hàng Đông Dương), tín dụng là công cụ mà ngân hàng tích cực đầu tư và mở rộng nhất. Ngoài ra nó còn tham gia tích cực vào việc sáng lập và phát triển các hội tín dụng nông nghiệp và đất đai, thành lập các công ty thi công công trình lớn, các công trình công cộng như: nạo vét, cấp nước, cấp điện, đường sắt… tạo nên một thế lực tài chính hùng mạnh chi phối mọi lĩnh vực hoạt động và đặc biệt là kinh tế của các nước Đông Dương.

3.2. Hoạt động đầu tư tài chính

Là một công cụ hữu hiệu của chính quyền thuộc địa, Ngân hàng Đông Dương ngoài chức năng độc quyền phát hành tiền tệ, ngân hàng còn là cơ quan tài chính lớn nhất của chính quyền và tài phiệt Pháp. Ngân hàng đã dùng của cải thu được do đặc quyền của mình mang lại để tham gia vào các hoạt động kinh doanh trực tiếp tại các nước thuộc địa. “Ít có những xí nghiệp Pháp có một tầm quan trọng nào đó mà nó không nắm một phần vốn hoặc nó không đặt những mối quan hệ chặt chẽ” [76; tr.46]. Năm 1920, kinh doanh trực tiếp ở Đông Dương chiếm 90% hoạt động của Ngân hàng Đông Dương [2; tr.27]. Ngân hàng đã huy động nguồn vốn chính quốc để phát triển và tài trợ để phát triển những ngành kinh tế then chốt.

Tháng 1/1920, theo quyết định của Chính phủ Pháp, Ngân hàng Đông Dương cho phát hành 48.000 cổ phần mới mỗi cổ phần trị giá 475 francs. Đợt phát hành này rất thành công, có 21.181 cổ phần đã được các giới tư bản thuộc địa mua. Phần lớn cổ đông mua là các đại công ty có liên hệ hoặc là công ty có cổ phần của ngân hàng như: công ty Vận tải đường sông ở Nam Kỳ, công ty Ciment Portland, Nhân Tạo Đông Dương, công ty Pháp về khai thác than đá ở Bắc Kỳ, hãng Cất rượu Đông Dương và một số lớn các tư nhân ẩn danh đang sinh sống tại các thành phố có được sự hiện diện của ngân hàng như Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội,

Ngày đăng: 12/05/2023