Điều Kiện Sản Xuất Kinh Doanh Của Các Nông Hộ Đang Điều Tra


3.1.2. Điều kiện sản xuất kinh doanh của các nông hộ đang điều tra


* Điều kiện về đất đai


Tìm hiểu về điều kiện đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các nông hộ tác giả đang tiến hành điều tra, kết quả cho thấy:

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất đai của các địa bàn điều tra tính đến 31/12/2013

Chỉ tiêu

ĐVT

Địa bàn nghiên cứu

Lệ Thủy

Quảng Ninh

Minh Hóa

Tuyên Hóa

Tổng diện tích đất đai

Ha

141.611

119.169

141.271

115.098

%

100%

100%

100%

100%

1. Đất sản xuất nông nghiệp

Ha

22.701

8.078

6.794

7.589

%

16,03%

6,78%

4,81%

6,59%

2. Đất lâm nghiệp

Ha

104.599

99.812

120.661

93.755

%

73,86%

83,76%

85,41%

81,46%

3. Đất chuyên dùng

Ha

4.271

3.705

1.727

2.990

%

3,01%

3,11%

1,22%

2,60%

4. Đất ở

Ha

853

516

435

678

%

0,6%

0,43%

0,31%

0,59%

5. Đất chưa sử dụng

Ha

9.187

7.058

11.654

10,086

%

6,5%

5,92%

8,25%

8,76%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình - 8

( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 của tỉnh Quảng Bình)


Dựa vào bảng 3.2, có thể thấy tổng quan về điều kiện đất đai của bốn địa bàn tác giả tiến hành nghiên cứu đại diện là huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Tuyên Hóa và Minh Hóa. Cụ thể:

- Tổng diện tích đất đai nhiều nhất trong bốn địa bàn nghiên cứu là của huyện Lệ Thủy với 141.611 ha, sau đó là Minh Hóa với 141.271 ha, Quảng Ninh với 119.169 ha và cuối cùng là huyện Tuyên Hóa với 115.098 ha.


- Ở tất cả các huyện này, đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 73,86% tại huyện Lệ Thủy, 83,76% tại huyện Quảng Ninh, 85,41% tại huyện Minh Hóa và tại huyện Tuyên Hóa là 81,46%.

- Sau đất lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng diện tích sử dụng, với 16,03% tại huyện Lệ Thủy, 6,78% tại huyện Quảng Ninh, 4,81% tại huyện Minh Hóa và 6,59% tại huyện Tuyên Hóa.

- Đất chuyên dùng đứng sau đó và đất ở chiếm tỷ trọng thấp nhất trên địa bàn bốn huyện.

Diện tích đất chưa sử dụng cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng diện tích đất đai toàn huyện, với 6,5% đất chưa được sử dụng tại huyện Lệ Thủy, 5,92% đất chưa được sử dụng tại huyện Quảng Ninh, 8,25% chưa được sử dụng tại Minh Hóa và tại Tuyên Hóa là 8,76%. Diện tích này thậm chí còn lớn hơn diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, xét về điều kiện đất đai để sản xuất, diện tích đất các hộ dùng để sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ, diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều, vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đẩy mạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa bàn các huyện nói riêng và tại Quảng Bình nói chung cần được chú trọng hơn nữa, để diện tích đất chưa được sử dụng được tận dụng tối đa, từ đó nâng cao đời sống người dân. Lúc này, sự hỗ trợ về mặt tài chính từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng là rất cần thiết và quan trọng.

* Tình hình lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra


Bảng 3.3. Tình hình lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra


Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng

Hộ khá

Hộ trung

bình

Hộ cận

nghèo

Hộ nghèo

1. Tổng số hộ điều tra

Hộ

70

26

22

12

10

2. Tỷ lệ số hộ điều tra

%

100

37,14

31,43

17,14

14,29

3. Phân loại hộ theo nhân

khẩu







3.1. Số hộ có 2 nhân khẩu

Hộ

5

2

3

0

0

3.2. Số hộ có 3-4 nhân khẩu

Hộ

46

14

24

5

3

3.3. Số hộ có 5-6 nhân khẩu

Hộ

16

5

6

3

2

3.4. Số hộ có trên 6 nhân khẩu

Hộ

3

1

2

0

0

4. Phân loại hộ theo lao động







4.1. Số hộ nhỏ hơn 2 lao động

Hộ

5

0

1

2

2

4.2. Số hộ 2-3 lao động

Hộ

44

12

24

5

3

4.3. Số hộ hơn 3 lao động

Hộ

21

6

12

2

1

5. Phân loại hộ theo ngành

sản xuất







5.1. Hộ thuần nông

Hộ

31

9

6

8

8

5.2. Hộ nông nghiệp kiêm dịch

vụ

Hộ

39

17

16

4

2

6. Một số chỉ tiêu bình quân







6.1. Số nhân khẩu bình

quân/hộ

Nhân

khẩu

4,0

3,8

4,0

4,2

4,4

6.2. Số lao động bình quân/hộ

Lao

động

2,55

2,65

2,8

2,62

2,2

( Nguồn: Tổng hợp điều tra)


Như vậy, trong 70 hộ điều tra được lựa chọn từ bốn huyện đại diện tại tỉnh Quảng Bình, số hộ khá chiếm tỷ trọng cao nhất với 37,14%, hộ nghèo chiếm tỷ trọng thấp nhất với 14,29%. Trọng 70 hộ có 31 hộ thuần nông, chiếm tỷ trọng khá cao, vì vậy, việc nâng cao chất lượng sử dụng lao động ở các nông hộ là rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, số nhân khẩu bình quân/hộ 4,0 và số lao động bình quân/hộ là 2,55 lao động. Ngoài các hộ thuần nông thì tại địa bàn tỉnh, cụ thể là tại các huyện điều tra nghiên cứu còn có các hộ nông nghiệp kiêm ngành dịch vụ như làm mộc, buôn bán nhỏ lẻ, xây dựng, vận chuyển hàng hóa…

3.1.3. Mức độ đầu tư chi phí sản xuất kinh doanh của các nông hộ


Về mức độ đầu tư chi phí sản xuất kinh doanh của các nông hộ trong nhóm hộ điều tra, tác giả tổng hợp trong bảng sau đây:

Bảng 3.4. Chi phí sản xuất kinh doanh của các nông hộ trong nhóm hộ điều tra năm 2013

Nội dung

ĐVT

Hộ khá

Hộ trung

bình

Hộ cận

nghèo

Hộ

nghèo

Chi phí trồng lúa 1

sào/1 năm

1.000đ

1.206

1.045

946

862

Chi phí trồng màu

1 sào/1 năm

1.000đ

1.327

1.002

865

824

Chi phí chăn nuôi

1.000đ

10.126,06

9.065,04

7.054,90

6.032,90

( Nguồn: Tổng hợp điều tra)


Dựa vào bảng 3.4, ta thấy:


- Chi phí đầu tư sản xuất nông nghiệp được chia thành chi phí trồng lúa, trồng màu, chi phí chăn nuôi, chi phí đầu tư cho các lĩnh vực phi nông nghiệp trong đó:


+ Chi phí trồng lúa và trồng màu được tính 1 sào/1 năm bao gồm các chi phí như giống, phân tổng hợp, phân đạm, làm đất, thuốc bảo vệ thực vật.

+ Chi phí chăn nuôi bao gồm chi phí giống, chi phí thức ăn, thú y, điện, nước và một số chi phí phát sinh khác.

+ Chi phí phi nông nghiệp bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao tài sản, và nhiều chi phí khác.

Trong năm 2013, tính bình quân trên các nhóm hộ điều tra thì chi phí trồng lúa 1 sào/1 năm bình quân của hộ khá là 1.206.000 đồng, hộ trung bình là

1.045.000 đồng, hộ cận nghèo là 946.000 đồng và hộ nghèo là 862.000 đồng.


Tương tự đối với chi phí trồng màu và chi phí chăn nuôi, các mức chi phí này đều theo một xu hướng là các hộ cận nghèo và hộ nghèo vì không có điều kiện như các hộ khá, hộ trung bình nên mức đầu tư thấp hơn và vì vậy, dẫn đến chất lượng sản xuất không được cao, từ đó thu nhập thấp hơn so với các nhóm hộ có điều kiện hơn.

Về chi phí cho các ngành dịch vụ, phi nông nghiệp thì nhìn chung hiện nay, các nhóm hộ điều tra gặp nhiều khó khăn trong khâu thu hồi vốn đầu tư, trong đó có các khoản chi phí bỏ ra.

3.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ tại tỉnh Quảng Bình


* Kết quả sản xuất nông nghiệp


Về kết quả sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ điều tra, các bảng sau sẽ tổng hợp lại từ số liệu tác giả đã thu thập điều tra, khảo sát:


Bảng 3.5. Giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2013 tại tỉnh Quảng Bình


Năm


Tổng số

Chia ra


Trồng trọt


Chăn nuôi

Dịch vụ và các hoạt động khác

ĐVT: Triệu đồng

2010

4.015.294,0

2.255.654,8

1.719.692,0

39.947,2

2011

5.767.757,8

3.042.577,4

2.664.022,3

61.158,1

2012

5.738.976,0

2.924.351,1

2.729.520,2

85.104,7

2013

5.814.949,0

2.879.263,9

2.830.645,9

105.039,2

Cơ cấu - %

2010

100,00

56,18

42,83

0,99

2011

100,00

52,75

46,19

1,06

2012

100,00

50,96

47,56

1,48

2013

100,00

49,51

48,68

1,81

( Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê từ năm 2010 đến 2013 của tỉnh

Quảng Bình)


Như vậy, xét về giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2013 tại tỉnh Quảng Bình, các số liệu thống kê cho thấy, giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp tăng liên tục trong bốn năm gần đây, trong đó giá trị sản xuất từ chăn nuôi tăng đều và ổn định, giá trị từ nông nghiệp tăng năm 2011 nhưng lại giảm trở lại hai năm sau đó, và năm 2013 đứng ở mức 2.879.263,9 triệu đồng. Mặc dù vậy, tốc độ giảm cũng không quá cao. Cơ cấu giá trị sản xuất cao hơn thuộc về nông nghiệp trồng trọt, sau đó là chăn nuôi.


* Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt


Về giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo giá hiện hành phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2010-2013 tại tỉnh Quảng Bình, ta có bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo giá hiện hành phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2010-2013 tại tỉnh Quảng Bình


Năm


Tổng số

Chia ra

Cây hàng năm

Cây lâu năm


Tổng số

Trong đó


Tổng số

Trong đó

Lương thực có hạt

Rau, đậu, hoa, cây cảnh

Cây CN hàng năm

Cây ăn quả

Cây CN lâu năm

Tỷ đồng

2010

2.255,7

1.900,1

1.010,6

137,2

157,8

355,6

76,3

249,0

2011

3.042,6

2.474,5

1.675,0

273,1

202,9

568,1

95,4

445,1

2012

2.924,4

2.404,9

1.609,1

289,3

213,7

519,5

103,1

326,7

2013

2.879,3

2.379,5

1.516,4

325,1

239,2

499,8

107,2

266,6

Cơ cấu (Tổng số = 100) (%)

2010

100,0

84,24

44,80

6,08

7,00

15,8

3,38

11,04

2011

100,0

81,33

55,05

8,98

6,67

18,7

3,14

14,63

2012

100,0

82,24

55,02

9,89

7,31

17,8

3,52

11,17

2013

100,0

82,64

52,67

11,29

8,31

17,36

3,72

9,26

( Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê từ năm 2010 đến 2013 của tỉnh Quảng Bình)


Xét về giá trị sản xuất nông nghiệp trồng trọt phân theo nhóm cây trồng bao gồm cây hằng năm và cây lâu năm thì giá trị sản xuất cây hằng năm tăng đều và ổn trong suốt bốn năm từ 1.900,1 triệu đồng năm 2010 lên 2.379,5 triệu đồng năm 2013. Trong khi đó, giá trị sản xuất cây lâu năm tăng trong năm 2011 nhưng lại giảm trở lại vào hai năm sau đó, và năm 2013 đạt 499,8 triệu đồng.


Về cơ cấu, cây trồng hằng năm chiếm tỷ trọng cao hơn cây lâu năm với tỷ trọng trên 80% trong suốt bốn năm. Trong cơ cấu cây hằng năm thì lương thực cho hạt chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là rau, đậu, hóa, cây cảnh và cây công nghiệp hàng năm. Trong cơ cấu cây lâu năm thì cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ trọng cao hơn, sau đó còn lại là cây ăn quả.

* Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi


Ta có bảng 3.7 tổng hợp các số liệu về giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi theo giá hiện hành phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Quảng Bình, cụ thể:

Bảng 3.7. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi theo giá hiện hành phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm giai đoạn 2010-2013 tại tỉnh Quảng Bình


Năm


Tổng số

Trong đó

Trâu, bò

Lợn

Gia cầm

Triệu đồng

2010

1.719.692,0

408.221,5

961.258,9

282.312,6

2011

2.664.022,3

382.645,2

1.775.086,5

502.138,9

2012

2.729.520,2

412.432,7

1.735.722,3

530.022,6

2013

2.830.645,9

365.310,9

1.798.695,7

613.226,7

Cơ cấu - %

2010

100,0

23,7

55,9

16,4

2011

100,0

14,4

66,6

18,8

2012

100,0

15,1

63,6

19,4

2013

100,0

12,9

63,5

21,7

( Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê từ năm 2010 đến 2013 của tỉnh

Quảng Bình)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/09/2024