Số Liệu Thống Kê Ý Kiến Chất Vấn Của Đại Biểu Hđnd X


Kết quả điều tra cho thấy, 63,1% đại biểu HĐND xã, 63,1% cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra đánh giá hoạt động chất vấn của HĐND xã ở mức “tốt; 36,4% đại biểu HĐND, 36,1% cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra đánh giá hoạt động chất vấn của HĐND xã là “chưa tốt” (Xem: Biểu đồ 3.5)

Với 36,4% và 36,1% đánh giá ở mức chưa tốt đã cho thấy đại biểu HĐND và cán bộ UBND đánh giá không cao hoạt động chất vấn tại kỳ họp. Có một thực tế là, các phiên chất vấn của HĐND xã thường không sôi nổi và có ít đại biểu tham gia đặt câu hỏi chất vấn; nhiều nơi còn lẫn lộn giữa chất vấn với thảo luận [36]. Tại phiên chất vấn, khi người trả lời chất vấn giải trình chưa rò thì cũng rất ít hoặc không có đại biểu tranh luận lại.

“Chất vấn không phải chỉ để hỏi cho biết thông tin, cũng không phải để giải đáp thắc mắc; cũng không phải bới lông tìm vết. Nhưng nhiều khi giữa người hỏi và người được hỏi lại đang nhầm lẫn giữa các khái niệm, vì thế người trả lời hay vòng vo, né tránh, trả lời chung chung cho xong”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 50 tuổi, Chủ tịch HĐND huyện, Hà Nội

Về số lượng ý kiến chất vấn:

Số lượng ý kiến tham gia chất vấn tại kỳ họp không thật nhiều, dao động từ 1 đến 5, trong đó số lượng ý kiến từ 1 - 2 khá nhiều. Trên địa bàn các xã được khảo sát của 03 huyện, mức độ tham gia ý kiến của các đại biểu HĐND xã trong hoạt động chất vấn cũng có sự khác biệt, số lượng tham gia ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND các xã ở huyện Đông Anh ở mức thấp hơn các xã ở huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức. Ở một số xã, đại biểu kiêm nhiệm chất vấn nhiều hơn đại biểu chuyên trách, như ở các xã: An Phú (30 so với 8), Hương Sơn (27 so với 8) Khai Thái (25 so với 8), Phượng Dực (26 so với 12) – Bảng 3.3


Bảng 3.3: Số liệu thống kê ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND x


Đơn vị khảo sát

Số kỳ họp có

tổ chức chất vấn

Số ý kiến chất vấn

Số ý kiến chất

vấn trung bình mỗi phiên họp

ĐB chuyên

trách

ĐB kiêm

nhiệm

H. Mỹ Đức

X. Hương Sơn

8

8

27

3-4

X. Hùng Tiến

8

6

6

1-2

X. An Phú

8

8

30

4-5

H.Đông Anh

X. Hải Bối

7

8

2

1-2

X.Vân Nội

8

12

0

1-2

X.Vòng La

8

10

0

1-2

H.Phú Xuyên

X. Khai Thái

8

8

25

4

X. Phú Yên

8

7

12

2-3

X.Phượng Dực

8

12

26

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

Về chất lượng ý kiến chất vấn: Tổng hợp các báo cáo, các ý kiến phỏng vấn cho thấy, nhìn chung các ý kiến chất vấn chưa thật tốt, chưa sâu, chưa thật rò. Chất lượng ý kiến chất vấn chưa tốt. “Việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của HĐND cấp huyện, nhất là cấp xã còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, còn mang nặng tính hình thức” [24].

Nguyên nhân chủ yếu chất lượng các ý kiến chất vấn chưa tốt: i, “Một phần do đại biểu còn tâm lý nể nang, ngại va chạm, một phần khác do năng lực trình độ, khả năng cập nhật thông tin còn hạn chế, dẫn đến một số đại biểu chưa có nội dung chất vấn, chưa mạnh dạn chất vấn và chưa đề xuất nội dung chất vấn” [118]; ii, Đại biểu HĐND xã còn thiếu thông tin, kiến thức còn hạn chế và chưa có kỹ năng chất vấn, vì vậy câu hỏi chất vấn của đại biểu chưa mang tính bao quát, chưa phản ảnh được hết vấn đề và chưa đi thẳng vào trọng tâm vấn đề cần chất vấn; iii, Sự điều hành của


Thường trực HĐND xã chưa thật linh hoạt, chưa hướng các ý kiến chất vấn vào vấn đề, nội dung trọng tâm.

“Nhiều đại biểu chưa có kỹ năng chất vấn nên câu hỏi chất vấn dài dòng, không đi được vào vấn đề cần hỏi, nhiều câu hỏi lại mang tính yêu cầu cung cấp thông tin”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 51 tuổi, CT UBND xã, HN.

“Ở một số phiên chất vấn ở HĐND xã vẫn có tình trạng để UBND đọc báo cáo trả lời dài quá hết cả thời gian mà không ngắt; hoặc cuối phiên chất vấn thì chưa tóm tắt lại được trọng tâm vấn đề. Quan trọng nhất vẫn là Chủ tọa phải có kinh nghiệm, có kinh nghiệm thì sẽ có bản lĩnh điều hành tốt…”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 50 tuổi, CT HĐND huyện, HN. Từ những tư liệu, số liệu đã trình bày ở trên cho thấy, nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND xã ở Hà Nội đã thực hành hoạt động chất vấn tại kỳ họp theoquy định của pháp luật và hướng dẫn của HĐND huyện, thành phố. So sánh giữa hai hoạt động, hoạt động chất vấn tốt hơn hoạt động xem xét các báo cáo. Song, đánh giá chung, hoạt động chất vấn tại các kỳ họp của HĐND xã ở Hà Nội chỉ ở mức đạt yêu cầu so

với mục đích, yêu cầu đặt ra.

Thực tiễn cũng đã chỉ ra một số vấn đề cần tập trung đổi mới để nâng cao chất lượng chất vấn tại kỳ họp của HĐND xã: Một là, chú trọng nâng cao chất lượng chuẩn bị cho phiên họp chất vấn, trong đó chú trọng chuẩn bị nội dung và cung cấp thông tin trước cho các đại biểu HĐND; Hai là, cải tiến cách thức điều hành phiên họp chất vấn của Chủ tọa kỳ họp HĐND xã và trả lời của người được chất vấn; Ba là, nâng cao trách nhiệm, năng lực tham gia chất vấn của đại biểu HĐND xã, chú trọng nâng cao tri thức và khắc phục căn bệnh e dè, nể nang, căn tính “lợi ích dòng họ, xóm làng”.

3.3.2. Thực trạng hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp

Giám sát chuyên đề giữa hai kỳ họp

Trong nhiệm kỳ, Thường trực HĐND các xã đã duy trì được hoạt động giám sát chuyên đề, tuy nhiên mức độ và tần suất giữa các địa bàn khảo sát có khác nhau.


Bảng 3.4: Số cuộc giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND x từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 3/2020

Đơn vị

Số cuộc giám sát

Số cuộc giám sát

trung bình/năm

Thường trực HĐND

Các Ban HĐND

H. Mỹ Đức




X. Hương Sơn

18

8

6-7 cuộc

X. Hùng Tiến

8

4

4 cuộc

X. An Phú

20

4

6 cuộc

H. Đông Anh




X. Hải Bối

12

1

3-4 cuộc

X.Vân Nội

5

1

1-2 cuộc

X.Vòng La

8

1

2-3 cuộc

H. Phú Xuyên




X. Khai Thái

15

4

3-4 cuộc

X. Phú Yên

10

2

2 cuộc

X.Phượng Dực

13

4

3-4 cuộc

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND xã ở Hà Nội đã tổ chức các đợt giám sát chuyên đề giữa hai kỳ với tần xuất khá cao. Số cuộc giám sát của Thường trực HĐND các xã Hương Sơn, An Phú (huyện Mỹ Đức), Vân Nội (huyện Đông Anh), Khai Thái, Phượng Dực (huyện Phú Xuyên) khá cao; cao nhất là Thường trực HĐND xã An Phú, Hương Sơn huyện Mỹ Đức, với số lượng cuộc giám sát là 20, 18. Thường trực HĐND xã Vân Nội huyện Đông Anh có số cuộc giám sát thấp nhất, 5 cuộc. Số cuộc giám sát của các ban HĐND các xã ở huyện Mỹ Đức, Phú Xuyên cao hơn các xã ở huyện Đông Anh. Các ban của HĐND xã ở huyện Đông Anh chỉ tiến hành 01 cuộc giám sát.

Về nội dung giám sát chuyên đề.

Nội dung giám sát của HĐND xã phủ rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương, trọng tâm vào việc giám sát chấp hành hiến pháp, pháp luật,


việc thực hiện nghị quyết của HĐND và các vấn đề dân sinh bức xúc ở địa phương [113].

Nhiệm kỳ vừa qua, HĐND các xã đã thực hành giám sát trên nhiều nội dung, trong đó tập trung giám sát quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đó là một định hướng đúng, sát với thực tế và là điểm nổi bật trong hoạt động giám sát của HĐND xã ở Hà Nội nhiệm kỳ vừa qua. Hoạt động giám sát của HĐND xã đã là một lực đẩy góp phần đưa xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội đạt kết quả tốt như hiện nay.

“Ngay từ khi mới bắt tay vào chương trình xây dựng nông thôn mới, HĐND xã đã ban hành Nghị quyết và thường xuyên giám sát việc thực hiện các tiêu chí của chương trình, đặc biệt là giám sát việc triển khai truyền nghề, nhân cấy nghề cho bà con trong xã, đảm bảo nghị quyết của HĐND được triển khai hiệu quả”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nữ, 55 tuổi, đại biểu HĐND xã, HN. Về chất lượng giám sát chuyên đề.

Khảo sát thực tế cho thấy, hoạt động giám sát của HĐND các xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá tốt, giúp cho việc giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở [118]. Đại biểu HĐND xã, cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra đánh giá hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND xã ở mức khá cao.78,3% đại biểu HĐND và 74,4% cán bộ UBND tra đánh giá ở mức “tốt” (Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND x về hoạt động giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND x

ĐB HĐND

CB UBND

Đánh giá

SL

%

SL

%

1. Tốt

180

78,3

96

74,4

2. Chưa tốt

48

20,9

29

22,5

3. Khó đánh giá

2

0,8

4

3,1

Tổng

230

100

129

100

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019


Một số đại biểu HĐND và cán bộ UBND được phỏng vấn đã khẳng định, hoạt động giám sát đạt kết quả khá tốt, góp phần tạo sự chuyển biến trong tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND xã.

“HĐND xã tổ chức giám sát nhiều nội dung như: công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế, công tác quản lý đất đai, thu chi tài chính, thương mại, dịch vụ, công tác thực hiện Quy chế dân chủ ở Xã, các thôn, các trường học trên địa bàn xã....qua đó tạo chuyển biến tích cực”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 51 tuổi, CT UBND xã, HN.


Về hoạt động giải trình tại các phiên họp của Thường trực HĐND xã.

Năm 2019 Thường trực HĐND cấp xã tổ chức được 346 phiên giải trình (trên tổng số 584 xã, phường, thị trấn) [114, PL.1]. Như vậy, số phiên giải trình của Thường trực HĐND xã chưa nhiều. Tại các địa bàn khảo sát, 03 xã huyện Đông Anh chưa tổ chức được phiên giải trình [102]; 03 xã huyện Mỹ Đức mới chỉ tổ chức được 01 phiên giải trình. Tại huyện Phú Xuyên, xã Phú Yên tổ chức 02 phiên giải trình, xã Khai Thái tổ chức 08 phiên giải trình, xã Phượng Dực tổ chức được 08 phiên giải trình [114, PL.1]. Như vậy, trong 03 huyện khảo sát, HĐND các xã huyện Phú Xuyên tổ chức giám sát Thường trực HĐND nhiều nhất. Tuy nhiên chất lượng tổ chức các phiên giải trình của Thường trực HĐND xã chưa đồng đều.

Đánh giá chung: Nhiệm kỳ 2016 - 2021, hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp của HĐND xã ở Hà Nội được thực hiện theo quy định của pháp luật, đạt được mục dích, yêu cầu của hoạt động giám sát. Tuy vậy, hoạt động giám sát của HĐND xã giữa hai kỳ họp còn có một số hạn chế, đặt ra một số vấn đề cần được tháo gỡ để nâng cao hơn chất lượng của hoạt động này.

Về hoạt động giám sát chuyên đề. Qua các báo cáo và khảo sát thực tế cho thấy: Một là, số phiên giám sát ở một số xã chưa cao, chưa thường xuyên (Bảng 3.4); Hai là, phương thức giám sát ở một số nơi còn chưa linh hoạt, chủ yếu vẫn là nghe trình bày báo cáo mà thiếu sự khảo sát thực tế; Ba là, nội dung, hình thức giám sát chưa phong phú, hiệu quả giám sát chưa cao [102]; Bốn là, hoạt động giám sát mới dừng lại ở việc ra kết luận, chưa chú ý nhiều đến việc theo dòi thực hiện; hoạt


động theo dòi, đôn đốc, kiểm tra kết luận giám sát chưa được thực hiện thường xuyên. Trong mẫu điều tra, 20,9% đại biểu HĐND xã, 22,5% cán bộ UBND xã đánh giá hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND xã nhiệm kỳ vừa qua ở mức chưa tốt.

“ iám sát của HĐND xã quả thực là còn hình thức, nhiều khi tôi đọc cái báo cáo kết quả giám sát mà cứ như đọc lại báo cáo của UBND, toàn thấy kết quả, thành tích đạt được, không thấy chỉ ra được tồn tại, hạn chế nào”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 50 tuổi, CT HĐND huyện, HN.


“Việc theo dòi thực hiện kết luận giám sát và tái giám sát mới chính là cái làm nên hiệu quả của giám sát nhưng HĐND xã chưa thực hiện tốt nội dung này”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 58 tuổi, Bí thư Đảng ủy xã, HN


Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế được chỉ ra là: Thứ nhất, Thường trực HĐND một số xã còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện chương trình giám sát của HĐND; Thứ hai, việc sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung giám sát và việc nghiên cứu trước báo cáo giám sát của các đại biểu HĐND cũng chưa được chú trọng.

Về giải trình tại các phiên họp của Thường trực HĐND xã. Giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND xã là một hình thức giám sát mới, lần đầu tiên được quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, được thực hiện bắt đầu từ nhiệm kỳ 2016-2021. Do mới tổ chức thực hiện nên hoạt động giám sát giải trình của Thường trực HĐND xã thời gian vừa qua chưa thật tốt, biểu hiện ở sự chưa thật rò về nội dung, về phạm vi, lúng túng về cách thức tiến hành. Để duy trì nền nếp và nâng cao chất lượng giám sát giải trình của Thường trực HĐND xã nên cần có hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, hình thức, quy mô phiên giải trình của Thường trực HĐND xã. Đồng thời, cần chú trọng bồi dưỡng về mục đích, tính chất, nội dung, quy trình, phạm vi,… phiên giải trình của Thường trực HĐND xã cho đại biểu HĐND, nhất là các thành viên Thường trực HĐND xã.


3.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN HỆ VỚI CỬ TRI CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

Theo quy định của pháp luật, hoạt động liên hệ với cử tri của HĐND xã bao gồm các nội dung (hình thức): i, Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND xã; ii, Hoạt động tiếp công dân của đại biểu HĐND xã; iii, Hoạt động đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cử tri, đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân; iv, Hoạt động tuyên truyền, vận động cử tri.

3.4.1. Thực trạng hoạt động tiếp xúc cử tri

Tại các địa bàn khảo sát hoạt động TXCT của đại biểu HĐND ở Hà Nội 1

Tại các địa bàn khảo sát, hoạt động TXCT của đại biểu HĐND ở Hà Nội nhiệm 2016 - 2021 được thực hiện khá nền nếp. Trước và sau các kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND các xã đều đã tổ chức cho đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri tại địa bàn ứng cử. Trước kỳ họp, đại biểu HĐND xã thông báo tới cử tri nội dung của kỳ họp sắp tới, báo cáo trả lời của UBND đối với các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Sau kỳ họp, đại biểu HĐND xã thông báo tới cử tri kết quả của kỳ họp vừa diễn ra, có bao nhiều nghị quyết được thông qua và tiếp tục tiếp nhận các ý kiến của cử tri. Sau mỗi buổi tiếp xúc cử tri, các đại biểu đã phản ánh trung thực, đầy đủ các kiến nghị của cử tri, Thường trực HĐND xã tồng hợp và gửi UBND xã trả lời, giải quyết.


85,8

83,3


90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

14,2

16,7

Tốt


Chưa tốt


ĐB HĐNDCB UBND


Biểu đồ 3.6: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND về hoạt động tiếp xúc cử tri

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí