Đặc Điểm Địa Phương Và Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân Xã


dòng họ, thôn làng được quy chiếu thành “hệ chuẩn mực” để đại biểu trong HĐND nói lên tiếng nói, chăm chút và bảo vệ cho quyền lợi của dòng họ, thôn làng với tính cách là phản ánh tiếng nói của cử tri nơi mình sinh sống.

“Việc dòng họ có ảnh hưởng đến hoạt động của HĐND là có. Ví dụ như khi bầu cử đại biểu HĐND dòng họ lớn thì có lợi thế hơn về phiếu bầu, hoặc có trường hợp đại biểu HĐND là người của dòng họ thì đôi khi cũng cân nhắc lợi ích của dòng họ trong các hoạt động của mình”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 50 tuổi, CT HĐND huyện, HN.

“Có xã từ nhiều năm nay, thôn A luôn phải được cơ cấu số lượng đại biểu HĐND đông nhất, Chủ tịch nhất định phải là người thôn A còn Bí thư thì là người thôn B"..."không có quy định gì cả để bầu cử đại biểu HĐND đảm bảo thành công thì bao lâu nay vẫn thế...”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 45 tuổi, Phó Ban Kinh tế xã hội HĐND huyện, Hà Nội.

4.1.3.3. Đặc điểm địa phương và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã

Địa bàn khảo sát của Luận án chia làm 3 khu vực: vùng ven đô (huyện Đông Anh), vùng đồng bằng (huyện Phú Xuyên), khu vực miền núi (huyện Mỹ Đức). Với điều kiện địa lý như vậy nên đặc điểm kinh tế của 3 huyện cũng khác nhau:

Huyện Đông Anh ven đô là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, cũng là vựa rau lớn cung cấp cho nội đô Hà Nội. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2020 ước đạt 60 triệu đồng/người/năm; toàn huyện không còn hộ nghèo [126, Tr.3].

Huyện Phú Xuyên có thế mạnh phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với 43 làng nghề truyền thống được công nhận. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 trên địa bàn huyện ước đạt 50 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn 0,95% [31, Tr.3 ].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Huyện Mỹ Đức ưu tiên phát triển du lịch dịch vụ thương mại là kinh tế mũi nhọn với khu du lịch tâm linh - thắng cảnh Chùa Hương nổi tiếng. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2020 ước đạt 45,3 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 2,8% [30, Tr.2].


Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội - 19

Như vậy, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của 3 huyện được khảo sát có sự khác biệt. Sự khác biệt về điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự khác nhau giữa các cộng đồng làng xã, ý thức chính trị của cử tri và gián tiếp tác động đến hoạt động của HĐND xã.

Đối với tỷ lệ người dân đi bầu cử và tham gia tiếp xúc cử tri của HĐND xã: Huyện Mỹ Đức là huyện miền núi, có xã miền núi nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân chí còn hạn chế, điều kiện kinh tế cũng chưa được cao cùng với giao thông đi lại chưa được thuận lợi vì vậy tỷ lệ người dân đi bầu cử và tham gia tiếp xúc cử tri thấp hơn so với các đơn vị còn lại. Huyện Đông Anh mặc dù có điều kiện kinh tế cao hơn hẳn, lại là huyện ngoại thành sát trung tâm Hà Nội, trình độ dân trí cao, tuy nhiên cũng do đặc thù là huyện ven đô, người dân có điều kiện đi lao động, làm việc ở các địa phương ngoài huyện, hoặc làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, vì vậy không thường xuyên có mặt tại địa phương tại thời điểm bầu cử cũng như ít có thời gian tham dự các hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và hoạt động của HĐND nói riêng. Trong khi đó huyện Phú Xuyên có điều kiện kinh tế cũng như đặc điểm lao động việc làm ổn định hơn, vì vậy tỷ lệ người dân đi bầu cử đạt cao nhất so với 2 địa phương còn lại.

Đối với tỷ lệ người dân tham gia hoạt động tiếp công dân của HĐND xã: so với 2 huyện còn lại, Đông Anh là huyện đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, giá đất tăng nhanh cùng với đó là giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, … những điều này tác động trực tiếp đến người dân dẫn đến việc nhiều người dân có những khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng... Vì vậy kết quả khảo sát cho thấy huyện Đông Anh là địa phương có tỷ lệ người dân đến các buổi tiếp công dân của đại biểu HĐND xã đông nhất là điều hoàn toàn phù hợp. Số liệu kết quả hoạt động của HĐND xã ở 03 huyện cũng cho thấy huyện Đông Anh có số kiến nghị cử tri gửi đến đại biểu HĐND cao nhất so với 2 huyện còn lại.

Như vậy, đặc điểm kinh tế, lao động, việc làm của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tham gia (quan tâm) của người dân đối với hoạt động của HĐND xã. Huyện Mỹ Đức xa trung tâm, kinh tế chủ yếu tập trung ở một vài xã có điều kiện phát triển du lịch, dịch vụ còn các xã khác về cơ bản đời sống nhân dân


còn gặp nhiều khó khăn vì vậy mức độ quan tâm của người dân đối với hoạt động của HĐND cũng ít hơn so với Phú Xuyên và Đông Anh (tỷ lệ người dân tham gia đi bầu cử và tham gia tiếp xúc cử tri, tiếp công dân đều thấp hơn 2 huyện còn lại). Huyện Đông Anh là địa phương đang phát triển sôi động, kinh tế cao, người dân có điều kiện hơn trong việc tham gia các hoạt động của chính quyền địa phương, tuy nhiên phần lớn người dân đi làm việc ở xa hoặc làm việc tại các khu công nghiệp nên cũng không dành nhiều thời gian cho các hoạt động của chính quyền, tuy nhiên lại là địa phương có tỷ lệ người dân tham gia các buổi tiếp công dân của đại biểu HĐND xã cao nhất. Tỷ lệ người dân tham gia, quan tâm đến hoạt động của HĐND xã ổn định nhất là huyện Phú Xuyên, cũng do đây là địa phương có mức phát triển kinh tế cao, người dân chủ yếu làm việc tại địa phương với các ngành nghề thủ công, truyền thống cho thu nhập ổn định.

Điều kiện kinh tế địa phương không chỉ tác động đến ý thức chính trị của mỗi người dân mà còn tác động đến hoạt động của HĐND xã. “Do đặc điểm là xã dân tộc miền núi nên trình độ đại biểu không đồng đều, một số đại biểu chưa nhiệt tình, trách nhiệm” [99].

“Vận động ứng cử đại biểu HĐND cũng khó, không ai muốn làm vì kinh tế còn khó khăn, người tao bảo mất thời gian, trách nhiệm cao, phụ cấp lại ít… Chỉ có tôi làm chuyên trách nên bơi ra mà làm, trước mắt cứ đảm bảo hoạt động đúng theo Luật quy định đã, còn chất lượng phải nâng dần dần...Ngoài lương thì đại biểu HĐND xã được thêm 0,3% mức lương cơ sở, vào khoảng hơn 400 nghìn đồng 1 tháng”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 58 tuổi, PCT HĐND xã, HN.

“Bầu Trưởng thôn còn căng thẳng nữa là bầu cử đại biểu HĐND, tôi biết có người trước khi bầu cử HĐND cũng đi vận động mạnh lắm....dù gì thì là đại biểu HĐND cũng có tiếng nói nhất định ở xã”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 42 tuổi, Chủ tịch UB MTTQ huyện, Hà Nội.


Như vậy có thể thấy, ở những xã có điều kiện kinh tế tốt thì việc bầu cử cũng như hoạt động của HĐND tương đối thuận lợi, không có chuyện phải đi vận động từng người đi bầu cử, tham gia tiếp xúc cử tri và tiếp công dân.

Từ kết quả khảo sát có thể rút ra nhận xét: Điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương tác động nhất định đến hoạt động của HĐND xã. Địa phương nào kinh tế phát triển, xã hội ổn định thì sự quan tâm của người dân đối với hoạt động của HĐND xã nhiều hơn. Tính cộng đồng dòng họ, thôn làng ảnh hưởng đến hoạt động của HĐND xã nhiều chiều, vừa tích cực vừa tiềm ẩn những yếu tố tiêu cực. Vì vậy trong quá trình đưa ra các các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND xã cần nhận diện các đặc điểm của mỗi địa phương để đưa ra các giải pháp phù hợp với HĐND ở từng khu vực cụ thể. Trong đó, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao ý thức chính trị và đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chính quyền địa phương nói chung, của HĐND xã nói riêng cũng là một nhiệm vụ của HĐND xã thông qua việc quyết nghị các vấn đề quan trọng của địa phương và tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND, việc thực hiện pháp luật của các cơ quan đơn vị.

4.2. GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị x

HĐND xã là một cơ quan trong HTCT xã, vì vậy để đảm bảo HĐND hoạt động chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ, điều quan trọng đầu tiên là phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị xã.

Trong hệ thống chính trị nước ta, vai trò, chức năng của Đảng là lãnh đạo chính trị, của Nhà nước là quản lý mọi hoạt động của xã hội, của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là tập hợp đoàn viên, hội viên xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo đồng thuận xã hội, củng cố nền tảng chính trị của Đảng, Nhà nước. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị nước ta hiện nay là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Đối với cấp cơ sở, chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND. Để hệ thống chính trị vận hành hiệu quả, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định một trong các giải pháp xây dựng hệ


thống chính trị ở nước ta hiện nay là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó là quá trình làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước.

Trong sự vận hành ấy, để HĐND xã thực hiện tốt được vai trò của mình thì cấp ủy Đảng phải tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của HĐND xã. Thực tế khảo sát cho thấy, trong hoạt động của HĐND xã, một số nội dung được cấp ủy quan tâm, chỉ đạo là cho ý kiến đối với các cơ chế, chính sách trước khi trình kỳ họp và công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của HĐND, thì đây cũng là 2 nội dung HĐND xã đang thực hiện tốt. Các nghị quyết về các cơ chế chính sách được HĐND xã ban hành đảm bảo đúng luật, có tính khả thi và áp dụng hiệu quả tại địa phương; cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND xã cũng đảm bảo theo quy định của Luật. Tuy nhiên bất cập hiện nay là công tác cán bộ của HĐND xã ở nhiều nơi chưa được cấp ủy Đảng quan tâm đúng mức trong khi đại biểu HĐND là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng hoạt động của HĐND xã. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân nhận thức cấp ủy, chính quyền nơi đó chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động của HĐND, chưa thấy hết vai trò và tầm quan trọng của HĐND, nhất là việc lựa chọn bố trí cán bộ đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo của HĐND. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đại biểu, nhất là đại biểu giữ chức danh chủ chốt HĐND phải được cấp ủy Đảng quan tâm và thực hiện trong tổng thể quy trình công tác cán bộ của địa phương. Qua đó, mới có thể tìm kiếm, gây dựng, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ, đại biểu có năng lực, bản lĩnh trách nhiệm với hoạt động của HĐND. Đặc biệt, đối với nhiệm kỳ 2021-2026 sắp tới, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình bầu cử là một tất yếu nhằm lựa chọn được những người tiêu biểu, xứng đáng nhất, có đủ các tiêu chuẩn theo luật định, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có năng lực và có điều kiện thực thi nhiệm vụ của ĐBQH, đại biểu HĐND [124].

Đồng thời, bảo đảm cơ cấu và chất lượng, không vì cơ cấu mà giảm chất lượng. Đó là căn cứ, là cơ sở pháp lý để hình thành các cơ quan nhà nước trong


nhiệm kỳ mới, bảo đảm tính liên thông, thống nhất với kết quả đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.

Vì vậy, hoàn thiện hệ thống chính trị xã đảm bảo HĐND xã hoạt động hiệu lực, hiệu quả phải bám sát vào các quan điểm của Đảng đã được khẳng định trong các Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương 4 khóa XI (năm 2012) đến Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (năm 2013)“Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”; đó là thực hiện mô hình Bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch HĐND xã. Mô hình này sau đó đã được Đại hội XII của Đảng chỉ rò “cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND các cấp” và tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Việc “nhất thể hóa” chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND cùng cấp là một trong những giải pháp quan trọng để tiếp tục đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng trong tình hình mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đối với HĐND.

Ở các xã, việc thực hiện “nhất thể hóa” chức danh Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND xã có nhiều thuận lợi. Phương thức lãnh đạo của bí thư cấp ủy và chủ tịch HĐND có nhiều điểm tương đồng, có thể bổ trợ cho nhau. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, các kỳ họp HĐND đều diễn ra sau các kỳ họp thường kỳ của cấp ủy nên có thể cụ thể hóa các chủ trương, đường lối chỉ đạo của cấp ủy vào các nghị quyết của HĐND để sau đó chính quyền tổ chức thực hiện. Việc bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND xã sẽ góp phần đổi mới phương thức và nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy đối với HĐND; đồng thời, nâng cao vị thế, chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã trong thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định. Việc bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND xã cũng sẽ tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác giữa HĐND với các cơ quan khác trong hệ thống chính trị, giúp cho các nhiệm vụ chính trị ở xã được thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả hơn. Để thực hiện mô hình này cần quan tâm một số nội dung như: cần chú trọng việc điều động, luân chuyển cán bộ để thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy không là người địa phương gắn với công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ xã; rà soát, sửa đổi một số Luật, quy chế,


điều lệ… liên quan để quy định rò về nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND xã…

Hoàn thiện cơ chế vận hành của hệ thống chính trị xã còn là tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa HĐND, UBND, UBMTTQ xã trên cơ sở nhận thức rò vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan; cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, ổn định trật tự xã hội. Trong đó đặc biệt quan tâm mối quan hệ giữa HĐND và UBND xã. Mối quan hệ giữa HĐND và UBND được ví như “hai cánh của một con chim” đủ để cho thấy tính phụ thuộc lẫn nhau giữa 2 cơ quan HĐND xã và UBND xã. HĐND ban hành Nghị quyết, UBND thực hiện Nghị quyết; HĐND giám sát, UBND chịu sự giám sát; HĐND tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri, đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân để chuyển UBND trả lời và giải quyết. Theo kết quả khảo sát của Luận án, UBND xã hiện đang làm tốt việc phối hợp chuẩn bị các nội dung kỳ họp HĐND xã, chuẩn bị các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp HĐND xã tuy nhiên việc thực hiện các kết luận giám sát, chất vấn, giải trình của HĐND thì còn hạn chế. Điều này dẫn đến việc chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND xã chưa cao - trong khi đó mục tiêu của giám sát là để đảm bảo HĐND thật sự là cơ quan đại diện của nhân dân, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Do vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã qua đó khẳng định vị thế, vai trò của HĐND xã trong hệ thống chính trị xã hiện nay cần phải tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về trách nhiệm của UBND trong việc phối hợp và thực hiện các hoạt động của HĐND. Quy định thêm một số chế tài cụ thể đối với UBND và các cơ quan liên quan khi không thực hiện nghiêm túc các kết luận sau giám sát, chất vấn, giải trình của HĐND, Thường trực, các Ban HĐND; hoặc khi không giải quyết dứt điểm các kiến nghị của cử tri, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân do HĐND chuyển đến.

4.2.2. Bảo đảm cấu trúc x hội Hội đồng nhân dân x đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật.

Bất kỳ một tổ chức nào chỉ có thể hoạt động tốt khi cơ cấu tổ chức và cấu trúc bên trong của nó ổn định và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Phân tích sự tác động của cấu trúc xã hội HĐND xã đối với hoạt động của HĐND xã cho thấy năng


lực, trình độ của đại biểu HĐND xã còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, dẫn đến một số mặt hoạt động của HĐND xã như giám sát chuyên đề, chất vấn, tiếp công dân… còn một số hạn chế (Mục 4.1.2 - Chương 4). Báo cáo tổng kết hoạt động của HĐND xã nhiệm kỳ 2016-2021 của 09 xã khảo sát cũng đều có chung nhận định này. Vì vậy, bảo đảm cấu trúc xã hội HĐND xã đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật là một giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã.

Về cơ cấu tổ chức: Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, cơ cấu tổ chức của HĐND xã trên địa bàn Hà Nội hiện nay cũng như HĐND cấp xã trong cả nước gồm: 01 Chủ tịch kiêm nhiệm, 01 Phó Chủ tịch chuyên trách (bắt buộc) và các đại biểu HĐND kiêm nhiệm. HĐND có 2 Ban Kinh tế xã hội và Pháp chế, mỗi ban gồm 01 Trưởng ban và 01 Phó Trưởng ban. Với việc thành lập thêm 2 Ban, chất lượng hoạt động của HĐND xã đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên việc không thành lập các Tổ đại biểu HĐND xã phần nào gây khó khăn cho hoạt động theo nhóm của đại biểu, đặc biệt trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri theo thôn, cụm dân cư. Để khắc phục tình trạng này, HĐND một số xã đã linh hoạt tổ chức để đại biểu HĐND sinh hoạt theo nhóm tương ứng với địa bàn ứng cử (đơn vị hành chính Thôn) và đã có tác dụng tích cực. Vì vậy nên chăng tiếp tục tổ chức mô hình Tổ đại biểu HĐND xã như đối với Tổ đại biểu HĐND tỉnh và cấp huyện.

Về cấu trúc xã hội của HĐND xã: là cơ quan dân cử, đại biểu HĐND xã phải đảm bảo được tính đại diện của mỗi thành phần, giai cấp trong xã hội, vì vậy bài toán cân bằng giữa cơ cấu và chất lượng đại biểu HĐND luôn được đặt ra. Nhiệm kỳ 2016-2021, qua số liệu thống kê cho thấy chất lượng đại biểu HĐND xã đã từng bước được nâng lên. Gần 50% đại biểu HĐND xã có trình độ đại học; nhiều đại biểu có kinh nghiệm công tác, được đào tạo lý luận chính trị trung cấp, cao cấp; được tạo điều kiện đi bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ và kỹ năng đại biểu dân cử. Mặc dù vậy, trình độ chuyên môn, năng lực công tác, kỹ năng của một số đại biểu còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là tỷ lệ đại biểu có bằng cấp (chuyên môn và lý luận chính trị) tuy đã được nâng lên nhưng năng lực phản biện xã hội, trình độ nắm bắt pháp luật của đại biểu lại không tỷ lệ thuận với điều đó. Đánh giá

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022