Tăng Cường Bồi Dưỡng Năng Lực Hoạt Động Cho Đại Biểu Hđnd X Để Thực Hiện Tốt Vai Trò Đại Diện Nhân Dân


tổng kết hoạt động của HĐND xã Khai Thái nhiệm kỳ 2016-2021 có nhận định về hạn chế và nguyên nhân như sau: “Một số đại biểu HĐND là thành viên của 2 Ban trình độ năng lực còn hạn chế, chưa chủ động, tích cực cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức, không thường xuyên cập nhật nhiệm vụ nên việc nắm bắt các quy định còn hạn chế dẫn đến thiếu tự tin trong hoạt động” [117]. Như vậy cũng cần xem xét lại chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã nói chung, đại biểu HĐND xã nói riêng hiện nay. Một số đại biểu có thâm niên công tác làm việc theo kinh nghiệm còn trình độ năng lực thì chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, một số đại biểu trẻ có trình độ thì về cơ bản lại chưa có kỹ năng làm đại biểu dân cử; trách nhiệm tham gia vào các hoạt động của HĐND chưa cao.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra cơ cấu xã hội của đại biểu HĐND xã còn nhiều vấn đề đáng lưu tâm: tỷ lệ đại biểu trẻ, đại biểu nữ còn ít; tỷ lệ đại biểu làm việc trong khối hành chính khá cao. Đơn cử, cơ cấu đại biểu HĐND xã Phượng Dực - huyện Phú Xuyên gồm: cán bộ giữ chức danh trong Đảng: 20,84%; công chức thuộc UBND xã: 16.66%; mặt trận các đoàn thể chính trị xã hội 29,17%; cơ quan khác: 33,33% [119, Tr.1]; số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách còn quá ít, HĐND xã chỉ có 01 hoặc nhiều nhất là 02 đại biểu chuyên trách. Mặc dù áp dụng chung các quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn nhưng hiệu quả hoạt động của HĐND xã mỗi nơi lại có sự khác biệt; bên cạnh các địa phương phát huy tốt cũng có địa phương hoạt động hình thức và cầm chừng. Từ phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động của HĐND xã có thể thấy nguyên nhân của sự khác biệt trong hoạt động HĐND các xã một phần đến từ nhân tố chủ quan là Thường trực HĐND xã và đại biểu HĐND xã. Vì vậy để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã, phải đảm bảo cấu trúc xã hội HĐND xã - hay nói cách khác chính là yếu tố nội tại của HĐND xã - đáp ứng được việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật.

Theo Luật sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, số lượng đại biểu HĐND được xác định theo nguyên tắc về dân số và đặc thù khu vực (miền núi, đồng bằng) và giảm số lượng đại biểu so với quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Điều


này là phù hợp trong xu hướng nước ta đang thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Tuy nhiên cần nghiên cứu tăng thêm tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách ở cấp xã. Để việc giảm số lượng đại biểu HĐND xã và tăng tỷ lệ đại biểu HĐND xã hoạt động chuyên trách mà không ảnh hưởng biên chế cán bộ, đồng thời vẫn tăng cường được hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND xã cần hoàn thiện và đảm bảo tính đồng bộ trong các quy định về số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện đối với đại biểu nói chung và đại biểu chuyên trách HĐND nói riêng.

HĐND là cơ quan dân cử nên cơ cấu đại biểu cần đảm bảo tính đại diện cho các tầng lớp, giai cấp; nhưng điều làm nên hiệu quả hoạt động của HĐND lại là chất lượng của đại biểu. Trong quá trình chuẩn bị nhân sự bầu cử đại biểu HĐND xã, cần nghiên cứu, giới thiệu lựa chọn bầu được những người tiêu biểu, có năng lực, trình độ, có bản lĩnh, tâm huyết, độc lập trong thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm đúng tiêu chuẩn, đủ số lượng, cơ cấu hợp lý; “không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn”. Trong kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã, Thường trực HĐND xã Phượng Dực nêu “Cần có quy định hạn chế về tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã và người dân trong thành phần HĐND cấp xã, một trong những vấn đề ảnh hưởng đến vai trò của HĐND trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình đó là vấn đề cơ cấu nhân sự của HĐND, hiện nay phần lớn các đại biểu HĐND đồng thời là thành viên UBND và những người phụ trách các công việc chuyên môn của UBND, những người công tác trong tổ chức Đảng, đoàn thể còn lại là đại biểu trong dân rất ít. Việc bố trí cơ cấu này có những điều bất hợp lý xuất phát từ việc phân định thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của HĐND và UBND. HĐND thực hiện chức năng giám sát toàn bộ hoạt động của HĐND, đảm bảo để UBND thực hiện tốt chức năng quản lý của mình theo đúng tinh thần pháp luật và nghị quyết của HĐND. Khi các thành viên UBND và những người phụ trách công tác chuyên môn của UBND chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu đại biểu HĐND xã sẽ làm lẫn lộn giữa chức năng giám sát và chức năng quản lý của 2 cơ quan. Để có thể nâng cao vai trò của HĐND trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, trong cơ cấu đại biểu HĐND ngoài Chủ tịch UBND không nên cơ cấu thêm thành viên khác và cần có quy định về tỷ lệ cán bộ xã và người dân trong thành phần HĐND xã để đảm bảo tính khách quan


trong biểu quyết nghị quyết cũng như trong hoạt động giám sát của HĐND” [119]. Đó là về cơ cấu, còn về chất lượng, ngoài những tiêu chuẩn chung, người ứng cử đại biểu HĐND còn phải đáp ứng một số yêu cầu về bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, có năng lực phản biện, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu…. Vì thực tế có những người cả năng lực và phẩm chất đều tốt nhưng lại không có điều kiện hoạt động HĐND.

Để đảm bảo yêu cầu trên, cả hệ thống chính trị đặc biệt là cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hết sức sâu sát chặt chẽ và chủ động về công tác nhân sự cho HĐND. Cần phải có lộ trình, kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận và luân chuyển, tạo nguồn nhân sự đại biểu HĐND từ nhiệm kỳ trước cho nhiệm kỳ sau. Tức là ngay từ giữa nhiệm kỳ, Thường trực HĐND phải chủ động tìm nguồn để đề xuất, giới thiệu với cấp ủy các cán bộ có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phù hợp với yêu cầu đại biểu dân cử để đào tạo, bồi dưỡng vừa đảm bảo cơ cấu, vừa đảm bảo chất lượng - đây là vấn đề quan trọng quyết định chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND và HĐND. Lưu ý đảm bảo cả tỷ lệ tái cử và người mới ứng cử lần đầu. Bởi những đại biểu đã kinh qua ít nhất một nhiệm kỳ sẽ có kinh nghiệm trong hoạt động của HĐND đóng vai trò là hạt nhân tích cực xúc tác cho các đại biểu mới tham gia lần đầu, tự tin thực hiện nhiệm vụ đại biểu ngay từ kỳ họp đầu tiên. Ngay từ đầu nhiệm kỳ cần tổ chức những đợt tập huấn trang bị kiến thức, trao đổi kỹ năng hoạt động cơ bản để phát huy tốt nhiệm vụ của đại biểu. Bố trí ở mức cao nhất số đại biểu HĐND chuyên trách trên cơ sở quy định của Luật, kiện toàn và củng cố các ban HĐND.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Quan tâm đảm bảo điều kiện hoạt động cho HĐND xã như: nâng mức phụ cấp cho đại biểu HĐND xã hoạt động chuyên trách các cấp, bố trí cán bộ chuyên trách giúp việc HĐND xã, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí phục vụ hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND; khai thác và phát huy vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động của HĐND xã.

4.2.3. Tăng cường bồi dưỡng năng lực hoạt động cho đại biểu HĐND x để thực hiện tốt vai trò đại diện nhân dân

Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội - 20

Như đã phân tích ở trên, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình thông qua HĐND, qua hình thức dân chủ đại diện, trong đó đại biểu HĐND chính là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Điều 6, Luật Tổ chức


chính quyền địa phương năm 2015 quy định: “Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương…” [82]. Trọng trách to lớn của đại biểu HĐND chính là đại diện cho nhân dân, đưa tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cử tri vào nghị trường, vào các quyết sách của HĐND; cũng như phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát cho thấy đại biểu HĐND xã cơ bản chưa thực hiện tốt vai trò đại diện của mình, đặc biệt trong các hoạt động có tính chất phức tạp, đòi hỏi năng lực chuyên môn như: tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý và đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tuyên truyền vận động nhân dân…Nhiều đại biểu còn “ngại” tiếp dân, ngại va chạm với công dân; còn lúng túng trong việc tiếp nhận và xử lý các kiến nghị, đơn thư công dân gửi đến, đặc biệt còn thiếu kinh nghiệm và năng lực trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân. Trong mối quan hệ giữa cử tri và đại biểu HĐND vẫn còn khoảng cách. Thực trạng này có hệ quả từ việc chất lượng của đại biểu HĐND xã chưa cao, chưa đồng đều; đại biểu phần lớn hoạt động kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động của HĐND. Nếu tình trạng này không được khắc phục, đại biểu sẽ mất dần đi vai trò đại diện cho nhân dân..

Vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo cơ cấu và chất lượng của đại biểu ngay từ khâu lựa chọn nhân sự bầu cử đại biểu HĐND xã thì cần phải tăng cường bồi dưỡng năng lực hoạt động cho những đại biểu HĐND đã trúng cử để thực hiện tốt vai trò đại diện nhân dân. Đặc biệt là nâng cao nhận thức của đại biểu HĐND về vai trò đại diện cho nhân dân của mình để từ đó có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu dân cử; tiếp tục trau dồi rèn luyện kỹ năng, trình độ để nâng cao chất lượng, phát huy bản lĩnh trong quá trình hoạt động, đáp ứng vai trò là đại diện của nhân dân. Đại biểu HĐND chỉ có thể khẳng định được vai trò của mình khi ý thức rò trách nhiệm, nắm vững các quy định pháp luật và đủ bản lĩnh thể hiện được vị trí, vai trò người đại biểu nhân dân.

Một trong những kỹ năng mà người đại biểu nhân dân rất cần phải có và thực hiện tốt là năng lực phản biện, nắm bắt ý kiến cử tri. Thực hiện tốt kỹ năng này giúp đại biểu HĐND và chính quyền xã thực hiện tốt hơn việc nắm bắt dư luận xã hội


trước khi ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri để ngăn chặn kịp thời những mâu thuẫn, khúc mắc từ cơ sở, tránh được những khiếu kiện kéo dài, đông người, vượt cấp… góp phần ổn định an ninh chính trị ở địa phương và Thành phố.

Mỗi đại biểu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu dân cử không thể tự mình có ngay năng lực phản biện, trình độ hiểu biết pháp luật hay kỹ năng nắm bắt, phản ảnh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, của cử tri. Mà đó là quá trình tích lũy lâu dài từ kinh nghiệm sống, từ thực tế tiếp xúc với cử tri và từ việc nghiên cứu học tập nâng cao trình độ, kỹ năng. Trong lĩnh vực đào tạo cần trang bị kiến thức và nâng cao năng lực phản biện xã hội cho cán bộ thuộc hệ thống chính trị, cần phải cung cấp tri thức khoa học về phản biện xã hội, kỹ năng phản biện xã hội và đặc biệt là kỹ năng biết lắng nghe, biết xử lý các tình huống phản biện xã hội...[80]. Qua thực tiễn hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội, hầu như đại biểu HĐND chỉ được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kinh nghiệm hoạt động đại biểu dân cử 1 lần ở đầu nhiệm kỳ, đó là chưa đủ để người đại biểu có thể nhuần nhuyễn các kỹ năng cần thiết, đặc biệt là đối với HĐND cấp xã. Vì vậy, Thường trực HĐND xã phải chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền và Thường trực HĐND cấp cao hơn để đại biểu HĐND xã được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm; chủ động tham mưu bố trí ngân sách hàng năm đảm bảo cho việc học tập, bồi dưỡng của đại biểu. Đối với Thường trực HĐND cấp huyện, tỉnh, tuy không phải là cơ quan cấp trên quản lý của HĐND cấp dưới song cũng cần phải quan tâm hơn nữa tới hoạt động của HĐND xã, đặc biệt là chất lượng của đại biểu HĐND xã; thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đại biểu HĐND các cấp; mời Thường trực HĐND xã và đại biểu HĐND xã tham gia các buổi tọa đàm, hội nghị chuyên đề trao đổi, thảo luận về các kỹ năng đại biểu dân cử, trao đổi những kinh nghiệm tốt, cách làm hay của HĐND, đại biểu HĐND huyện, tỉnh để đại biểu HĐND xã tham khảo và làm theo.

Trong số các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã, 91,2% đại biểu HĐND xã và 91,4% cán bộ UBND xã lựa chọn giải pháp nâng cao ý thức trách


nhiệm cho đại biểu HĐND xã; 87,7% đại biểu HĐND xã và 88,3% cán bộ UBND xã lựa chọn giải pháp tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho đại biểu HĐND xã.

Tháng 2/2019 Thường trực HĐND tổ chức 02 Hội nghị tọa đàm về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp trên địa bàn thành phố, lần đầu tiên mở rộng thành phần đến Thường trực HĐND các xã, phường, thị trấn. Đây chính là dịp để các đại biểu Thường trực HĐND xã được nghe trao đổi, thảo luận về thực trạng hoạt động ở cơ sở, những kinh nghiệm hay, hiệu quả về tổ chức các hoạt động của HĐND; vềsự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với HĐND và công tác phối hợp giữa HĐND với UBND, UB MTTQ; các vấn đề khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bài học kinh nghiệm và giải pháp trong quá trình thực hiện hoạt động HĐND. Mô hình hội nghị tọa đàm như vậy nên được tổ chức thường xuyên hàng năm ở cấp Thành phố và cấp huyện góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND xã.

Tiểu kết chương 4

Từ tương quan giữa các yếu tố: cấp ủy Đảng, UBND xã, UBMTTQ xã, cấu trúc xã hội của đại biểu HĐND xã, cộng đồng làng xã và ý thức chính trị của người dân địa phương với hoạt động của HĐND xã nhiệm kỳ 2016-202 rút ra một số kết luận:

Một là, các thành tố của hệ thống chính trị xã tác động mạnh đến hoạt động của HĐND xã. Trong đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng giữ vai trò định hướng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã; hoạt động quản lý, điều hành của UBND xã quyết định quan trọng đến nền nếp, hiệu quả hoạt động của HĐND xã; sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND xã và Thường trực UBMTTQ xã đảm bảo cho các hoạt động của HĐND xã có hiệu quả cao, nhất là với hoạt động liên hệ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cử tri, hoạt động giám sát của HDDND xã.

Để hoạt động của HĐND xã nền nếp, chất lượng, hiệu quả, đúng với chức năng, quyền hạn theo quy định của pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị xã, trong đó lưu ý một số nội dung như: i, Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng đối với HĐND xã; kịp thời lãnh


đạo chỉ đạo các mặt hoạt động của HĐND, đặc biệt là công tác cán bộ của HĐND. Nhất quán quan điểm, công tác cán bộ là công tác của cấp ủy, việc bố trí cán bộ là đại biểu HĐND có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phù hợp, đúng vị trí công tác, đảm bảo số lượng hoạt động đại biểu chuyên trách và cơ cấu là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của HĐND; ii, Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, điều hành của UBND xã; quan tâmchất lượng tham mưu các Tờ trình, dự thảo Nghị quyết, tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của HĐND và bảo đảm thực hiện quyền giám sát của HĐND. Các văn bản trình HĐND cần đúng thời gian, đúng quy định của pháp luật; iii, ia tăng sự phối kết hợp giữa Thường trực HĐND với UBMTTQ xã và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội theo những quy định của pháp luật.

Hai là, cơ cấu xã hội của HĐND, của đại biểu HĐND là yếu tố tác động mang tính chất quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã. Để HĐND thực hiện được đầy đủ chức năng của mình, tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và vai trò được quy định trong Luật cũng như sự kỳ vọng của nhân dân, HĐND rất cần có các đại biểu HĐND đủ năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu dân cử. Kết quả khảo sát cho thấy, năng lực phản biện xã hội, trình độ hiểu biết pháp luật, sự tham gia của đại biểu HĐND xã trong một số hoạt động HĐND xã còn tương đối hạn chế. “Đại biểu có lúc chưa phát huy vai trò trách nhiệm trong việc tiếp công dân; việc nắm bắt tình hình, dư luận trong nhân dân có lúc có nơi còn chậm, chưa kịp thời”. “Một số đại biểu trong hoạt động giám sát, khảo sát, chất vấn còn nể nang, ngại va chạm nên hiệu quả còn thấp…một số đại biểu chưa tích cực phát biểu xây dựng nghị quyết…. một số đại biểu năng lực còn hạn chế”. Điều đó đã dẫn đến một số hoạt động của HĐND xã như chất vấn, giám sát, tiếp công dân hiệu quả chưa cao. “Hoạt động giám sát, khảo sát chưa sâu rộng, nội dung lựa chọn để giám sát còn chưa bao trùm các lĩnh vực; việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri còn chưa kịp thời, chưa rò quan điểm, trách nhiệm” [99, 115,116,117,118, 119, 120].

Dựa trên phân tích về tác động của cấu trúc xã hội HĐND đến hoạt động của HĐND giúp đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND xã là: bảo


đảm cấu trúc xã hội Hội đồng nhân dân xã đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật. Theo đó cần quan tâm 3 nội dung sau: thứ nhất cần phải tăng số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách cho HĐND xã, nghiên cứu tăng lên 02 đại biểu chuyên trách cấp xã thay vì 01 như hiện nay; thứ hai trong việc lựa chọn nhân sự cho HĐND các cấp cần quan tâm bảo đảm cơ cấu và chất lượng đại biểu. Đại biểu HĐND cần mang tính đại diện nhưng cũng cần phải có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, có trách nhiệm và tâm huyết với hoạt động của HĐND; thứ ba là tăng cường bồi dưỡng năng lực hoạt động cho đại biểu HĐND xã để thực hiện tốt vai trò đại diện nhân dân, đặc biệt là các kỹ năng giúp đại biểu HĐND có thể tự tin thảo luận, tranh luận, phản biện tại các kỳ họp, đặt câu hỏi giám sát, chất vấn, năng lực phát hiện vấn đề, kỹ năng giao tiếp với cử tri, công dân và nắm bắt ý kiến cử tri….

Ba là, ý thức chính trị của cử tri, công đồng làng xã và đặc điểm của mỗi địa phương ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của HĐND xã. Cường độ, tính chất của các sự tác động đó không đều, theo nhiều chiều hướng. Từ kết quả khảo sát chỉ ra, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, người dân đồng thuận xã hội cao tạo dựng môi trường xã hội thuận lợi cho hoạt động của HĐND xã. Ở địa phương nào, trong những thời điểm kinh tế không phát triển, ý thức cộng đồng thôn làng, dòng họ “mang đậm tính cực đoan” thì hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND xã đó, thời điểm đó không cao. Vì vậy bên cạnh việc phát triển kinh tế, cũng cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về chức năng, nhiệm vụ của HĐND, về quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân trong các hoạt động liên quan đến HĐND nói riêng và của chính quyền địa phương nói chung.

Như vậy, ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của HĐND xã hiện nay có sự khác biệt về tính chất và hệ quả. Để HĐND hoạt động chất lượng, hiệu quả đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình, trên cơ sở phân tích tác động của các yếu tố đến hoạt động của HĐND xã, luận án đưa ra 03 giải pháp: i, tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị xã là cấp ủy Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý và điều hành, nhân dân làm chủ; ii, bảo đảm cấu trúc xã hội Hội đồng nhân dân xã đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật; iii, tăng cường bồi

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí