Thực Trạng Hoạt Động Ra Quyết Định Về Văn Hóa, X Hội, An Ninh, Quốc Phòng, Về Nhân Sự


“Các nghị quyết về kinh tế ngân sách của HĐND xã về cơ bản đạt yêu cầu và đúng quy định của luật, song còn có những nội dung chưa thật phù hợp với thực tế của địa phương. Một số nội dung phải điều chỉnh nhiều lần”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả luận án: nam, 54 tuổi, Trưởng ban KTXH- HĐND xã, Hà Nội.

“Trong quyết nghị ngân sách thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của HĐND xã, có nội dung chưa thật phù hợp với thực tiễn địa phương. Nhiều giải pháp khá chung chung, thiếu định lượngdẫn đến chưa huy động cao mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả luận án: nữ, 46 tuổi, đại biểu HĐND xã, Hà Nội.

Chất lượng nghị quyết của HĐND xã thời gian vừa qua chưa cao, nhiều giải pháp còn khá chung chung, thiếu tính định lượng. Những hạn chế đó do các nguyên nhân: Một là, theo quy định hiện hành, việc ban hành các nghị quyết về tài chính, ngân sách, HĐND xã chỉ bỏ phiếu thông qua các nguồn thu, các dự toán khác tuân theo sự phân bổ, giao dự toán của cấp trên; Hai là, UBND một số địa phương gửi cho HĐND các tài liệu, kế hoạch về ngân sách không kịp thời, chậm so với quy định, trong khi đóthời gian họp của HĐND có hạn, các đại biểu không có đủ thời gian nghiên cứu nên ý kiến tham gia ít và chưa chất lượng; Ba là, nhiều đại biểu HDND xã chưa có kiến thức sâu về lĩnh vực kinh tế, nên khá lúng túng trong việc tham gia ý kiến và thường biểu quyết theo số đông. Theo số liệu thống kê, 36,8% đại biểu HĐND xã có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (Xem Bảng 3.2)

“Ngân sách là lĩnh vực phức tạp, để hiểu và nắm bắt đầy đủ nội dung đòi hỏi phải có thời gian đầu tư nghiên cứu, mà thực tế đại biểu cấp xã không phải ai cũng có kiến thức chuyên sâu về tài chính”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả luận án: nam, 51 tuổi, Chủ tịch UBND xã, Hà Nội.


3.2.2. Thực trạng hoạt động ra quyết định về văn hóa, x hội, an ninh, quốc phòng, về nhân sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Hoạt động ra quyết định về văn hoá, xã hội.

Tốt Chưa tốt Khó đánh giá Phân tích các tài liệu thu được và qua khảo sát 1


Tốt Chưa tốt

Khó đánh giá

Phân tích các tài liệu thu được và qua khảo sát thực tế cho thấy, các nghị quyết về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao, môi trường, giao thông, xây dựng các công trình cộng đồng… phù hợp với quy định chung, sát với thực tiễn, vì thế nhiều nghị quyết trong số đó đã phát huy hiệu quả tích cực khi áp dụng trong thực tiễn. Trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, các quyết nghị của HĐND xã về các vấn đề văn hóa xã hội đã được triển khai và thực hiện tốt, góp phần vào việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương.



84,6

90

79,1


80


70


60


50


40

20,9



0


ĐB HĐND

CB UBND


30

14,5

20

0,9

10

0

Biểu đồ 3.3: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND về hoạt động ra quyết định trong lĩnh vực văn hóa, x hội‌

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

Biểu đồ 3.3 cho thấy, 84,6% đại biểu HĐND, 79,1% cán bộ UBND xã đánh giá hoạt động ra quyết định trong lĩnh vực văn hóa - xã hội của HĐND xã ở mức “tốt”. Người dân trong mẫu điều tra cũng đánh giá khá cao hoạt động ra quyết định về lĩnh vực văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, với 79,8% đánh giá ở mức hài lòng (Xem Biểu đồ 3.2), thấp hơn đánh giá mức tốt của đại biểu HĐND xã; cao hơn đánh


giá của cán bộ UBND. Đại biểu HĐND và cán bộ UBND được phỏng vấn sâu đều đánh giá khá cao các nghị quyết của HĐND xã về lĩnh vực văn hóa, xã hội. Tuy vậy, vẫn còn có ý kiến cho rằng nghị quyết của HĐND xã về lĩnh vực vực văn hóa, xã hội còn chung chung, chưa thật sát thực tiễn của địa phương.

“Nhiều nội dung văn hoá xã hội không yêu cầu tính chính xác cao như kinh tế, ngân sách nên một số nghị quyết về lĩnh vực này còn chung chung”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả luận án: nam, 46 tuổi, Chủ tịch UB MTTQ xã, Hà Nội.

“Một số nội dung phải đi khảo sát, đánh giá tình hình thực tế, tuy nhiên do điều kiện chưa cho phép nên Ban cũng chưa tổ chức điều tra, khảo sát trước khi thẩm tra, chủ yếu căn cứ vào báo cáo của UBND xã nên còn có những hạn chế việc tham mưu cho HĐND quyết đinh các nội dung văn hóa – xã hội”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 54 tuổi, Trưởng Ban KTXH- HĐND xã, Hà Nội.

“Ngay từ khi mới bắt tay vào chương trình xây dựng nông thôn mới, HĐND xã đã ra nghị quyết về xây dựng văn hóa, xã hội sát đúng với chỉ thị và thực tiễn của địa phương”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nữ, 55 tuổi, đại biểu HĐND, Chủ tịch Hội phụ nữ xã, Hà Nội.

Hoạt động ra quyết định về an ninh, quốc phòng.

Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, HĐND các xã đã ban hành các quyết nghị về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; ra nghị quyết về thực hiện nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới về giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương. Đồng thời, HĐND các xã đã ra nghị quyết về lĩnh vực quốc phòng, tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu: công tác tuyển quân hàng năm, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và diễn tập khu vực phòng thủ hàng năm theo kế hoạch.

Từ các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy, hoạt động ra nghị quyết về an ninh, quốc phòng của HĐND xã khá tốt, đúng với chủ trương, nghị quyết của trên và sát thực


với tình hình địa phương. Một số cán bộ cho rằng, khi nào tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương có những vấn đề nóng, nổi cộm thì HĐND xã họp những phiên bất thường để ra nghị quyết. Quyết nghị của HĐND xã về an ninh, quốc phòng phụ thuộc rất nhiều vào công tác tham mưu, đề xuất của trưởng công an và xã đội trưởng.

“Các cuộc họp của HĐND về lĩnh vực an ninh, quốc phòng thường rất sôi nổi. Nhiều đại biểu có những sáng kiến trong bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, trong tuyển quân và xây dựng lực lượng dân quân. Song cũng có đại biểu bày tỏ sự “bức xúc” về tình hình trật tự xã hội ở thôn, xóm của mình, sự công bằng trong tuyển quân nhiều hơn là bàn thảo các nội dung xây dựng nghị quyết”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 50 tuổi, Trưởng ban Pháp chế HĐND xã, Hà Nội

Hoạt động ra quyết định về nhân sự

Thông tin từ khảo sát thực tiễn và các báo cáo hàng năm của HĐND các cấp 2

Thông tin từ khảo sát thực tiễn và các báo cáo hàng năm của HĐND các cấp của thành phố cho thấy, nhiệm kỳ vừa qua, hoạt động bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của HĐND, UBND xã, các Ban HĐND xã được tiến hành khá tốt, đúng hướng dẫn của cấp trên và quy định của pháp luật.


76,2

75,1

80

70

60

50

40

30

20

20,8

24,9

Tốt Chưa tốt

Khó đánh giá


0


ĐB HĐND

CB UBND


3

10

0

Biểu đồ 3.4: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND về hoạt động ra quyết định trong công tác nhân sự‌

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019


Biểu đồ 3.4 cho thấy, 76,2% đại biểu HĐND xã, 75,1% cán bộ UBND đánh giá hoạt động ra quyết định về nhân sự cảu HĐND xã ở Hà Nội nhiệm kỳ vừa qua ở mức “tốt”. Tuy vậy, cũng còn một tỷ lệ không nhỏ đánh giá ở mức “chưa tốt”. 20,8% đại biểu HĐND xã, 24,9% cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra đánh giá hoạt động ra quyết định về nhân sự của HĐND xã ở mức “chưa tốt”.

Với người dân trong mẫu điều tra, 34,2% hài lòng, 9,6% chưa hài lòng, 56,1% khó đánh giá (Xem Biểu 3.2). Đánh giá của người dân được xem là tham khảo, bởi vì họ khó có thể có những đánh giá chính xác hoạt động ra quyết định về nhân sự của HĐND xã, vì họ thiếu thông tin. Tuy vậy, người dân sẽ xem xét từ hành động thực tế của cán bộ, qua đó mà bình giá. Với tỷ lệ 34,2% hài lòng về nhân sự, những cán bộ đã được bổ nhiệm trong HĐND, UBND xã, cho thấy công tác nhân sự còn có vấn đề cần được đổi mới.

Nhìn chung, hoạt động ra quyết định về nhân sự của HĐND xã chưa thật tốt, còn có sự nể nang, né tránh. Việc bổ nhiệm thường diễn ra “xuôi chiều”, thực hiện các quy trình miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu đối với các đại biểu vi phạm kỷ luật vẫn còn lúng túng, nhiều xã phải chờ HĐND cấp trên hướng dẫn nhiều lần mới thực hiện được.

“Năm ngoái (2018) Thường trực HĐND Huyện phải giao đích thân đồng chí Phó Chủ tịch HĐND huyện chỉ đạo và trực tiếp về dự kỳ họp thì mới tiến hành xong việc bãi nhiệm chức danh 1 đại biểu HĐND của một xã”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả, nam, 48 tuổi, Chủ tịch HĐND huyện, Hà Nội.

Đánh giá chung, nhiệm kỳ 2016-2020, HĐND xã ở Hà Nội đã thực hiện khá tốt chức năng cơ quan quyền lực ở địa phương. Các hoạt động ra quyết định về kinh tế ngân sách, về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, về nhân sự đạt chất lượng khá tốt. Đại biểu HĐND xã, cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra đánh giá mức tốt dao động từ 75,1% đến 83,7% (Biểu 3.1, 3.3, 3.4). Người dân trong mẫu điều tra hài lòng cao với những quyết định về kinh tế ngân sách, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, với tỷ lệ 80,3% và 79,8% (Biểu 3.2.).

Trong ba hoạt động, hoạt động quyết định về kinh tế ngân sách, về văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng được đánh giá cao hơn quyết định về nhân sự. Đại biểu


HĐND xã đánh giá ở mức tốt với 3 hoạt động lần lượt là: 80,7%, 84,6% và 76,2%; cán bộ UBND đánh giá ở mức tốt với 3 hoạt động lần lượt là: 83,7%, 79,1% và 75,1%. Với người dân, mức độ hài lòng về quyết định nhân sự của HĐND ở mức thấp, 34,2%.

Hạn chế chủ yếu nhất về hoạt động ra quyết định của HĐND xã ở Hà Nội nhiệm kỳ 2016- 2020: Một là, có nội dung của các quyết nghị còn chung chung, chưa thật sát hợp với tình hình của địa phương; Hai là, có địa phương, có hoạt động của HĐND xã còn thụ động, trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên, nhất là hoạt động quyết định về nhân sự.

Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế đó là do các đại biểu HĐND xã chưa có đủ, đúng tri thức về các lĩnh vực được bàn thảo và ra quyết định, trong đó có cả một số vị trí chủ chốt trong HĐND, nhất là cán bộ không chuyên trách. Số liệu thống kê trình độ học vấn của đại biểu HĐND xã ở Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2020 phần nào cho thấy rò hơn nguyên nhân này: 63,2% đại biểu chỉ có học vấn trung học phổ thông; 35,23% chưa được bồi dưỡng lý luận trình độ từ trung cấp trở lên. Vấn đề bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt cho đại biểu HĐND xã là vấn đề cấp thiết. Chỉ trên cở sở nâng cao trình độ học vấn, đạo tạo, bồi dưỡng mới có thể nâng cao chất lượng hoạt động ra quyết định của HĐND xã [113, PL.1]

3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

iám sát cũng là một chức năng cơ bản của HĐND xã. HĐND xã thực hiện chức năng giám sát thông qua hai hình thức: giám sát tại kỳ họp và giám sát giữa hai kỳ họp.

3.3.1. Thực trạng hoạt động giám sát tại kỳ họp

Tại kỳ họp, HĐND xã tập trung bàn thảo và quyết nghị các nội dung: Xem xét và thảo luận báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND; Xem xét điều hành của UBND xã trên các lĩnh vực: Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thi hành pháp luật trên địa bàn; Thông báo của UBMTTQ xã về xây dựng chính quyền; Thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu


tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu; Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri.

Hoạt động giám sát tại kỳ họp của HĐND xã tập trung vào 2 nội dung: Một là, Xém xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ; Hai là,chất vấn và trả lời chất vấn.

Hoạt động giám sát xem xét các báo cáo

Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND xã ở Hà Nội đã tiến hành xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ định kỳ theo quy định về kỳ họp của HĐND xã. Trong các kỳ họp, đại biểu HĐND xã đã nghe báo cáo, thảo luận, đóng góp ý kiến vào các báo cáo, tập trung vào các nội dung: Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; Thi hành pháp luật; Xây dựng chính quyền và báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri.

Tuy nhiên, do các kỳ họp HĐND xã diễn ra trong 01 ngày với nhiều nội dung nên thời gian dành cho thảo luận, xem xét các báo cáo ít, chỉ chiếm ¼ thời lượng các kỳ họp. Tại nhiều HĐND xã, do thời gian đọc báo cáo quá nhiều nên hầu như không còn thời gian để các đại biểu thảo luận.

“Việc thảo luận các báo cáo được thực hiện tại phiên khai mạc các kỳ họp, nhưng thường thì chỉ có 1,2 ý kiến là đã hết thời gian”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 56 tuổi, CT HĐND xã, HN.

“Để đại biểu có cơ sở xem xét các báo cáo của các cơ quan trình tại kỳ họp, chúng tôi thường đôn đốc để có báo cáo gửi trước cho đại biểu nghiên cứu, thảo luận. Nhưng trong các kỳ họp, chủ yếu là ý kiến của các đồng chí Trưởng ban, Phó ban HĐND, còn đại biểu khác thì cũng ít phát biểu ý kiến”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 56 tuổi, CT HĐND xã, HN.

Một số đại biểu HĐND xã chưa tích cực tham gia ý kiến đánh giá về kết quả hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ xã và các nội dung liên quan. Một số ý kiến phát biểu còn chung chung, chưa tranh luận phản biện, thường là kiến nghị, đề xuất, chưa đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn [102]. Như vậy, việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND xã đối với hoạt


động của Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tại kỳ họp chưa thật tốt, còn mang tính “hình thức”.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Nhiệm kỳ vừa qua, HĐND xã ở Hà Nội thực hiện chủ yếu hình thức chất vấn trực tiếp tại hội trường. Tại các địa bàn khảo sát, các kỳ họp thường kỳ của HĐND xã ở Hà Nội đều tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Nội dung được Thường trực HĐND xã, đại biểu HĐND xã lựa chọn để chất vấn tập trung vào 3 vấn đề: Một là, vấn đề đất đai (công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện các dự án); Hai là, thu ngân sách; Ba là, giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc và giải quyết kiến nghị cử tri (môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, trật tự xã hội, an sinh xã hội,…).

36 4 36 1 Tốt Chưa tốt Khó đánh giá Nhìn chung hoạt động chất vấn của HĐND 3

36,4

36,1

Tốt Chưa tốt

Khó đánh giá

Nhìn chung, hoạt động chất vấn của HĐND xã đúng quy định pháp luật, đạt được những kết quả bước đầu theo mục đích, yêu cầu về chất vấn của HĐND, thể hiện rò vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Các đại biểu đã xác định và lựa chọn được những vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống của nhân dân để chất vấn. Qua hoạt động chất vấn, một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của chính quyền địa phương đã từng bước được tháo gỡ; nhiều vấn đề dân sinh bức xúc được giải quyết.


70

60

50

40

30

20

10

0

63,1

63,1


ĐB HĐND


CB UBND


0,5

0,8

Biểu đồ 3.5: Đánh giá của đại biểu HĐND x và cán bộ UBND x về hoạt động chất vấn của Hội đồng nhân dân x

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí