Đánh Giá Của Đại Biểu Hđnd Về Mức Độ Phối Hợp Hoạt Động Giữa Ủy Ban Mttq Và Hđnd X


Ủy ban MTTQ xã góp phần không nhỏ vào thành công của mỗi cuộc tiếp xúc cử tri của HĐND xã.

Tốt Chưa tốt Khó đánh giá 76 1 77 75 9 70 60 50 40 30 Ủy ban MTTQ xã cũng tổng hợp 1

Tốt Chưa tốt

Khó đánh giá

76,1

77

75,9

70


60


50


40


30

Ủy ban MTTQ xã cũng tổng hợp kiến nghị của cử tri để gửi đến Thường trực HĐND xã. Đây là một kênh quan trọng để Thường trực HĐND xã nắm bắt ý kiến, kiến nghị cử tri, qua đó đưa vào chương trình hoạt động hoặc đề xuất với UBND xã các giải pháp thực hiện. Bên cạnh đó, UBMTTQ xã đã thực hiện tốt việc phối hợp với các tổ chức thành viên làm tốt công tác vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của HĐND xã; tham gia thảo luận, tập hợp ý kiến đóng góp vào các văn kiện của Đảng, các dự thảo Luật…; giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, việc công khai những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Góp phần làm cho những cơ chế, chính sách do HĐND ban hành được triển khai thực hiện hiệu quả, đi vào cuộc sống và được nhân dân đồng tình, hưởng ứng. Thực tế, nhiều hoạt động của chính quyền nếu không có sự hỗ trợ của Ủy ban MTTQ thì không thể vận động được toàn thể nhân dân tham gia. Trong mẫu điều tra, đại biểu HĐND xã đánh giá khá cao sự phối kết hợp hoạt động của MTTQ xã với các hoạt động của HĐND xã (Biểu 4.6).


90


80

83,8



Phản biện XH các nội dung trình kỳ họp

Tổng hợp KNCT Tuyên truyền vận iám sát hoạt động

động nhân dân thực của ĐB HĐND hiện NQ HĐND


23,8

22,2

24,1

20

15,2

10

0,1

1

0

0

0

Biểu đồ 4.6: Đánh giá của đại biểu HĐND về mức độ phối hợp hoạt động giữa Ủy ban MTTQ và HĐND x

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019


Biểu đồ 4.6 cho thấy, đại biểu HDDND xã đánh giá ở mức “tốt” cao nhất đối với sự phối hợp trong hoạt động tổng hợp ý kiến cử tri, 83,8%; tiếp đến lần lượt là tuyên truyền vận động nhân dân, 77,0%; phản biện xã hội nội dung tại các kỳ họp, 76,1% và giám sát hoạt động của đại biểu HĐND xã 75,9%.

Kết quả phỏng vấn sâu cũng đánh giá khá cao sự phối hợp hoạt động giữa Ủy ban MTTQ và HĐND xã trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

“Vừa rồi UB MTTQ xã chủ động phối hợp với chính quyền, các đoàn thể tổ chức các hội nghị lấy ý kiến nhân dân về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, sau đó cụ thể hóa thành các nội dung để vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện nên phong trào nông thôn mới của xã đạt nhiều kết quả tốt”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nữ, 42 tuổi, Phó Chủ UBND xã, HN. “Từ đầu nhiệm kỳ đến nay thì Ủy ban MTTQ mới tổ chức được hai Hội nghị phản biện xã hội đối với nội dung kinh tế xã hội trình tại kỳ họp, còn một số nội dung chuyên đề thì chưa. Nhưng Ủy ban MTTQ đã phối hợp tốt với Thường trực HĐND xã trong việc tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri, tổng hợp kiến nghị của cử tri gửi Thường trực HĐND xã”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 46 tuổi, Chủ tịch UB MTTQ xã, Hà Nội.

Như vậy, nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban MTTQ cũng đã thực hiện tốt công tác phối hợp với Thường trực HĐND xã, các Ban HĐND xã để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đặc biệt là trong tổ chức tiếp xúc cử tri, đối thoại trực tiếp với nhân dân. Sự phối kết hợp của MTTQ xã đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã.

4.1.2. Cấu trúc x hội, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân và hoạt động của Hội đồng nhân dân x

4.1.2.1. Cấu trúc xã hội của HĐND và hoạt động của HĐND xã

Về giới tính. Theo số liệu thống kê, trong HĐND xã ở Hà Nội hiện nay, nam chiếm tỷ lệ 73,4%, nữ chiếm tỷ lệ 24,6% [113, PL.1]. Ở các xã được khảo sát, nam chiếm tỷ lệ 76,9%, nữ chiếm tỷ lệ 23,1%. Như thế, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND xã thấp,


chiếm khoảng ¼ số lượng đại biểu HĐND xã. Tỷ lệ nữ trong HĐND xã ở Hà Nội đúng với cơ cấu giới tính chung trong hệ thống chính trị xã, hệ thống chính trị các cấp ở nước ta hiện nay, nhưng là thấp so với yêu cầu đề ra trong việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND là phụ nữ. Thực tế các cuộc bầu cử đại biểu vừa qua cho thấy tỷ lệ này được đảm bảo, song kết quả tỷ lệ nữ đại biểu HĐND trúng cử lại thấp hơn nhiều (cấp xã ở Hà Nội là 24,6%). Ở cấp độ vĩ mô, các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự hiện diện của phụ nữ đã thay đổi nghị viện trên khắp thế giới theo những cách hữu hình. Các vấn đề mới như bạo lực đối với phụ nữ hoặc mối quan tâm về sức khỏe của phụ nữ đang được đưa vào chương trình chính trị. Sự hiện diện của họ (đại biểu Quốc hội nữ) khuyến khích nhiều công dân nữ liên hệ với mình, tăng cường truyền thông dân chủ và trách nhiệm giải trình, đặc biệt là khi tỷ lệ phụ nữ ở nhiều quốc hội trên thế giới đã tiến gần tới mục tiêu 30% [96]. Ở cấp xã, tỷ lệ nữ đại biểu trong HĐND xã thấp có thể dẫn đến một số vấn đề liên quan đến những nội dung về bình đẳng giới, về quyền phụ nữ hay quyền trẻ em ít được quan tâm hay đưa ra bàn tại các kỳ họp của HĐND và trống vắng trong các nghị quyết về các vấn đề xã hội, văn hóa của HĐND xã. Thực tế cho thấy, trong các nghị quyết của HĐND xã, ngoài nghị quyết về chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế xã hội hàng năm thì HĐND 09 xã thuộc địa bàn khảo sát chưa có Nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực bình đẳng giới, phụ nữ, trẻ em hay dân số. Như vậy để nội dung hoạt động của HĐND đa dạng hơn, tiếp cận được nhiều vấn đề của cuộc sống trong đó có vấn đề phụ nữ và trẻ em, cần nghiên cứu tăng tỷ lệ nữ đại biểu HĐND, phấn đấu tỷ lệ phụ nữ trúng cử là khoảng 30% tổng số đại biểu HĐND.

Về độ tuổi: Ở 9 xã thuộc địa bàn khảo sát, đa số đại biểu thuộc độ tuổi từ 31 đến 55 (trên 90%), trong đó 2 nhóm độ tuổi có tỷ lệ cao nhất là 31-40 tuổi trên 30% và từ 51 đến 55 tuổi trên 30%. Nhóm độ tuổi 31-40 tuổi phần lớn là những người trúng cử lần đầu, tuy chưa có kinh nghiệm hoạt động dân cử nhưng lại có lợi thế về trình độ học vấn, nắm bắt công nghệ thông tin và sự nhanh nhạy và nhiệt tình trong hoạt động. Nhóm độ tuổi từ 51 đến 55 tuổi đã có sự chín muồi trong hoạt động, rất


có kinh nghiệm để xử lý các vấn đề phức tạp phát sinh… Tỷ lệ cao đại biểu ở 2 độ tuổi này là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của HĐND xã. Tuy nhiên nhóm tuổi trên 60 trong cơ cấu độ tuổi của đại biểu HĐND xã vẫn chiếm 3,37% (ở huyện Mỹ Đức là 4,1%; Phú Xuyên là 3,12%, Đông Anh là 0% - Phụ lục 1,2,3). Mặc dù đại biểu ở nhóm tuổi này có nhiều kinh nghiệm và uy tín nhất định trong cộng đồng nhưng về mặt sức khỏe có phần chưa đảm bảo. Tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021, có 149/15.540 đại biểu HĐND cấp xã ở thành phố Hà Nội từ trần, chiếm tỷ lệ 0,95% [113]. Tuy không khẳng định tất cả trường hợp từ trần đều do tuổi tác, nhưng trong quá trình cơ cấu đại biểu cũng cần trẻ hóa độ tuổi cho đại biểu HĐND xã để đảm bảo quá trình thực hiện nhiệm vụ thông suốt.

Về trình độ học vấn, thâm niên công tác. Theo số liệu thống kê, trình độ học vấn của đại biểu HĐND xã ở thành phố Hà Nội hiện nay khá cao: 62,1% cao đẳng, đại học; 2,6% sau đại học; thâm niên công tác có sự trải rộng các khoảng thời gian năm, cho thấy tính kế thừa của đại biểu HĐND xã, vừa có người ít thâm niên, vừa có người nhiều thâm niên công tác, tập trung chủ yếu ở nhóm có thâm niên công tác từ 11-15 năm (32,9%) (Xem Bảng 4.1 ).

Bảng 4.1: Trình độ học vấn, thâm niên công tác của đại biểu HĐND x ở Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2020

Trình độ học vấn


Thâm niên công tác

Bậc học

Số lượng

Tỷ lệ %

Số năm

Số lượng

Tỷ lệ %

Tiểu học

1

0,4

1- 5 năm

51

22,7

THCS

13

5,7

6 - 10 năm

49

21,8

THPT

66

29,1

11 - 15 năm

74

32,9

CĐ, ĐH

141

62,1

16 - 20 năm

19

8,4

Sau ĐH

6

2,6

Trên 20 năm

32

14,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

Đối với 09 xã thuộc địa bàn khảo sát, tỷ lệ đại biểu có trình độ cao đẳng, đại học là 61,3%; sau đại học là 2,6%; thâm niên công tác từ 11 năm đến dưới 20 năm là 40,5% (tỷ lệ chung là 41,3%), trên 20 năm là 13,9%, khá tương đồng với tỷ lệ


chung của các xã trên toàn Thành phố. Trình độ học vấn được nâng lên cùng với quá trình công tác lâu dài là một trong những yếu tố giúp đại biểu thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.

“HĐND rất cần có những đại biểu tái cử vì sau một nhiệm kỳ hoạt động, đại biểu HĐND sẽ tích lũy được kiến thức và kỹ năng làm nền tảng quan trọng cho nhiệm kỳ tiếp theo”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 45 tuổi, Phó Trưởng ban Kinh tế Xã hội HĐND huyện, Hà Nội

“Nhiệm kỳ vừa qua, chất lượng đại biểu HĐND xã được nâng lên rò rệt, nhiều đại biểu có trình độ Đại học, nên chất lượng tham mưu, ban hành các Nghị quyết của HĐND xã đã tăng lên, có một số nghị quyết đại biểu đã yêu cầu UBND xã phải chuẩn bị lại để đảm bảo chất lượng cũng như quy trình, điều này nhiệm kỳ trước làm được”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 56 tuổi, Chủ tịch HĐND xã, HN

“Tôi làm đến nhiệm kỳ này là nhiệm kỳ thứ 2 rồi, 9 năm làm HĐND nên cũng ít nhiều có kinh nghiệm, tuy chỉ là kiêm nhiệm nhưng nó cũng giúp cho mình trong hoạt động tiếp xúc cử tri với tiếp công dân không bị bỡ ngỡ”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 48 tuổi, đại biểu HĐND xã, HN

Trình độ học vấn, thâm niên công tác không chỉ giúp đại biểu có những kiến thức và kỹ năng trong hoạt động mà còn là nền tảng để đại biểu HĐND có trình độ hiểu biết pháp luật, năng lực phản biện xã hội cũng như một số kỹ năng khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND. Đánh giá tương quan giữa trình độ học vấn, thâm niên công tác của đại biểu HĐND với hoạt động của HĐND xã có thể thông qua đánh giá trình độ hiểu biết pháp luật, năng lực phản biện xã hội của đại biểu HĐND xã.

Trình độ hiểu biết pháp luật của đại biểu HĐND xã. HĐND thực thi nhiệm vụ quyền hạn của mình bằng pháp luật, do đó HĐND mà trực tiếp là đại biểu HĐND phải nắm vững Hiến pháp, pháp luật, nghị định, thông tư, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, về thực hiện phân cấp, phân quyền, ủy quyền liên quan đến nhiệm vụ quyền hạn của mình để xem xét toàn diện, khách quan tính hợp hiến,


hợp pháp và phù hợp tình hình thực tế, khả năng ngân sách địa phương để quyết định.

Khảo sát thực tế cho thấy, mặc dù trình độ học vấn của đại biểu HĐND xã đã được nâng lên, nhưng về cơ bản trình độ hiểu biết pháp luật của đại biểu HĐND xã còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền. Sự hạn chế đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của HĐND xã, đặc biệt là ở hoạt động ra quyết định và hoạt động giám sát. Báo cáo của Thường trực HĐND về cơ cấu, tổ chức bộ máy và hoạt động của HĐND các cấp từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 đến nay đã chỉ ra “Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND giữa hai kỳ họp vẫn chưa bao quát hết các lĩnh vực, chất lượng và hiệu quả giám sát vẫn còn hạn chế, có việc còn chưa hiệu quả; tập trung ở nhiều đơn vị cấp huyện, cấp xã, nhất là hoạt động giám sát của các Ban cấp xã” [106].

“Năng lực, trình độ của một số đại biểu HĐND chưa đáp ứng tốt vị trí, vai trò của mình, đặc biệt là đối với đại biểu HĐND xã, trong khi đó hoạt động giám sát lại khá rộng, toàn diện và chuyên sâu, đòi hỏi chủ thể giám sát phải có những kiến thức chuyên môn nhất định ở các lĩnh vực (tài chính, xây dựng…) thì mới có thể phân tích, đánh giá được chính xác các vấn đề để thực hiện tốt chức năng giám sát, nếu không, hoạt động giám sát chỉ mang tính hình thức” [104].

“Nhiều đại biểu ở dưới xã ít kiến thức về pháp luật nên việc nghiên cứu các tài liệu chuyên sâu còn hạn chế, cũng ảnh hưởng phần nào đến việc thông qua nghị quyết, vì không hiểu sâu nên có tình trạng đại biểu chỉ dựa vào báo cáo và nội dung chuẩn bị của UBND rồi biểu quyết thông qua. Nhưng đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động giám sát, đại biểu không hiểu sâu thì không tìm ra được mấu chốt của vấn đề cần làm rò, giám sát mơ hồ, không sâu. Vì vậy, chất lượng hoạt động giám sát của HĐND xã còn nhiều hạn chế. Tự mỗi đại biểu phải có ý thức tự học hỏi, nghiên cứu chứ không có cách nào khác”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 50 tuổi, Chủ tịch HĐND huyện, Hà Nội.


Cũng vì trình độ hiểu biết pháp luật của đại biểu chưa được tốt nên tỷ lệ đại biểu HĐND xã thực hiện các hoạt động đòi hỏi kiến thức pháp luật như hoạt động tiếp công dân còn rất thấp, chủ yếu là Thường trực HĐND xã thực hiện (Mục 3.4.2 - Chương 3).

Từ sự mô tả, dẫn chứng trên đây có thể thấy rằng, trình độ hiểu biết pháp luật của đại biểu HĐND xã tác động trực tiếp đến hoạt động ban hành nghị quyết, giám sát và tiếp công dân của HĐND xã.

Năng lực phản biện xã hội của đại biểu HĐND xã. Đại biểu HĐND xã cần phải có năng lực phản biện tốt để tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo Nghị quyết của UBND xã trình HĐND tại các kỳ họp HĐND xã, cũng như chất vấn, tranh luận tại kỳ họp.

Khảo sát thực tế cho thấy, năng lực phản biện của đại biểu HĐND xã còn nhiều bất cập, thể hiện rò ở số ý kiến tham gia tại các kỳ họp HĐND xã. Nhiệm kỳ vừa qua, tại các kỳ họp HĐND xã số lượng ý kiến của đại biểu tham gia vào các nội dung chưa cao. Xã Vòng La, xã Vân Nội của huyện Đông Anh, cả nhiệm kỳ không có đại biểu HĐND xã kiêm nhiệm nào tham gia chất vấn, xã Hải Bối chỉ có 02 đại biểu HĐND kiêm nhiệm tham gia chất vấn (Xem Bảng số 3.3 - Chương 3).

Tại một số HĐND xã, có đại biểu không một lần nào phát biểu ý kiến trong các kỳ họp HĐND xã.

“Cá biệt có tình trạng đại biểu tham gia cả một nhiệm kỳ nhưng chưa từng phát biểu lần nào”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nữ, 47 tuổi, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội.

“Các phiên chất vấn của HĐND cấp xã thường có ít đại biểu tham gia đặt câu hỏi, một phần là do kỹ năng của đại biểu chưa tốt”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 50 tuổi, CT HĐND huyện, HN.

“Các cuộc giám sát thì phần lớn bộ phận chuyên trách thực hiện từ đầu đến cuối; Đại biểu khi được mời thì cũng có tham gia các cuộc làm việc tại đơn vị, nhưng hầu như không phát biểu gì…”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 56 tuổi, CT HĐND xã, HN.


Việc số lượng ý kiến trong các kỳ họp HĐND thấp và một số đại biểu không tham gia ý kiến trong các kỳ họp của HĐND cả một nhiệm kỳ có nhiều nguyên nhân, một trong nguyên nhân đó là do đại biểu HĐND xã có ít kiến thức về pháp luật; phổ kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hạn hẹp và năng lực “tranh luận” chưa đúng tầm đại biểu HĐND xã. Thực tế đó cho thấy rò hơn trình độ hiểu biết pháp luật và năng lực phản biện của đại biểu HĐND xã chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chức năng của HĐND xã, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của HĐND xã, đặc biệt là ở hoạt động ra quyết định và hoạt động giám sát. Đồng thời, thực tế đó cũng cho thấy rằng đánh giá năng lực hoạt động, sự đóng góp của đại biểu vào hoạt động của HĐND xã không nên chỉ dừng lại ở số liệu thống kê trình độ học vấn, thâm niên công tác,…tuy rằng đó là những chỉ số cần được thống kê để cho thấy “chất lượng” đại biểu HĐND xã. Vấn đề quan trọng là phân tích đánh giá sâu, rộng, rò năng lực thực của đại biểu HĐND xã và tiếp đến là hoạt động bồi dưỡng tri thức, phương pháp công tác cho đại biểu HĐND xã.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy trình độ hiểu biết pháp luật, năng lực phản biện, tranh luận của đại biểu HĐND xã không tỷ lệ thuận với trình độ học vấn. Vì thế, để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND xã phải chú trọng bồi dưỡng pháp luật cho đại biểu HĐND xã. Đây nên được xem là hoạt động thường xuyên, liên tục trong cả nhiệm kỳ, nhất là sau mỗi kỳ bầu cử HĐND xã.

4.1.2.2. Hoạt động của đại biểu HĐND xã và hoạt động của HĐND xã

Đại biểu tham gia các hoạt động của HĐND xã

Đại biểu HĐND xã có trách nhiệm tham gia các hoạt động của HĐND xã theo luật định, nhất là tham gia các kỳ họp HĐND. Kết quả kháo sát cho thấy đại đa số đại biểu đã chủ động thường xuyên tham gia các kỳ họp và các hoạt động khác của HĐND xã. Quá trình thực hiện tư cách đại biểu, các đại biểu HĐND xã đã phát huy tinh thần trách nhiệm đóng góp vào những kết quả, thành tựu hoạt động của HĐND xã trên những nội dung và mức độ khác nhau. Tuy vậy, vẫn còn có đại biểu, nhất là đại biểu không chuyên trách chưa tham gia đầy đủ các kỳ họp, chưa chủ động, tự giác tham gia các hoạt động của HĐND. Sự thiếu vắng các đại biểu tại các kỳ họp,

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí