Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

ARVI

Chỉ số thực vật kháng khí quyển

BNN&PTNT VN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

CHDCND Lao

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, hay Lào

DFL- MAFL

Cục Lâm nghiệp Lào - Bộ Nông Lâm nghiệp Lào

DAFB

Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Bolikhamsay

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

FCCC

Công ước khung về biến đổi khí hậu

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

GT

Công nghệ địa không gian

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

HG

Hỗn giao

Hdc

Chiều cao dưới cành của cây điều tra (m)

Hvn

Chiều cao vút ngọn của cây điều tra (m)

ICRAF

Trung tâm Nông lâm nghiệp thế giới

ITTO

Tổ chức gỗ nhiệt đới thế giới

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên

LRRL

Lá rộng rụng lá

M

Trữ lượng rừng (m3/ha)

MAFLL

Bộ Nông Lâm Nghiệp Lào

MR

Mất rừng

MAFL

Bộ Nông Lâm nghiệp Lào

NDVI

Chỉ số thực vật khác biệt chuẩn hóa

NBR

Chỉ số cháy chuẩn hóa

NA

Không phát hiện

OTC

Ô tiêu chuẩn

RS

Viễn thám

RTSPHSKT,C

Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác, sau cháy

RTSPHSNR, TC

Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, trảng cỏ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2


S2

Ảnh Sentinel 2

SR

Phản xạ phổ bề mặt

STR

Suy thoai rừng

TSPHR

Tái sinh phục hồi rừng

TR

Thêm rừng

VQGNKĐ

Vườn Quốc gia

VQGNKĐ

Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh

V

Thể tích thân cây (m3)

UNEF

Công ước của Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học rừng

UNEP

Chương trình môi trường Liên hợp quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng tuyến, ô tiêu chuẩn trên các kiểu rừng 44

Bảng 2.2. Số lượng các điểm mẫu MR, STR để định ngưỡng 51

và kiểm chứng 51

Bảng 2. 3. Cơ cấu các ô mẫu thêm rừng đã điều tra 54

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu bình quân trên các trạng thái rừng 64

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu bình quân trên các kiểu rừng trồng 66

Bảng 3.3. Phần mềm hỗ trợ công tác quản lý tại VQGNKĐ 68

Bảng 3.4. Trình độ và chuyên môn đào tạo của cán bộ, nhân viên 69

Ban quản lý VQGNKĐ 69

Bảng 3.5. Đặc điểm thống kê của các vùng mẫu định ngưỡng 81

trong nghiên cứu 81

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá độ chính xác phát hiện mất rừng và suy thoái rừng trên ảnh vệ tinh Sentinel 2 82

Bảng 3.7. Đặc điểm thống kê của các vùng mẫu định ngưỡng trong nghiên cứu 90

Bảng 3.8. Kết quả đánh giá độ chính xác phát hiện thêm rừng trên 92

ảnh vệ tinh Sentinel 2 92

Bảng 3.9. Danh mục phần mềm ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý 108

tại VQGNKĐ 108

Bảng 3.10. Đề xuất yêu cầu nhân lực và máy tính đáp ứng nhu cầu triển khai quy trình kỹ thuật công nghệ địa không gian tại VQGNKĐ 109

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Khung logic tiến trình nghiên cứu 42

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong OTC 45

Hình 2.3. Sơ đồ phân bố không gian của các vùng mẫu MT, STR 51

Hình 2. 4. Sơ đồ phân bố các vùng mẫu thêm rừng mới 54

Hình 2.5. Sơ đồ tiến trình tổng quát thành lập bản đồ mất rừng, suy thoái và khu vực thêm rừng mới khu vực nghiên cứu 55

Hình 2.6. Sơ đồ khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh 57

Hình 3.1. Tỷ lệ các nguồn tài nguyên Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh 62

Hình 3.2. Hình ảnh lâm tặc khai thác và xẻ hộp gỗ Sao đen 73

Hình 3.3. Hình ảnh trồng cây gây rừng ở khu vực Vườn Quốc gia 75

Nam Ka Đinh 75

Hình 3.4. Các vùng mẫu mất rừng tại vị trí 79

Hình 3.5. Các vùng mẫu suy thoái rừng tại vị trí 79

Hình 3.6. Ảnh chỉ số ARVI các ví dụ vùng mẫu trước (A) và sau (B) khi mất rừng, và ảnh chỉ số KB (ARVI) tương ứng (C). 80

Hình 3.7. Ảnh chỉ số ARVI ví dụ vùng mẫu trước (A) và sau (B) khi suy thoái rừng, và ảnh chỉ số KB (ARVI) tương ứng (C). 80

Hình 3.8. Bản đồ phân bố khu vực mất rừng và suy thoái rừng 83

VQGNKĐ năm 2019 83

Hình 3.9. Các vùng mẫu thêm rừng mới tại các vị trí 89

Hình 3.10. Ảnh chỉ số ARVI tại các ví dụ vùng mẫu khi chưa có rừng (A), sau khi có rừng mới (B), và ảnh chỉ số KB (ARVI) tương ứng (C) 90

Hình 3.11. Bản đồ phân bố khu vực thêm rừng VQGNKĐ năm 2019 93

Hình 3.12. Sơ đồ trình tự các bước ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng ở khu vực VQGNKĐ 95

Hình 3.13. Giao diện Google Earth Engine đã đăng nhập 96


Hình 3.14. Ảnh Sentinel 2 trước và sau kỳ được lựa chọn và ranh giới nghiên cứu 97

Hình 3.15. Ảnh chỉ số ARVI trước và sau kỳ được lựa chọn 98

Hình 3.16. Cắt ảnh vệ tinh theo phạm vi nghiên cứu với công cụ Raster Calculator trong phần mềm ArcGIS 99

Hình 3.17. Tính toán giá trị tương đối KB với công cụ Raster Calculator trong phần mềm ArcGIS 100

Hình 3.18. Phân loại ngưỡng chỉ số tương đối KB với chỉ số ARVI và ảnh Sentinel 2 trên phần mềm ArcGIS 101

Hình 3.19. Cập nhật thông tin cho các điểm mất rừng, suy thoái rừng và khu vực thêm rừng mới 102

Hình 3.20. Mô hình thực hiện một số thao tác với công cụ ModelBuilder trong phần mềm ArcGIS 103

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Trên thế giới hiện còn khoảng 3,2 tỷ ha rừng, nhưng rừng thứ sinh nghèo chiếm khoảng 80% (ITTO, 2019) [37]. Việt Nam cũng có khoảng 10,24 triệu ha rừng, trong đó rừng thứ sinh chiếm trên 90% (Pham Van Đien, 2019 )[34]. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào hay còn gọi là Lào) có 9 triệu ha rừng, trong đó rừng thứ sinh chiếm trên 85% (DOF- MAF, 2018) [32]. Trải qua vài thập kỷ, phần lớn diện tích rừng trên thế giới, cũng như Việt Nam và Lào có những biến động lớn (mất rừng (MR), bị suy thoái (STR)). Mức độ biến động rừng đang là mối quan ngại không riêng một quốc gia mà là mối quan ngại chung toàn cầu. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, hàng năm rừng đã bị MR và STR về diện tích khoảng 14,6 triệu ha, tương ứng tỷ lệ diện tích rừng bị mất, STR khoảng 2% so với tổng diện tích rừng còn lại (FAO, 2019).

Lào là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, có diện tích đất đai tự nhiên

23.680.000 ha, đất lâm nghiệp chiếm 47% diện tích cả nước. Hàng năm, tỷ lệ biến động rừng ở mức cao hơn so với mức bình quân chung (2,5%) (DOF- MAF, 2018) [32]). Quá trình biến động trải rộng trên các vùng, miền, huyện và tỉnh có rừng trên toàn quốc. Để hạn chế mức độ biến động tài nguyên rừng, Chính phủ Lào thành lập một số vườn quốc gia, khu bảo tồn nhằm quản lý, khai thác bền vững nguồn tài nguyên rừng tự nhiên.

Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh (VQGNKĐ), tỉnh Bolikhamsay được thành lập năm 1995, với tổng diện tích đất đai tự nhiên 168.550ha với 4 kiểu rừng được phân chia theo thành phần loài cây (Niên giám thống kê tỉnh Bolikhamsay, năm 2020). Diện tích rừng tư nhiên của VQGNKĐ biến động đo mất rừng (MR) và suy thoái rừng (STR) không ngừng tăng, làm tổng diện tích rừng tự nhiên giảm dần, mức độ biến động giảm khoảng 2,5%/năm (Sở Nông Lâm Bolikhamsay-DARB), (2020) [33].


Vấn đề đặt ra: Tại sao diện tích rừng tự nhiên vẫn đang bị biến động?. Làm thế nào để xác định được mức độ biến động đó? Hiên nay, biến động rừng thường được phát hiện trực tiếp bởi lực lượng chức năng và các tổ chức, các chủ rừng và người dân địa phương,v.v, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong đó phải kể đến công nghệ địa không gian đã góp phần quan trọng trong phát hiện và đánh giá biến động tài nguyên rừng.

Ở Lào, công nghệ địa không gian ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong lĩnh vực quản lý, giám sát và đánh giá biến động tài nguyên rừng như: điều tra, kiểm kê rừng; giám sát các hoạt động lâm nghiệp (trồng rừng, khai thác rừng, v.v). Tuy nhiên, do còn chưa được ứng dụng rộng rãi trong đánh giá biến động tài nguyên rừng tại một số vườn quốc gia, khu bảo tồn, trong đó có VQGNKĐ và có ít hiểu biết về hiện trạng tài nguyên rừng hiện tại của huyện, chưa xác định được nguyên nhân chính gây biến động làm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý rừng, nên việc quản lý bền vững tài nguyên rừng nơi đây đang gặp nhiều khó khăn, nổi cộm là:

- Chưa sớm xác định được mức độ biến động tài nguyên rừng theo thời gian;

- Chưa sớm xác định được tác nhân chính gây ra biến động;

- Chưa đề xuất được những giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng phù hợp.

Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, đề tài luận án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Làođã được thực hiện. Đề tài được nghiên cứu là rất cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.

2. Mục tiêu của luận án

2.1. Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ứng dụng công nghệ địa không gian phát hiện mất rừng, suy thoái và khu vực thêm mới rừng nhằm góp phần


nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và bảo vệ rừng, giám sát, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc Gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được đặc điểm hiện trạng rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh.

- Xác định được ngưỡng chỉ số tương đối với chỉ số thực vật kháng khí quyển (ARVI) trên ảnh vệ tỉnh Sentinal 2 để phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng và các khu vực có thêm rừng mới tại khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất được quy trình kỹ thuật ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng và một số giải pháp thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ địa không gian trong quả lý tài nguyên rừng cho khu vực nghiên cứu (và các khu vực khác có điều kiện tương tự).

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các diện tích rừng tại khu vực Vườn Quốc gia (VQGNKĐ) Nam Ka Đinh.

Luận án tập trung vào nghiên cứu ứng dụng CNĐKG trong giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng, khu vực có thêm rừng mới và các giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ địa không gian, nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng ở khu vực nghiên cứu.

4. Những đóng góp mới của luận án

- Thiết lập được ngưỡng chỉ số tương đối với chỉ số thực vật kháng khí quyển (ARVI) trên ảnh vệ tỉnh Sentinel 2 để phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng và các khu vực có thêm rừng mới cho khu vực VQGNKĐ.

- Đề xuất được quy trình kỹ thuật ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh từ tư liệu ảnh viễn thám Sentinel 2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023