Mức Độ Tham Gia Tiếp Công Dân Của Đại Biểu Hđnd


Biểu đồ 3.6 cho thấy 85,8% đại biểu HĐND; 83,3% cán bộ UBND trong mẫu điều tra đánh giá ở mức “tốt”. Nhìn chung, các đại biểu HĐND xã ở Hà Nội đã thực hiện khá tốt trách nhiệm của mình trong việc tiếp xúc cử tri được đại biểu HĐND, cán bộ UBND xã và nhân dân đánh giá khá cao. Người dân được phỏng vấn cũng đã đánh giá, các đại biểu HĐND xã đã chú ý lắng nghe ý kiến của cử tri.

“Năm vừa rồi tôi được mời đi họp với đại biểu HĐND, các năm trước thì không. Tôi thấy các đại biểu cũng dự đông đủ, cử tri ngồi chật hội trường nhà văn hóa thôn 3. Tuy đông nhưng mà rất nghiêm túc. Đại biểu HĐND đã phổ biến khá rò nội dung phiên họp HĐND và lắng nghe ý kiến của cử tri”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nữ, nông dân, 58 tuổi, Hà Nội.

“Tại các phiên tiếp xúc cử tri, tôi thấy đại biểu HĐND xã có thái độ tốt, lắng nghe và ghi chép các ý kiến cử tri; biết động viên, khích lệ cử tri phát biểu ý kiến”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, nông dân, 45 tuổi, Hà Nội. Hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND xã được thực hiện đúng quy định, song chưa có sự linh hoạt đổi mới, ở một vài địa phương hoạt động này còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa thật cao. Hạn chế chủ yếu của các phiên họp tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND xã ở Hà Nội nhiệm kỳ vừa qua là: Một là, cử tri được mời tham gia phiên họp chưa mang tính đại diện, nhiều cử tri được mời nhưng không tham gia; Hai là, số ý kiến tham gia vào nội dung, chương trình kỳ họp HĐND và hoạt động của HĐND chưa nhiều; Ba là, một số đại biểu HĐND chỉ tập trung vào tiếp thu ý kiến, chưa nghiên cứu giải trình tại chỗ đáp ứng nguyện vọng của cử tri trong phạm vi quyền hạn cho phép; Bốn là, đại biểu chưa chủ động thực hiện quy định mỗi năm ít nhất một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của

mình để cử tri giám sát hoạt động của đại biểu HĐND xã theo quy định của Luật.

Nguyên nhân chính của những hạn chế đó là: Thứ nhất, công tác chuẩn bị, cung cấp thông tin phục vụ cho đại biểu tiếp xúc cử tri ở một số địa phương chưa thật tốt, nên có đại biểu HĐND xã lúng túng, bị động trong trình bầy trước cử tri; Thứ hai, một số đại biểu HĐND còn thiếu kỹ năng tiếp xúc, đối thoại với cử tri; Thứ ba, một số cử tri chưa nắm được nội dung, phạm vi phiên tiếp xúc cử tri của đại


biểu HĐND xã nên còn có những ý kiến chưa thật đúng, với thái độ chưa thật tốt. Có cử tri đến họp chủ yếu để đòi hỏi chế độ, chính sách.

3.4.2. Hoạt động tiếp công dân

Từ hướng dẫn và đôn đốc của cấp trên, nhiệm kỳ vừa qua, Thường trực HĐND xã ở Hà Nội đã xây dựng và niêm yết công khai tại trụ sở HĐND, UBND xã và thông báo trên đài truyền thanh xã lịch tiếp dân xã. Nhìn chung, hoạt động tiếp công dân được duy trì thường xuyên, theo quy định.

Bảng 3.6: Số lượt tiếp công dân


Đơn vị

Số ĐB HĐND

x

Số lượt Thường trực (TT) và Đại biểu (ĐB)

HĐND x tiếp công dân

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Đến T7/2019

TT

ĐB

TT

ĐB

TT

ĐB

TT

ĐB

H.Mỹ

Đức

558

440

565

825

947

845

950

460

943

H.Phú

Xuyên

673

652

767

954

1.416

996

1.448

365

689

H. Đông

Anh

699

702

820

930

1607

947

1703

473

851

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Nguồn: Số liệu thống kê tại Hội nghị giao ban chuyên đề của Thường trực HĐND Thành phố tháng 8/2019 [112, PL.1]

Bảng 3.6 cho thấy, hoạt động tiếp công dân của HĐND xã chưa được thực hiện tốt. Năm 2017, tại huyện Mỹ Đức bình quân mỗi đại biểu HĐND xã tiếp công dân 1,7 lượt; tại huyện Phú Xuyên, bình quân mỗi đại biểu HĐND xã tiếp công dân 2,1 lượt; tại huyện Đông Anh bình quân mỗi đại biểu HĐND xã tiếp công dân 1,5 lượt. 7 tháng đầu năm 2019, tại huyện Mỹ Đức bình quân 1,6 lượt, tại huyện Phú Xuyên bình quân 0,9 lượt, tại huyện Đông Anh bình quân 1,2 lượt. Như vậy nghĩa là mỗi đại biểu HĐND xã chỉ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân 1 đến không quá 2 lần trong 1 năm.

Bảng 3.6 cũng cho thấy, số lượt tiếp công dân của Thường trực HĐND cao hơn nhiều so với đại biểu HĐND (trung bình mỗi HĐND xã có 04 Thường trực


HĐND), song trong mỗi năm số lượt tiếp công dân cao hơn đại biểu HĐND. Năm 2018, huyện Mỹ Đức có 845 lượt Thường trực HĐND xã tiếp công dân (trên tổng số 22 xã, thị trấn), bình quân mỗi người tiếp công dân 9,6 lượt; huyện Phú Xuyên, có 996 lượt Thường trực HĐND xã tiếp công dân (trên tổng số 28 xã, thị trấn), bình quân mỗi người trong Thường trực tiếp công dân 8,9 lượt; huyện Đông Anh có 947 lượt Thường trực HĐND xã tiếp công dân (trên tổng số 24 xã, thị trấn), bình quân mỗi người trong Thường trực tiếp công dân 9,8 lượt. Từ số liệu thống kê cho thấy, hoạt động tiếp công dân chủ yếu do Thường trực HĐND xã thực hiện.

Bảng 3.7: Mức độ tham gia tiếp công dân của đại biểu HĐND


Mức độ tham gia

SL (224)

Tỷ lệ %

Thường xuyên (1 tháng1 lần)

26

11,6

Trung bình (3 tháng 1 lần)

39

17,4

Chưa thường xuyên (6 tháng 1 lần)

159

70,9

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

26 1 30 2 Tốt Chưa tốt Khó đánh giá Bảng 3 7 cho thấy 70 9 đại biểu HĐND xã 1

26,1

30,2

Tốt Chưa tốt

Khó đánh giá

Bảng 3.7 cho thấy, 70,9% đại biểu HĐND xã tiếp công dân 6 tháng 1 lần - là mức độ thấp; 17,4% đại biểu HĐND xã tiếp công dân 3 tháng 1 lần và chỉ có 11,6% đại biểu HĐND xã tham gia tiếp công dân thường xuyên 1 tháng 1 lần.


80

70

60

50

40

30

20

10

0

71,1

69


ĐB HĐNDCB UBND


2,8

0,8

Biểu đồ 3.7: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND về hoạt động tiếp công dân của Hội đồng nhân dân x ‌

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019


Biểu đồ 3.7 cho thấy, 71,1% đại biểu HĐND xã, 69,0% cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra đánh giá hoạt động tiếp công dân của đại biểu HĐND xã ở mức “tốt”. So với đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND xã về hoạt động tiếp công dân với đánh giá về hoạt động tiếp xúc cử tri của HĐND xã thì tỷ lệ mức tốt của hoạt động tiếp công dân thấp hơn (71,1% so với 85,8%; 69,0% so với 83,3% - xem Biểu đồ 3.6).

Biểu đồ 3.7 còn cho thấy, 26,1% đại biểu HĐND xã, 30,2% cán bộ UBND xã đánh giá hoạt động tiếp công dân của Thường trực và đại biểu HĐND xã “chưa tốt”. Nó cho thấy hoạt động tiếp công dân của đại biểu HĐND xã chưa được đánh giá cao. Hạn chế chủ yếu của hoạt động tiếp công dân của HĐND xã ở Hà Nội nhiệm kỳ vừa qua là: Một là, tỷ lệ đại biểu HĐND xã tham gia tiếp công dân còn thấp; hoạt động tiếp công dân chủ yếu do Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã thực hiện; Hai là, chất lượng, hiệu quả tiếp công dân chưa cao; trong nhiều trường hợp, người dân chưa thỏa mãn với kết quả tiếp công dân. Có công dân cảm thấy “thiếu tin” vào hoạt động tiếp công dân của HĐND xã.

“Hoạt động TXCT tổ chức tốt, duy trì hiệu quả. Tuy nhiên ít đại biểu tham gia tiếp công dân, hầu như chỉ có Thường trực HĐND tiếp và nhận đơn”. Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 56 tuổi , Phó Bí thư Đảng ủy,

Chủ tịch HĐND xã, Hà Nội.


“Một số đại biểu nhận đơn của công dân đơn nhưng đơn đó không giải quyết được vì không rò nội dung hoặc là đã hết thẩm quyền”.

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, 51 tuổi, CT UBND xã, Hà Nội


Theo báo cáo của HĐND các huyện thuộc địa bàn khảo sát, hiệu quả hoạt động tiếp dân của HĐND xã chưa cao do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là: Thứ nhất, phần nhiều đại biểu HĐND còn thiếu kiến thức trong lĩnh vực tư pháp, chưa nghiên cứu sâu, kỹ các văn bản quy định về công tác tiếp công dân; Thứ hai, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của không ít đại biểu chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động tiếp công dân của HĐND; không ít đại biểu lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong việc tiếp nhận đơn thư, tổng hợp và xử lý đơn thư của công dân [102, 118]. Thực tế này,


một lần nữa cho thấy sự cấp thiết bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các đại biểu HĐND xã sau mỗi kỳ bầu cử và trong cả nhiệm kỳ.

3.4.3. Thực trạng công tác đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cử tri, đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân

Việc đôn đốc giải quyết các kiến nghị của cử tri và đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân vừa trách nhiệm của đại biểu vừa là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, tiếp xúc cử tri nói riêng và hoạt động của HĐND nói chung. Làm tốt công tác này góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân, của cử tri đối với HĐND và chính quyền địa phương; góp phần ổn định trật tự an ninh chính trị từ cơ sở, hạn chế tình trạng khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp từ những bức xúc qua kiến nghị không được giải quyết hoặc giải quyết không dứt điểm.

25 1 35 5 Tốt Chưa tốt Nhiệm kỳ vừa qua HĐND xã ở Hà Nội đã duy trì thực 2

25,1

35,5

Tốt


Chưa tốt

Nhiệm kỳ vừa qua, HĐND xã ở Hà Nội đã duy trì thực hiện hoạt động đôn đốc giải quyết kiến nghị của cử tri, đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân. Ngoài việc đôn đốc, trao đổi, Thường trực HĐND nhiều xã đã tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề về giải quyết kiến nghị cử tri, khiếu nại tố cáo của công dân (HĐND xã Vòng La, HĐND xã Khai Thái, HĐND xã Hùng Tiến...)



80

70

60

50

40

30

20

10

0

74,9

64,5


ĐB HĐND

CB UBND


Biểu đồ 3.8: Đánh giá của đại biểu HĐND, cán bộ UBND về hoạt động đôn đốc giải quyết khiếu nại của công dâncủa HĐND x

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019


Biểu đồ 3.8 cho thấy, 74,9% đại biểu HĐND, 64,5% cán bộ UBND trong mẫu điều tra đánh giá hoạt động đôn đốc giải quyết khiếu nại của công dân ở mức “tốt”.

Với tỷ lệ 25,1% đại biểu HĐND, 35,5% cán bộ UBND đánh giá ở mức hoạt động đôn đốc giải quyết khiếu nại của công dân ở mức “chưa tốt”, là một tỷ lệ “khá cao”, cho thấy hoạt động này còn có những hạn chế. Hạn chế chủ yếu là, sau khi Thường trực HĐND đã nhận và chuyển đơn thư khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thường chưa chú ý việc đôn đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại của cử tri; nên có nhiều đơn thư khiếu nại đã gửi HĐND xã nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết, hoặc giải quyết rất chậm và kéo dài. Báo cáo của HĐND các huyện khảo sát đã chỉ rò hạn chế trong hoạt động đôn đốc giải quyết khiếu nại của HĐND xã và ý kiến một số người dân được phỏng vấn sâu đã tỏ ra khá bức xúc về sự chậm trễ này [102,118].

“Bên cạnh đó, công tác giám sát, đôn đốc giải quyết đơn thư còn chưa triệt để, một số vụ việc đơn thư kéo dài chưa được giải quyết gây bức xúc đối với công dân” [118].

“Tôi có ra buổi tiếp dân của đại biểu rồi, tôi kiến nghị về việc cấp đất dịch vụ, các hộ khác đã nhận được giấy thông báo rồi mà nhà tôi vẫn chưa có nên tôi ra gửi đơn. Hôm ấy là buổi tiếp của đồng chí Phó Chủ tịch HĐND xã, nhận đơn của tôi rồi bảo sẽ chuyển đến bộ phận địa chính của UBND xã; từ đó đến giờ cũng đến vài tháng rồi chưa thấy có kết quả...”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: người dân, 57 tuổi, lao động tự do,

Hà Nội.

3.4.4. Thực trạng hoạt động tuyên truyền, vận động cử tri

Tuyên truyền, vận động cử tri là trách nhiệm của đại biểu HĐND xã đã đượcquy định trong luật, là thước đo đánh giá năng lực của đại biểu và là căn cứ để đánhgiá việc thực hiện chức năng đại diện của đại biểu HĐND xã. Trên thực tế, tại cácđịa bàn khảo sát, theo đánh giá chung, các đại biểu HĐND xã đã thực hiện chứcnăng tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước và địa phương.


truyền, vận động cử tri của HĐND x


Tốt


Chưa tốt

Không trả lời


%

SL

%

SL

%

SL

Đánh giá của ĐB HĐND xã

68,2

157

26,5

61

5,2

12

Đánh giá của CB UBND xã

66,0

85

32,3

42

1,7

2

Nguồn: Điều tra, kháo sát của tác giả luận án, quý 4 năm 2019

Bảng 3.7 cho thấy, 68,2% đại biểu HĐND xã và 66% cán bộ UBND xã trongmẫu điều tra đánh giá hoạt động tuyên truyền, vận động cử tri của đại biểu HĐNDxã ở mức “tốt”.

Theo đánh giá của đại biểu HĐND xã và cán bộ UBND xã thì tỷ lệ chưa tốtcòn ở mức cao: 26,5% đại biểu HĐND và 32,3% cán bộ UBND xã đánh giá ở mức“chưa tốt”. Tiếp xúc, phỏng vấn người dân cho thấy, hoạt động tuyên truyền của đạibiểu HĐND xã chưa thật tốt.

“Đứa cháu họ xa nhà tôi cũng là đại biểu HĐND xã, nhưng chưa bao giờ thấy nó nói gì về HĐND, về quy định của địa phương, tôi cũng không hỏi. Thỉnh thoảng tôi nghe trên đài truyền thanh”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nữ, nông dân, 58 tuổi, Hà Nội.

“Hôm nọ họp dòng họ, có ý kiến về quy định của địa phương liên quan đến dòng họ. Các ý kiến đó có nhiều bất đồng, khó đi đến thống nhất. Hôm đó có một cháu trong dòng họ là đại biểu HĐND xã nhưng không thấy cháu trao đổi, làm rò quy định của địa phương để mọi người trong dòng họ biết”

Nguồn phỏng vấn sâu của tác giả: nam, nông dân, 45 tuổi, Hà Nội. Là những người ở trong dân, đại biểu HĐND xã có lợi thế là gần dân, sát dân,hàng ngày sinh sống với cử tri, có quan hệ thân tình họ hàng, làng xóm với cử tri,nên có nhiều thuận lợi trong việc tuyên truyền, vận động cử tri. Song đặc điểm đócũng tự tạo ra “rào cản” cho hoạt động tuyên truyền của đại biểu HĐND xã. Họphải phân rò, ý thức rò vai “dân”, vai “con cháu trong làng, dòng họ” với vai “đạibiểu HĐND xã”, bởi nếu không hoạt động tuyên truyền của họ bị xem là “khôngđúng chuẩn mực”, nhất là tuyên truyền vận động với các “bậc trên” về tuổi, về thứ


bậc dòng họ. Văn hóa làng xã, dòng họ vừa tạo thuận lợi, vừa tạo ra lực cản đối với

hoạt động tuyên truyền của đại biểu HĐND xã. Tuy vậy, dù hoàn cảnh nào thì đại


biểu HĐND xã phải luôn ý thức về vai trò của mình trong hoạt động tuyên truyền


vận động nhân dânthực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước,


nghị quyết của HĐND và các quy định của UBND xã. Nâng cao ý thức trách nhiệm


trong hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân của đại biểu HĐND là vấn đề cấp

thiết hiện nay.

Với phần đông đại biểu HĐND xã là đại biểu không chuyên trách, việc nắm


bắt các thông tin về pháp luật, chỉ thị, hướng dẫn của trên chưa sâu, chưa kịp thời

cũng là một nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, vận


động nhân dân của các đại biểu HĐND xã. Trong điều kiện bùng nổ thông tin, phát


triển các phương tiện truyền thông hiện nay, nếu các đại biểu HĐND xã không chịu


khó đọc, nghe, nhìn thì khó có thể cập nhật thông tin, theo đó họ “thiếu vốn thông

tin” để thực hiện vai trò tuyên truyền vận động nhân dân của mình.

Thực tế cũng cho thấy, hoạt động tuyên truyền, vận động của đại biểu HĐND


xã còn phụ thuộc vào tính gương mẫu của đại biểu, của gia đình, có khi là sự gương

mẫu của dòng họ, ngò xóm. Nếu gia đình, dòng họ, xóm ngò chưa thật gương mẫu


sẽ tạo nên rào cản cho đại biểu HĐND xã tuyên truyền, vận động cử tri. Vì vậy,


trước hết đại biểu HĐND xã phải tuyên truyền, vận động gia đình, họ hàng, xóm


ngò thực hiện đúng tốt đường lối, pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa


phương, từ đó sẽ thuận lợi hơn trong việc vận động nhân dân quanh khu vực mình


sinh sống. Đại biểu HĐND xã cũng nên tận dụng lợi thế liên hệ hàng ngày với cử tri

để thực hiện việc tuyên truyền, vận động.

Đánh giá chung hoạt động liên hệ với cử tri của đại biểu HĐND xã.

Về cơ bản, nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND xã ở Hà Nội đã thực hiện vai trò


người đại diện và đảm bảo quyền lợi của nhân dân, thông qua thực hiện các hoạt

động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, đôn đốc thực hiện đơn thư khiếu nại và tuyên


truyền, vận động nhân dân. Hoạt động liên hệ với cử tri được thực hiện thường


xuyên theo quy định của pháp luật, với kết quả khá cao. Tuy vậy, nền nếp và chất

lượng của từng hoạt động ở các mức độ khác nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022