Kết Quả Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Đông Dương Giai Đoạn 1878 - 1885


Bảng 3.1. Kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Đông Dương giai đoạn 1878 - 1885

Đơn vị tính: $



Năm


Số tiền cho vay

Phần lãi NHĐD được hưởng

Phần lãi NSĐP được hưởng

1878

15.174,54

1.820,94

455,23

1879

1.052,76

1.26,33

31,58

1880

13.199,70

1.583,96

396

1881

13.632,66

1.635,92

408,98

1882

31.978,63

3.837,43

959,36

1883

58.399

7.007,88

1.751,97

1884

35.789

4294,68

1073,67

1885

5.939

712,68

178,17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Hoạt động của Ngân hàng Đông Dương tại Việt Nam từ năm 1875 đến năm 1945 - 10

Nguồn: Albert Cuniac (1904), Essai sur le crédit agriole en Indochine, Paris, tr.107.


Như vậy, có thể thấy rằng nguồn lợi nhuận mà ngân hàng cũng như ngân sách thuộc địa được hưởng từ hoạt động cho vay theo mùa luôn tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là từ năm 1882 - 1884 và nhiều nhất là vào năm 1883, lợi nhuận ngân hàng thu được là 7.007,88$, tương ứng với đó thì ngân sách Nhà nước cũng thu được 1 khoản lợi nhuận không nhỏ là 1.751,91$. Điều này cũng phần nào cho chúng ta hiểu được lý do vì sao chính quyền luôn tạo điều kiện cho Ngân hàng Đông Dương trong mọi hoạt động.

Từ năm 1886, xuất phát từ những thay đổi trong chính sách đô hộ thực dân của Pháp, hoạt động tín dụng cho vay theo mùa của Ngân hàng Đông Dương đã khởi sắc. Tuy nhiên cũng bắt đầu từ năm 1886, mức lãi suất đã bị rút xuống còn 11%, trong đó 1% cho ngân sách địa phương, nhưng kết quả hoạt động cho vay theo mùa của Ngân hàng Đông Dương vẫn có chiều hướng tăng lên cụ thể như sau:


Bảng 3.2. Kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng Đông Dương giai đoạn 1886 - 1896

Đơn vị tính: $



Năm


Số tiền cho vay

Phần lãi NHĐD được hưởng

Phần lãi NSĐP được hưởng

1886

99.141,07

9.914,10

991,41

1887

113.614,50

11.361,45

1.136,14

1888

217.968,00

21.796,80

2179,68

1889

138.847,50

13.884,75

1388,47

1890

103.955,12

10.395,51

1.039,55

1891

63.129,31

6.312,93

631,29

1892

63.680,27

6368,02

636,80

1893

72.727,19

7.272,71

727,27

1894

90.920,60

9.092,06

909,20

1895

0

0

0

1896

36.807,00

3.680,70

368,07

Nguồn: Phạm Quang Trung (1997), Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875 - 1945), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.135-136.

Số liệu cho thấy mặc dù từ năm 1886 quy định lãi suất cho vay giảm xuống nhưng điều này cũng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Trái lại hoạt động tín dụng cho vay theo mùa của ngân hàng đã khởi sắc, số lượng tiền cho vay ngày càng tăng; Và đi cùng với nó thì ngân sách của chính quyền cũng thu được khoản lợi nhuận tương ứng. Tuy nhiên, từ năm 1895-1896 lượng tiền cho vay hầu như không còn thực hiện được nữa đặc biệt năm 1895 ngân hàng không thể cho vay được. Sang năm 1896 khối lượng tiền cho vay chỉ đạt mức xấp xỉ giai đoạn trước năm 1885. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng cho vay theo mùa của Ngân hàng Đông Dương có nhiều bất cập. Một lý do quan trọng khác làm cho khối lượng tiền cho vay giảm mạnh là vì thời điểm này thể thức cho vay theo mùa được phép triển khai rộng rãi tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ đã chiếm một khối lượng tiền vay của Ngân hàng Đông Dương mà chính quyền bảo lãnh nhưng việc thu hồi vốn đã


không được thực hiện tốt sau một vài năm triển khai hoạt động tín dụng cho vay theo mùa.

Để đảm bảo thu được lợi nhuận nhiều hơn từ nguồn vốn cho vay tín dụng nên bắt đầu từ năm 1913, chính quyền thuộc địa cấu kết với Ngân hàng Đông Dương thành lập ra các Hội nông tín tương tế bản xứ ở Nam Kỳ (SICAM ở Nam Kỳ).

Về hoạt động của các SICAM ở Nam Kỳ, so sánh giữa số vốn cổ phần được đăng ký mua và doanh số cho vay cho thấy có một sự chênh lệch rất lớn; đơn cử ở SICAM Mỹ Tho, đến tháng 9/1913, có 1.437 cổ phần được đăng ký mua; tổng cộng số tiền vốn hội thu được là 3.930$ [38; tr.237]. Tuy nhiên, số liệu tháng 2/1914 cho thấy tổng doanh số cho vay trong năm 1913 là 79.442,80$ [143], gấp 20 lần số vốn hội viên. Số tiền dư ra ở đây không của ai khác ngoài Ngân hàng Đông Dương cho vay theo quy chế cho vay theo mùa và chiết khấu các kỳ phiếu của Ngân hàng Đông Dương với lãi suất tối thiểu là 8%/năm. Như vậy, lợi nhuận mà Ngân hàng Đông Dương cũng như ngân sách Nhà nước được hưởng từ hoạt động của các SICAM là một khoản khổng lồ và đó là lý do vì sao chính quyền thuộc địa luôn tìm cách để che chở cho ngân hàng hoạt động và thu lợi nhiều nhất trong suốt thời gian ngân hàng tồn tại ở Việt Nam. Chính những ưu quyền đó đã giúp cho Ngân hàng Đông Dương trở nên quyền lực nhất không chỉ ở Đông Dương mà còn ở các vùng đất hải ngoại của Pháp.

Từ năm 1925-1930, hầu hết các SICAM đã được thành lập ở các tỉnh Nam Kỳ. Có thể nói, đây là giai đoạn hoạt động tín dụng cho vay của các SICAM đạt đỉnh cao. Đây là giai đoạn tư bản Pháp tiến hành đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở thuộc địa Đông Dương mạnh mẽ nhất và cũng là giai đoạn nền kinh tế nông nghiệp ở Nam Kỳ xuất khẩu lúa gạo ổn định, phát đạt và thịnh vượng nhất.

Về cơ cấu vốn và hoạt động cho vay của các SICAM trong khoảng thời gian từ 1923 đến 1930, theo báo cáo của chính các nhà lãnh đạo của Ngân hàng Đông


Dương trong bản Phúc trình về hoạt động nông tín Đông Dương đến ngày 31/12/1946 được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 3.3. Cơ cấu vốn của các SICAM giai đoạn 1923-1930

Đơn vị tính: $

Năm

Số vốn tự có

của SICAM

Số vốn do NHĐD

cung ứng

Tổng cộng

Tỷ lệ % giữa vốn

tự có và vốn cấp

1923

66.175

2.682.600

2.748.775

0,025

1924

87.555

2.947.491

3.035.046

0,030

1925

109.237

3.645.033

3.854.270

0,030

1926

170.738

4.363.928

4.534.666

0,040

1927

186.044

5.726.118

5.912.162

0,030

1928

217.735

9.187.131

9.404.866

0,020

1929

246.524

11.954.711

12.201.235

0,020

1930

265.971

11.163.145

11.429.116

0,020

Cộng chung

1.349.979

51.680.157

53.120.136

0,025

Nguồn: Hồ sơ số (N6-164), Phông tòa đại biểu Chính phủ Nam Việt, TTLTQG II, TPHCM.

Số liệu cho thấy các SICAM hoạt động chủ yếu là nhờ nguồn vốn do Ngân hàng Đông Dương cung cấp và số vốn được ngân hàng tung ra nhiều nhất là từ năm 1928 đến năm 1930. Những số liệu trên càng cho thấy các SICAM mang danh nghĩa là những công ty thương mại cổ phần của các nông dân bản xứ, nhưng thực chất là những chi nhánh đặc biệt của Ngân hàng Đông Dương với sự bảo lãnh của chính quyền thuộc địa.

Từ năm 1931-1935, khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến Việt Nam, lúa gạo không xuất khẩu được, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang rất nhiều, giá thóc gạo không thể bù cho chi phí bỏ ra. Chính vì thế hoạt động của các SICAM cũng gặp nhiều khó khăn số nợ đọng ngày càng tăng. Để các SICAM có thể thực hiện được các nhiệm vụ của mình, Chính phủ và Ngân hàng Đông Dương đã cho thành lập ra Quỹ Trung ương theo Nghị định ngày 5/8/1932. Theo bản thỏa ước soạn thảo ngày 31/6/1936 được chuyển đến Ngân hàng Đông Dương thì: Quỹ Trung ương Nông tín tương tế Nam Kỳ là người đại diện cho tất cả các SICAM chịu trách nhiệm thanh toán với Ngân hàng Đông Dương mọi phiếu nợ mà ngân hàng đã chiết khấu. Mọi khoản nợ của các SICAM được tập trung vào một tài khoản duy nhất gọi


là Quỹ Trung ương; công nợ sẽ được thanh toán bằng cách hàng năm khấu trừ vào số vốn vay của Ngân hàng Đông Dương số tiền 500.000,00$, số nợ cuối cùng sẽ được thanh toán vào trước ngày 31/12/1944. Và Ngân hàng Đông Dương đã nhanh chóng đồng ý bảng thỏa ước này [139].

Quỹ Trung ương đã thực hiện đúng thỏa ước của mình với Ngân hàng Đông Dương. Theo phúc trình về tín dụng nông nghiệp của Chính phủ Nam Kỳ ngày 6/11/1944 [129], từ năm 1935 đến năm 1937, Quỹ Trung ương đã thanh toán cho Ngân hàng Đông Dương số nợ tiền lãi tổng cộng 2.098.216$; tính đến ngày 31/12/1937 số nợ tiền lãi chỉ còn 328.904$. Nhờ số nợ được thu hồi đã cho phép Ngân hàng Đông Dương và chính quyền thuộc địa nâng mức lãi suất tín dụng lên 7,5% kể từ 1/1/1938 (vì từ 1/1/1936 mức lãi suất bị giảm chỉ còn 6%). Tính riêng năm 1938, Quỹ Trung ương đã thực hiện số thu trả cho Ngân hàng Đông Dương tổng cộng 1.483.312$, trong đó 1.150.000$ tiền vốn và 333.312$ tiền lãi. Tài khóa 1938 cũng là tài khóa đầu tiên Quỹ Trung ương thu được số lãi ròng lên đến 947,94$, đó là chưa tính đến số 13.028,48$ tiền lãi tính đến 31/12/1938.

Từ năm 1939 đến 1945, hoạt động chính của toàn bộ hệ thống SICAM là tiến hành gia nhập vào Đông Dương Nông tín tương tế cục (OICAM) và tiếp tục thanh toán công nợ cho Ngân hàng Đông Dương. Trong quá trình thực hiện việc sát nhập các SICAM vào OICAM, chính quyền thuộc địa đã buộc Quỹ Trung ương phải thanh toán dứt điểm số nợ cho vay vụ gặt còn đọng. Những số liệu thống kê sau đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về doanh số hoạt động mà các SICAM và Quỹ Trung ương đã thực hiện trước khi chính thức bị sát nhập vào OICAM.

Bảng 3.4. Hoạt động của các SICAM và quỹ trung ương giai đoạn 1939 - 1943

Đơn vị tính: $


Năm

Số thu tiền vốn

Số thu tiền lãi

Số đã thanh toán cho NHĐD

Tổng số

Thu từ các

SICAM

Tổng số

Thu từ các

SICAM

Tổng số

Tiền vốn

Tiền lãi

1939

1.617.510,94

484.155,94

392.043,62

37.985,49

2.403.684,91

2.150.000,00

253.684,91

1940

1.894.284,81

1.040.306,74

373.379,77

175.730,28

2.527.375,60

2.400.000,00

127.373,60

1941

799.412,97

345.274,19

197.398,31

86.161,46

993.490,40

750.000,00

43.490,40

1942

316.869,09

0

13.476,18

0

418.098,77

400.000,00

18.098,77

1943

407.448,17

237.310,01

120.057,08

89.674,85

100.508,21

100.000,00

508,21

Cộng

5.035.525,98

2.105.046,88

1.156.354,96

389.554,08

6.443.155,89

6.000.000,00

443.155,89

Nguồn: Hồ sơ số 163, Phòng các cơ quan địa phương, TTLTQG II, TPHCM.


Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, Ngân hàng Đông Dương dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa đã giúp cho ngân hàng thu được hầu hết số tiền cả vốn lẫn lãi mà ngân hàng đã bỏ ra cho các SICAM vay, mặc dù số tiền mà Quỹ Trung ương thu từ các SICAM rất ít. Sở dĩ Quỹ Trung ương có thể thanh toán được số tiền vượt trội hơn số thu của các SICAM thành viên là vì Quỹ Trung ương đã dùng số tiền lãi thu được trong các tài khóa 1939-1943 để thanh toán công nợ. Như vậy, từ 1940 trở đi hoạt động của các SICAM chỉ còn là hình thức.

- Hoạt động tín dụng cho vay ở Trung và Bắc Kỳ

Ở Trung Kỳ cũng giống như Nam Kỳ lúc đầu, việc cho vay ở Trung Kỳ từ sau các Nghị định năm 1897-1898 cũng gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo của viên Khâm sứ Trung Kỳ ngày 27/11/1901 [124], cho đến 1901, trong tổng số 13 tỉnh ở Trung Kỳ, có 9 tỉnh đã triển khai được hoạt động tín dụng cho vay theo mùa nhưng khối lượng tiền vay không đáng kể. Cụ thể, trong toàn bộ Trung Kỳ chỉ có 772 người được vay tín dụng với số tiền tổng cộng 82.903$, bình quân mỗi suất vay là 107,38$. Doanh số này - theo Khâm sứ Trung Kỳ - “Cho thấy số tiền hoạt động cho vay theo mùa ở Trung Kỳ là quá bé nhỏ so với một xứ có tới 5 triệu dân, trong đó có 4 triệu người kinh doanh trồng trọt trên một diện tích canh tác là 480.000 héc-ta ruộng lúa, 100.000 héc-ta trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp khác”. Nguyên nhân là do Trung Kỳ thường xuyên bị thiên tai, nhân dân đói khổ, vì thế không có gia sản (ruộng đất) để cầm cố cho ngân hàng. Cho đến khi chính quyền thuộc địa cho chấm dứt hình thức tín dụng cho vay theo mùa, tình hình ở Trung Kỳ cũng không có gì biến chuyển đáng kể. Kết quả là chỉ có một số ít địa chủ được hưởng các khoản vay này.

Ở Bắc Kỳ, vốn là quê hương của cây lúa nước nên ngành nông nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu đời. Đây là một địa bàn đông dân cư, đất đai canh tác không nhiều, tình trạng sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn rất nhỏ bé, manh mún và phân tán. Khi tiếng súng chống Pháp của phong trào Cần Vương tạm thời chấm dứt ở Bắc Kỳ (1896) thực dân Pháp bắt đầu cho triển khai hoạt động tín dụng cho vay theo mùa ở Bắc Kỳ. Nếu như các số liệu và nguồn tài liệu lưu trữ về hoạt động cho vay theo mùa ở Nam Kỳ và Trung Kỳ rất phân tán và bị thiếu một số năm, thì


những tài liệu về tín dụng cho vay theo mùa ở Bắc Kỳ lại rất đầy đủ. Bảng thống kê sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ về hoạt động của tín dụng này ở Bắc Kỳ.

Bảng 3.5. Thống kê về hoạt động cho vay theo mùa ở các tỉnh Bắc Kỳ

Đơn vị tính: $


Năm

Số tiền NHĐD

cho vay

Số xã đã vay

tiền

Bình quân số

vay theo xã

Số người vay

Bình quân

suất vay

Số tiền các xã

hoàn trả

1897

55.681

338

164,7

620

89,8


1898

180.093

1.254

143,6

2.849

63,2

175.500

1899

202.807

1.592

127,3

3.545

57,2

145.110

1900

85.190

944

90,0

2.031

41,8

100.900

1901

100.173

899

11,4

2.383

42,0

85.800

1902

99.242

939

105,6

2.760

37,1

175.705

1903

83.498

1.069

78,1

2.873

29,0

25.788

1904

104.362

761

137,1

1.826

57,1

90.857

1905

98.716

795

124,5

1.157

85,3

87.104

1906

161.410

1.403

115,0

3.447

46,8

135.780

1907

29.687

363

81,7

1.239

23,9

126.502

1908

3.990

18

210,5

50

79,8

48.396

1909

15.752

95

165,8

381

41,0

9.763

1910

35.546

231

153,8

952

37,3

49.814

1911

18.865

24

786,0

104

181,3

16.002

1912

580

9

64,4

16

36,2

5.332

1913

57.477

520

110,5

543

105,8

2.803

1914

19.520

62

314,8

145

134,6

17.353

1915

2.845

9

316,1

42

67,7

60.704

1916

3.475

3

1.158,3

30

115,6

4.791

1917

5.100

3

1.700

30

170,0

5.799

1918






3.717

1919

1.050

2

525

11

95,0

3.525

1920

360

6

60,0

18

20,0

2.578

1921






654

Cộng

1.365.248

11.339


26.962


1.380.277

Nguồn: Phạm Quang Trung (1997), Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875 - 1945), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.157.

Số liệu cho thấy, tín dụng cho vay theo mùa ở Bắc Kỳ chỉ hoạt động từ năm 1897 kéo dài đến năm 1920 với tổng số tiền mà Ngân hàng Đông Dương cho vay được là 1.365.248$, bình quân mỗi năm thì ngân hàng cho vay được 56.885$; số lượt làng xã và người vay tổng cộng là 11.339 xã với 26.962 người, tức mỗi năm bình quân có 472 xã với 1.123 người được vay tiền, bình quân suất vay mỗi năm tính theo xã là 120,40$ và tính theo đầu người vay là 50,60$. Số liệu trên cũng cho


thấy khối lượng tiền cho vay theo mùa nhìn tổng thể còn rất ít và chỉ được triển khai mạnh ở vài năm đầu. Như vậy, có thể nhận thấy rằng hoạt động tín dụng cho vay theo mùa ở Bắc Kỳ đã không vận hành trôi chảy như mong muốn của Ngân hàng Đông Dương và chính quyền thuộc địa.

Cũng giống như Nam Kỳ sau khi hoạt động cho vay theo mùa gặp khó khăn chính quyền thực dân đã thay đổi mánh khóe bằng cách lập ra ở Bắc và Trung Kỳ các CPA. Về nguồn vốn, theo quy định các CPA có thể huy động từ nguồn vốn hội, vốn vay của Ngân hàng Đông Dương và các tổ chức khác qua Sở Nông tín Đông Dương, tiền ký gửi của hội viên và quỹ dự trữ. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động toàn bộ số vốn lưu động của CPA là vốn do Sở Nông tín vay của Ngân hàng Đông Dương. Đương thời người ta hay dùng thuật ngữ “ Số trợ cấp” (dotation) để chỉ khoản tiền vay này [38; tr.328]. Như ở phần trên đã nêu, số vốn đầu tiên mà Ngân hàng Đông Dương cho các CPA vay là 1.000.000$, sau đó căn cứ vào đề nghị của Giám đốc Sở Nông tín, Toàn quyền Đông Dương, sau khi tham khảo Giám đốc Tài chính sẽ chuyển đến cho Ngân hàng Đông Dương xem xét, nếu được ngân hàng chấp thuận, tiền sẽ được chuyển vào tài k hoản của Sở Nông tín. Những số liệu ở bảng sau sẽ cho thấy nhịp điệu cấp vốn của Ngân hàng Đông Dương cho các CPA từ năm 1928-1938.

Bảng 3.6. Cơ cấu vốn của các CPA giai đoạn 1928 - 1938

Đơn vị tính: $


Năm

Vốn do NHĐD cấp

Vốn hội

Quỹ dự trữ

Tổng số tiền vốn

Số tiền

Tỷ lệ % so

với tổng số

Số tiền

Tỷ lệ % so

với tổng số

Số tiền

Tỷ lệ % so

với tổng số

1928

1.000

97,8

21

2,1

1

0,1

1.022

1929

1800

96,7

54

2,9

8

0,4

1.862

1930

3.000

95,4

69

2,2

77

2,4

3146

1931

3850

90,2

116

2,7

301

7,1

4267

1932

4350

96,8

143

3,2



4493

1933

3416

95,7

152

4,3



3568

1934

3622

95,7

161

4,3



3783

1935

3642

95,5

173

4,5



3815

1935

3153

94,6

181

5,4



3334

1937

3482

94,5

204

5,5



3686

1938

4972

95,8

216

4,2



5188

Nguồn: Phạm Quang Trung (1997), Lịch sử tín dụng nông nghiệp Việt Nam (1875 - 1945), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.329.

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí