Ý Thức Chính Trị Của Cử Tri Và Hoạt Động Của Hđnd Xã


các hoạt động của HĐND ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả và hiệu lực của HĐND xã trong các hoạt động phải tiến hành bỏ phiếu.

“HĐND có bao nhiêu đại biểu đâu, chưa đến 30 người, kỳ họp mà vắng 1,2 người nhìn đã trống hội trường rồi, nên chúng tôi thường quán triệt đại biểu, bận gì thì bận cũng phải dành thời gian cho HĐND, đã là đại biểu dân cử thì phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 58 tuổi, PCT HĐND xã, HN.

“HĐND xã quyết định theo đa số, sự thiếu vắng đại biểu sẽ ảnh hưởng đến quyết nghị của HĐND. Để nghị quyết được thông qua phải cần trên 50% số đại biểu tán thành; việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu giữ chức trách do Hội đồng bầu ra cần 2/3 số đại biểu tán thành. Ở mỗi kỳ họp HĐND, chúng tôi lo lắng nhất là số lượng đại biểu tham dự”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 56 tuổi, CT HĐND xã, HN.

“Tôi tham gia khá đầy đủ các kỳ họp đấy, giám sát thì cũng có buổi đi buổi vắng vì nhiều khi bận công việc không bố trí được, nhưng số ít thôi”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 48 tuổi, đại biểu HĐND xã, HN.

“Các cuộc giám sát của HĐND quanh đi quanh lại chỉ có đồng chí Phó Chủ tịch, đồng chí Trưởng ban hoặc Phó Ban…vắng quá cũng làm mất cái uy của HĐND”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 54 tuổi, Trưởng ban Kinh tế Xã hội HĐND xã, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Liên hệ với cử tri của đại biểu HĐND xã.

Liên hệ với cử tri là một nhiệm vụ của đại biểu HĐND xã. Thông qua liên hệ với cử tri đại biểu HĐND nắm bắt ý kiến, báo cáo kết quả hoạt động của mình và nguyện vọng của nhân dân, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết của HĐND.

Thời gian vừa qua, về cơ bản các đại biểu HĐND xã ở Hà Nội đã thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc với cử tri với các mức độ khác nhau. Tuy vậy, ở hoạt động tiếp công dân thì hầu như chỉ do Thường trực HĐND xã đảm nhiệm (Xem bảng 3.6 - Chương 3)


Theo số liệu thống kê của Thường trực HĐND Thành phố tại Hội nghị giao ban chuyên đề của tháng 8/2019: tại huyện Mỹ Đức 7 tháng đầu năm 2019 có 460 lượt Thường trực HĐND xã tiếp công dân, 943 lượt đại biểu HĐND xã tiếp công dân. Trong khi đó, Thường trực HĐND xã chỉ gồm 4 người là 01 Chủ tịch kiêm nhiệm, 01 Phó Chủ tịch chuyên trách và 02 Trưởng ban [112].

“Một số đại biểu rất ngại đi tiếp công dân, tôi cũng hiểu đây là việc khó, thế nhưng đã là đại biểu thì phải có trách nhiệm với cử tri của mình, càng khó càng phải làm. Chứ cứ né tránh thì làm sao tạo được niềm tin cho nhân dân”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 49 tuổi, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, Hà Nội.

Đánh giá chung tác động của cấu trúc xã hội, hoạt động của đại biểu HĐND xã đến hoạt động của Hội đồng nhân dân xã.

Từ những số liệu, dẫn chứng và mô tả trên đây có thể rút ra nhận xét: i, Cấu trúc xã hội của đại biểu HĐND xã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã ở các mức độ và quy mô khác nhau. Trong đó, tương quan giữa giới tính đại biểu HĐND với hoạt động của HĐND chưa rò; tương quan giữa trình độ học vấn, thâm niên công tác của đại biểu HĐND xã với hoạt động của HĐND khá rò. Nó thể hiện ở tương quan giữa trình độ hiểu biết pháp luật và năng lực phản biện xã hội của đại biểu HĐND xã với hoạt động ra nghị quyết và hoạt động giám sát của HĐND xã. Nhìn chung, trình độ hiểu biết pháp luật và năng lực phản biện xã hội của đại biểu HĐND còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cao hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. ii, Mức độ, tính chất tham gia hoạt động của các đại biểu HĐND tác động đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND. Một số đại biểu chưa tham gia đầy đủ các phiên họp HĐND, chưa thật chủ động tích cực tham gia tiếp công dân đã ít nhiều làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND xã.

Vai trò của đại biểu chuyên trách trong hoạt động của HĐND xã: Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, ở cấp xã có 01 đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách là Phó Chủ tịch HĐND xã, còn Chủ tịch HĐND xã, Trưởng, phó các Ban HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm. Thực hiện quy định của Luật, 09 xã thuộc địa bàn khảo sát đã bố trí 01 Phó Chủ tịch


HĐND xã chuyên trách và đều đang phát huy được vai trò của mình trong hoạt động của HĐND xã. Nhìn vào số liệu thống kê các hoạt động tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, số ý kiến tham gia chất vấn, thảo luận tại kỳ họp (xem Bảng 3.6, 3.7 - Chương 3) có thể thấy các hoạt động của HĐND xã phần lớn do Thường trực HĐND và đại biểu chuyên trách HĐND xã thực hiện. Đại biểu chuyên trách là đại biểu chỉ làm nhiệm vụ đại biểu của nhân dân và dành toàn bộ thời gian công tác cho hoạt động của HĐND, vì vậy so với đại biểu kiêm nhiệm (là cán bộ mặt trận các đoan thể chính trị xã hội, cán bộ giữ chức danh trong Đảng, công chức thuộc UBND xã được cơ cấu đại biểu HĐND xã) thì đại biểu chuyên trách có nhiều thời gian để nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động của HĐND, nghiên cứu tài liệu về các nội dung nghị quyết sẽ ban hành, nội dung HĐND giám sát, chất vấn, giải trình…nên chất lượng hoạt động sẽ tốt hơn so với đại biểu kiêm nhiệm. “HĐND xã đa phần là đại biểu kiêm nhiệm, rất ít đại biểu chuyên trách, sợ va chạm nên chưa phát huy hết quyền của đại biểu HĐND đối với nhiệm vụ được giao, nhất là thực hiện quyền chất vấn, quyền giám sát của đại biểu HĐND theo luật định” [99].

Việc tăng đại biểu chuyên trách vì thế sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND.

“Các đại biểu chuyên trách có vai trò rất lớn và đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Số lượng đại biểu chuyên trách cấp Thành phố được bố trí như hiện nay, cộng với việc phân công, bố trí từng đại biểu chuyên trách theo dòi từng nhóm nội dung với từng lĩnh vực cụ thể đã giúp hoạt động giám sát bảo đảm sâu, rộng, cụ thể, chuyên nghiệp hơn, theo đến tận cùng vấn đề”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 57 tuổi, CT HĐND TP Hà Nội.

4.1.3. Cử tri và hoạt động của HĐND x

4.1.3.1. Ý thức chính trị của cử tri và hoạt động của HĐND xã

HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân, trên thực tế chức năng đại diện của HĐND được thực hiện tốt hay không tốt không chỉ đến từ hoạt động của những người đại diện (các đại biểu) mà còn đến từ hành vi của những người được đại diện (cử tri). Vì vậy khi xem xét các yếu tố tác động đến hoạt động của HĐND xã, không thể không nhắc đến ý thức chính trị của cử tri địa phương.


Tương quan giữa ý thức chính trị của cử tri với hoạt động của HĐND xã được xem xét theo 3 chỉ số: i, Tỷ lệ cử tri tham gia đi bầu cử đại biểu HĐND các cấp; ii, Tỷ lệ cử tri tham gia tiếp xúc cử tri; iii, Tỷ lệ người dân tham gia các buổi tiếp công dân của đại biểu HĐND.

Tỷ lệ cử tri tham gia đi bầu cử đại biểu HĐND các cấp

Các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND có thành công được 1

Các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND có thành công được hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia một cách tự giác, tích cực và chủ động của cử tri. Sự tham gia đông đảo, đầy đủ của cử tri sẽ tạo nên sức mạnh đoàn kết của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tham gia bầu cử không chỉ là nghĩa vụ và quyền lợi, mà còn là trách nhiệm, thể hiện ý thức xây dựng Nhà nước của nhân dân.


93,2


95

90

89,3


85

79,2


80

75

70


Mỹ Đức

Phú Xuyên

Đông Anh


Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ cử tri trực tiếp đi bầu cử đại biểu HĐND các cấp

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ cử tri trực tiếp tham gia bầu cử HĐND các cấp ở 3 huyện khác nhau. Huyện Phú Xuyên có tỷ lệ cử tri đi bầu cử cao nhất đạt 93,2%, tiếp đến là huyện Đông Anh 89,3%, thấp nhât là huyện Mỹ Đức 79,2%.

Tỷ lệ người dân tham gia tiếp xúc cử tri, tiếp công dân

Qua khảo sát cho thấy, tỷ lệ người dân tham dự tiếp xúc cử tri do Thường trực HĐND xã tổ chức ở 3 địa bàn khảo sát có sự khác nhau: huyện Phú Xuyên là 86,5%, huyện Đông Anh là 82,7%, huyện Mỹ Đức là 80,6%. Sự chênh lệch giữa các huyện không nhiều, dao động khoảng 6,0%, nhưng cho thấy, cử tri huyện Mỹ


80 6 Đức tham dự tiếp xúc cử tri có tỷ lệ thấp nhất trong 3 huyện Biểu số 2

80,6

Đức tham dự tiếp xúc cử tri có tỷ lệ thấp nhất trong 3 huyện (Biểu số 4.8). Tỷ lệ này tương đồng với tỷ lệ cử tri của 3 địa phương tham gia bầu cử.


86,5


88

86

84

82

80

78

76

82,7


Mỹ ĐứcPhú XuyênĐông Anh


Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ người dân tham gia hoạt động tiếp xúc cử tri của HĐND x

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

40 30 20 10 0 25 Khác với tiếp xúc cử tri là hoạt động khuyến khích đông đảo 3

40

30

20

10

0

25

Khác với tiếp xúc cử tri là hoạt động khuyến khích đông đảo bà con nhân dân tham gia; tiếp công dân là hoạt động có phạm vi hẹp hơn, chủ yếu là những người dân đang có vấn đề bức xúc liên quan đến bản thân và gia đình cần đề đạt, kiến nghị, phản ánh qua đại biểu HĐND đến với chính quyền. Vì vậy tỷ lệ người dân đến các buổi tiếp công dân của đại biểu HĐND xã thấp hơn tỷ lệ người dân tham gia các buổi tiếp xúc cử tri (Xem biểu đồ 4.8, 4.9)


50

36,5

42,7


Mỹ Đức

Phú Xuyên

Đông Anh


Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ người dân tham gia hoạt động tiếp công dân của đại biểu HĐND x

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019


Biểu đồ 4.9 cho thấy, tỷ lệ người dân tham gia tiếp công dân do HĐND xã tổ chức có sự khác biệt so với tỷ lệ người dân đi bầu cử và tham gia tiếp xúc cử tri: Huyện Đông Anh có tỷ lệ cao nhất với 42,7%; huyện Phú Xuyên 36,5% và huyện Mỹ Đức 25,0%. Số liệu khảo sát cho thấy, tỷ lệ người dân tham gia tiếp công dân ở huyện Mỹ Đức thấp hơn hai huyện Đông Anh, Phú Xuyên.

Như vậy, trong hoạt động bầu cử và hoạt động tiếp xúc cử tri, Phú Xuyên là địa phương có tỷ lệ cử tri tham gia đông nhất, thấp nhất là huyện Mỹ Đức. Trong hoạt động tiếp công dân, Đông Anh là huyện có tỷ lệ người dân tham gia đông nhất, thấp nhất vẫn là huyện Mỹ Đức.

Tỷ lệ cử tri trực tiếp đi bầu cử ở cả 3 địa phương đều tương đối cao cho thấy nhận thức của cử tri về quyền bầu cử được tăng lên. Đa số các cử tri đều tự mình đi bầu cử, bỏ phiếu trực tiếp nhằm lựa chọn những đại biểu xứng đáng đại diện cho mình tham gia vào các cơ quan dân cử. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn số ít cử tri chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, giá trị của lá phiếu; vẫn tồn tại số ít tình trạng bỏ phiếu thay, bỏ phiếu hộ.

“Lần vừa rồi bà nhà tôi ốm, thằng con tôi thì đi làm ngoài Hà Nội không về được, nên tôi đi bỏ phiếu luôn cho cả nhà”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 57 tuổi, lao động tự do, HN.

“Xã miền núi, giao thông đi lại khó khăn, có gia đình cách địa điểm bầu cử khoảng 3,4km đường đồi núi nên việc vận động bà con đi bầu cử cũng có phần khó khăn”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 58 tuổi, PCT HĐND xã, HN.

Nhiệm kỳ 2016-2021, tỷ lệ đại biểu HĐND xã tại huyện Mỹ Đức tiếp xúc cử tri đạt 97,4%; qua các cuộc tiếp xúc cử tri đã tiếp nhận tổng số 3.876 kiến nghị của cử tri, tỷ lệ kiến nghị được giải quyết đạt 66,2%. Tại huyện Đông Anh, tỷ lệ đại biểu HĐND các xã tham gia tiếp xúc cử tri đạt 97,8%, qua các cuộc tiếp xúc cử tri đã tiếp nhận 7.320 kiến nghị của cử tri, tỷ lệ kiến nghị được trả lời và giải quyết là 71.2%. Tại huyện Phú Xuyên, tỷ lệ đại biểu HĐND các xã tiếp xúc cử tri đạt 100%, qua các cuộc tiếp xúc cử tri đã tiếp nhận 501 kiến nghị của cử tri, tỷ lệ kiến nghị được trả lời và giải quyết là 100% [113, PL.10]. Như vậy trong hoạt động tiếp xúc


cử tri HĐND huyện Phú Xuyên có tỷ lệ người dân tham gia cao nhất, đại biểu HĐND tham gia cao nhất, tỷ lệ giải quyết kiến nghị cử tri đạt cao nhất.

Có thể thấy, việc tham gia TXCT của người dân có ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động TXCT của HĐND xã. Theo quy định của Luật, đại biểu HĐND là những người thay mặt nhân dân, được nhân dân ủy quyền thực hiện quyền lực nhà nước, mà trong đó hoạt động TXCT chính là hoạt động thể hiện rò nhất “tính đại diện” của đại biểu HĐND. Thông qua các cuộc TXCT, cử tri bày tỏ tâm tư nguyện vọng, ý kiến và kiến nghị của mình để đại biểu HĐND tiếp thu và chuyển tới chính quyền các cấp. Cũng từ ý kiến, kiến nghị và các phát hiện, đề xuất của cử tri mà đại biểu HĐND có cơ sở để bàn thảo các nội dung dự kiến ban hành Nghị quyết, các nội dung chất vấn, giám sát hoặc đề nghị UBND giải trình, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở. Vì thế, nếu như không có cử tri đến dự các cuộc TXCT, không có cử tri nêu các ý kiến, kiến nghị… thì đại biểu không thể thực hiện được chức năng đại diện cũng như các hoạt động khác của mình. Cử tri chủ động, mạnh dạn và phát huy trách nhiệm trong việc tham gia hoạt động TXCT, đóng góp các ý kiến xác đáng, quan tâm tới hoạt động của HĐND, quan tâm đến việc ý kiến của mình được trả lời, giải quyết ra sao sẽ là tác nhân giúp cho đại biểu HĐND ý thức hơn về trách nhiệm của mình, quan tâm hơn tới việc đôn đốc trả lời các kiến nghị của cử tri. Hoạt động TXCT là hoạt động thể hiện rò nhất mối quan hệ có tính chất hai chiều giữa cử tri và đại biểu HĐND.

Từ nhận xét này có thể giúp đưa ra một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hoạt động TXCT của đại biểu HĐND cũng như các hoạt động khác của HĐND. Thường trực HĐND các cấp vẫn luôn quan tâm đến các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TXCT từ phía HĐND, đại biểu HĐND và các cơ quan chính quyền các cấp mà chưa mấy quan tâm đến yếu tố quan trọng là cử tri. Để cử tri hiểu được bản chất của các cuộc tiếp xúc cử tri, phát huy được quyền làm chủ của mình, đóng góp những ý kiến xác đáng mà không bị nhầm lẫn, sa đà vào trình bày vụ việc khiếu nại, tố cáo, làm sai tính chất của TXCT thì Thường trực HĐND cũng như chính quyền các cấp cần phải tiếp tục truyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về HĐND, về hoạt động của cơ quan dân cử, nâng cao trình độ và bồi dưỡng


năng tiếp xúc cử tri cho nhân dân, bảo đảm trách nhiệm hai chiều trong mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri.

4.1.3.2. Tính cộng đồng làng xã và hoạt động của HĐND xã

Xã, phường, thị trấn ở nước ta đều được gọi chung là cấp xã, là cấp cơ sở, cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị ở nước ta, là cấp gần dân nhất, liên hệ trực tiếp đến nhân dân. Tuy nhiên, ở các xã nói chung lại có những đặc điểm khác với phường, thị trấn, đó chính là mô hình làng xã và tính cộng đồng làng xã. Làng xã Việt Nam có một lịch sử rất lâu dài. Mô hình làng xã đã được duy trì hiệu quả qua hàng nghìn năm, chống đỡ với rất nhiều thử thách khắc nghiệt của thiên tai. Làng, xã từ lâu đã trở thành nhân tố quan trọng cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh đoàn kết không gì sánh được của dân tộc Việt Nam. Cộng đồng làng xã có một số đặc trưng nhất định, tác động đến hoạt động của chính quyền nói chung và HĐND nói riêng; trong đó phải kể đến các yếu tố là: hương ước, dòng họ thôn làng.

Trong quá trình hình thành và phát triển làng, xã, người dân xây dựng các quy ước để bảo vệ cộng đồng, gọi là hương ước. Các hương ước quy định rất rạch ròi về các mặt đời sống trong làng. Hệ thống các quy định của hương ước giúp làng xã vận hành ổn định. Thực tế, hương ước là công cụ quản lý mềm rất hiệu quả, theo kiểu “phép vua thua lệ làng” và mỗi người dân của làng, xã dù đi đâu, nhưng khi về đến làng thì đều phải theo lệ làng. Cùng với xu hướng mở cửa hội nhập, hương ước cũ đã được tiếp thu có chọn lọc để xây dựng hương ước mới phù hợp hơn.

Đặc trưng thứ 2 chính là quan hệ dòng tộc. Ở nước ta, mỗi dòng họ đều có trưởng họ, nhà thờ họ và những ngày giỗ họ. Dòng họ có một hệ thống quan hệ thứ bậc rất phức tạp mà mỗi cá nhân trong dòng họ đều tuân thủ rất nghiêm túc. Có những dòng họ lớn mà số người trong dòng họ gần như chiếm một nửa số dân của xã. Vì vậy, theo nhiều nhà nghiên cứu, dòng họ là một kiểu tổ chức xã hội có tác động chi phối đến nhiều lĩnh vực khác nhau của làng, xã.

Khảo sát thực tế ở cả 3 huyện cho thấy, hương ước, dòng họ, thôn làng có tác động nhất định đến hoạt động của HĐND xã. Hương ước, dòng họ, thôn làng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bầu cử đại biểu HĐND. Các dòng họ, thôn làng thường “ưu tiên” bầu những người trong dòng họ, thôn làng mình vào HĐND, và từ đại biểu HĐND để có người trong dòng họ, thôn làng là cán bộ UBND. Hương ước,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022