Từ Quy Định Của Pháp Luật, Hoạt Động Của Hđnd Xã Ở Hà Nội Được Khái Quát Trên 3 Nội Dung: Hoạt Động Ra Quyết Định (Ban Hành Nghị Quyết); Hoạt


dưỡng năng lực hoạt động cho đại biểu HĐND xã để thực hiện tốt vai trò đại diện nhân dân.


KẾT LUẬN

1. Từ quy định của pháp luật, hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội được khái quát trên 3 nội dung: Hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết); hoạt động giám sát, chất vấn và hoạt động liên hệ với cử tri.

Hoạt động ra quyết định của HĐND xã được thực hiện tại các kỳ họp HĐND xã và được xác định trên các chỉ báo: quyết định về kinh tế; quyết định về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và quyết định về nhân sự. Hoạt động giám sát của HĐND xã được xác định trên các chỉ báo: iám sát tại kỳ họp, iám sát giữa hai kỳ họp. Hoạt động liên hệ với cử tricủa HĐND xã được xác định trên các chỉ báo: tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận kiến nghị cử tri và đơn thư; đôn đốc giải quyết kiến nghị và đơn thư khiếu nại của công dân; tuyên truyền, vận động cử tri.

Hoạt động của HĐND xã chịu sự tác động của các yếu tố: Sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, mối quan hệ phối hợp công tác với UBND, MTTQ, cấu trúc xã hội của HĐND, hoạt động của đại biểu HĐND, ý thức chính trị của cử tri, tính cộng đồng làng xã, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, cấp ủy Đảng các cấp, chỉ đạo của HĐND thành phố Hà Nội và các huyện, thị xã; HĐND xã ở Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 đủ về số lượng, đúng về cơ cấu tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình của địa phương. Hoạt động của HĐND xã đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ, góp phần vào những thành tựu kinh tế - xã hội của Hà Nội, của từng địa phương.

2. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 HĐND xã ở Hà Nội đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, qua việc thực thi đầy đủ, khá nền nếp các hoạt động: ra quyết định (ban hành nghị quyết), giám sát và liên hệ với cử tri. Về cơ bản, các hoạt động của HĐND xã đúng quy định pháp luật, sát thực tiễn, có chất lượng và hiệu quả khá tốt; khẳng định trên thực tế chức năng là cơ quan


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của cử tri, của các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Trong các hoạt động, hoạt động ra quyết định được đánh giá cao nhất, tiếp đến là hoạt động liên hệ với cử tri và thấp hơn là hoạt động giám sát. Trong từng hoạt động, mức độ đạt được ở mỗi nội dung có sự cao thấp khác nhau. Về hoạt động ra quyết định, hoạt động ra nghị quyết về ngân sách được đánh giá cao nhất, hoạt động ra quyết định về nhân sự ở mức thấp nhất. Về hoạt động giám sát, giám sát tại các kỳ họp được thực hiện tốt hơn giữa các kỳ họp; chất vấn và giám sát việc thực thi các kết luận của HĐND còn nhiều bất cập, hạn chế. Về hoạt động liên hệ với cử tri, hoạt động tiếp xúc cử tri được đánh giá cao hơn hoạt động tiếp công dân; hoạt động đôn đốc giải quyết khiếu nại của công dân ở mức thấp nhất, hoạt động tuyên truyền vận động cử tri còn nhiều hạn chế.

Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội - 21

Trong thực hiện các hoạt động, HĐND xã còn bộc lộ một số hạn chế, khiếm khuyết ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND xã theo Luật định. Hạn chế đó đặt ra những vấn đề cần tháo gỡ để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của HĐND xã, đó là: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát và liên hệ với cử tri; Nâng cao chất lượng toàn diện các nội dung của hoạt động ra quyết định, giám sát, liên hệ với cử tri. Khắc phục cho được những hạn chế, khiếm khuyết sẽ nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND xã; đồng thời khẳng định vị thế, vai trò xã hội của HĐND xã trong hệ thống chính trị xã, khẳng định vai trò đại diện nhân dân.

3. Kết quả điều tra cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của HĐND xã hiện nay có sự khác biệt về tính chất và hệ quả.

Trong sự tương quan giữa các yếu tố trong hệ thống chính trị với hoạt động của HĐND xã: lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng giữ vai trò quyết định; hoạt động quản lý, điều hành của UBND xã giữ vai trò quan trọng; sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND xã và UBMTTQ xã đảm bảo cho các hoạt động của HĐND xã có hiệu quả cao. Trong tương quan giữa điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương với hoạt động của HĐND xã: điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, tính cộng đồng dòng họ, thôn làng tạo môi trường thuận lợi song cũng tiềm


ẩn những yếu tố là hạn chế đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND xã; ý thức chính trị của cử tri địa phương cũng tác động tới hoạt động của HĐND xã.

Bên cạnh các yếu tố tác động bên ngoài, cấu trúc xã hội của HĐND cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của HĐND xã, bao gồm: cơ cấu đại biểu, chất lượng của đại biểu, năng lực hoạt động của mỗi đại biểu HĐND và của Thường trực HĐND xã.

Vấn đề đặt ra là, phát huy sự tác động tích cực, ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực của các yếu tố đến hoạt động của HĐND xã. Trong đó cần chú trọng: Vận hành tốt cơ chế cấp ủy Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý và điều hành, nhân dân làm chủ; Bảo đảm cơ cấu tổ chức, cơ cấu xã hội của đại biểu HĐND xã hợp lý; Nâng cao năng lực điều hành của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã; Nâng cao ý thức trách nhiệm, tri thức và kỹ năng của đại biểu HĐND xã; Nâng cao ý thức chính trị xã hội của cử tri và các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động của HĐND xã; Tận dụng những điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống của địa phương trong nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã.

4. Kết quả điều tra khảo sát thực tế đã làm rò thực trạng hoạt động, chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021; đồng thời đã thực hiện việc chứng minh các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả điều tra khảo sát thực tế đã khẳng định tính đúng của các giả thuyết: Một là, hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay nền nếp, hiệu quả, đúng với chức năng là cơ quan quyền lực, đại diện cho ý chí, nguyện vọng nhân dân; Hai là, ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt đông của HĐND xã hiện nay có sự khác biệt về tính chất và hệ quả; Ba là, vận hành cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị xã và bảo đảm cơ cấu xã hội HĐND xã hợp lý là giải pháp quan trọng để đảm bảo HĐND hoạt động chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới. Trả lời câu hỏi, HĐND xã vẫn cần được tiếp tục thực hiện ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

5. Nghiên cứu đánh giá hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội là một hướng nghiên cứu mới. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các tiêu chí đánh giá, các yếu tố tác động, bước đầu chỉ ra những thành tựu và những hạn chế trong hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 và xác định được những vấn đề cần tháo gỡ trong nhiệm kỳ tới và các năm tiếp theo để không ngừng nâng cao chất lượng,


hiệu quả hoạt động của HĐND xã. Những kết quả đã đạt được tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới nhằm góp phần nâng cao nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội.

Nghiên cứu hoạt động HĐND xã là một hướng mới, nội dung nghiên cứu xã hội học, có thể là Xã hội học chính trị, Xã hội học tổ chức,… Kết quả nghiên cứu bước đầu gợi mở cho các nghiên cứu xã hội học nhằm bố sung các nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu ban đầu này, Nghiên cứu sinh sẽ chuyên tâm nghiên cứu sâu hơn về hệ thống chính trị, về HĐND các cấp từ góc nhìn xã hội học.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Minh Anh (2011), Vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam, Luật án Tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Phạm Minh Anh (2014), “Một số vấn đề về quản lý xã hội tổng thể”, Tạp chí Xã hội học, (3), tr.10-18.

3. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn (1997), Nghiên cứu xã hội học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1995), Nghị quyết số 08- NQ/HNTW ngày 23/1/1995 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Hà Nội.

5. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Nghị quyết số 03- NQ/HNTW ngày 18/6/1997 về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, Hà Nội.

6. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Hà Nội.

7. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2017), Nghị quyết số 18- NQ/HNTW ngày 25/10/2017 “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Hà Nội.

8. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (2002), Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trong tiến trình cải cách hành chính, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Ban Tổ chức Trung ương (2019), Tài liệu nghiên cứu về chủ đề: “Quản trị địa phương tại Nhật Bản”, Hà Nội.

10. Hoàng Chí Bảo chủ biên (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.


11. Peter L.Berger, (Phạm Văn Bích dịch, 2016), Lời mời đến với xã hội học

– Một góc nhìn nhân văn, NXB Trí thức, Hà Nội

12. Tony Bilton và cộng sự (1993), Nhập môn xã hội học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Bộ Nội vụ - Báo cáo khoa học (2014), Nghiên cứu kinh nghiệm các nước về tổ chức chính quyền địa phương, tài liệu Hội thảo khoa học “Tổ chức chính quyền địa phương - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Cần Thơ.

14. U.S. Census Bureau (2002), Government Organization-Census of Governments (Washington, DC: U.S. Government Printing Office) (1): 8. GC02(1)-1.

15. Trần Thị Minh Châu, (2017), Pháp luật về tổ chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay, Luật án Tiến sỹ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

16. Nguyễn Đức Chiện (2016), “Tính cộng đồng ở nông thôn trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi: Nhìn từ mối liên kết sản xuất, kinh doanh các hộ gia đình tại hai xã đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Xã hội học, (3), tr.24-35.

17. Nguyễn Đức Chiện (2019), “Nhận diện nhóm nông dân mới trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí xã hội học, (4), tr.67-78.

18.Tống Văn Chung (2000), Xã hội học nông thôn, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

19. Chủ tịch lâm thời nước CHXHCN Việt Nam (1945), Sắc lệnh số 63/SL ngày 22/11/1945 về tổ chức các Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính, Hà Nội.

20. V.P. Cudomin, Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của C.Mác, NXB Sự Thật, Hà Nội.

21. Bùi Thế Cường (2015), “Nông dân trong cấu trúc phân tầng xã hội”, Tạp chí Xã hội học (2), tr. 20-31.

22. F.A.Capitonov E.A.Capitonov (2000), Xã hội học thế kỷ XX Lịch sử và công nghệ, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

23. Phan Đại Doãn (2008), Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


24. Nguyễn Đăng Dung chủ biên (2016), Chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân, NXB Tư pháp, Hà Nội.

25. Trần Công Dũng (2016), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

26. Bùi Quang Dũng (2007), Xã hội học nông thôn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

27. Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị Khánh Hòa (2017),”Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Xã hội học, (3), tr. 28-42.

28. E.Durkheim (1993), Các quy tắc của phương pháp xã hội học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

29. Đảng bộ xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) (2015), Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ xã Hương Sơn nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Nội.

30. Đảng bộ huyện Mỹ Đức (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mỹ Đức khóa XXIII, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XXIV, Hà Nội.

31. Đảng bộ huyện Phú Xuyên (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Xuyên khóa XXIV, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Phú Xuyên lần thứ XXV, Hà Nội.

32. Đảng bộ xã Vân Nội (huyện Đông Anh) (2015), Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ xã Vân Nội nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, X, XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 08-NQ/HNTW ngày 23/1/1995 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính, Hà Nội

35. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 18/6/1997 về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, Hà Nội


36. Đảng đoàn HĐND thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo số 33-ĐĐ/HĐND ngày 17/7/2017 của tổng kết việc thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU ngày 19/10/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội”, Hà Nội.

37. Nguyễn Hữu Đễ (2014), “Tác động của các nhóm lợi ích đến việc ban hành chính sách”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (12), tr.10-18.

38. Bùi Phương Đình (2020), “Từ phạm trù Charisma của Max Weber đến lý thuyết lãnh đạo học hiện đại hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, (1), tr.5-12.

39. Gunter Endruweit (chủ biên) (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại,

NXB Thế giới, Hà Nội.

40. G. Endruweit và . Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 203, 206.

41. Nguyễn Tất iáp, Phạm Minh Anh và Đỗ Văn Quân (2020), Quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

42. Nguyễn Nam Hà (2011), Chất lượng hoạt động của HĐND cấp tỉnh theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

43. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học, tập 1, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

44. Trần Thị Thái Hà (1999), Khái quá về chính quyền Mỹ - An outline of American Government, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Nguyễn Thị Hạnh (2017), Hoàn thiện pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ ngành Lý luận và lịch sử lịch nhà nước và pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

46. Phạm Xuân Hảo chủ biên (2005), Dân chủ ở Việt Nam, dân chủ của dân, do dân, vì dân, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

47. Phạm Xuân Hảo chủ biên (2014), Giáo trình Xã hội học Quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022