Khái Quát Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Nông Hộ Ở Quảng Bình


- Các hồ sơ khách hàng vay vốn từ bốn huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Tuyên Hóa, Minh Hóa.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh và Lệ Thủy đến năm 2020.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.


- Báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 – 2013.

- Báo cáo hoạt động của UBND huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh, Lệ Thủy và Phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp của các đơn vị này.

- Một số tài liệu liên quan khác.


2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

2.3.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu

Địa điểm thực hiện nghiên cứu bao gồm:


- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình


Địa chỉ: Số 02 - Mẹ Suốt - TP. Đồng Hới - Điện thoại: (052) 3822423


Cụ thể: Phòng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình.

- Các đơn vị nông hộ nhận hỗ trợ từ hoạt động cho vay của Agribank Quảng Bình trong phát triển kinh tế nông hộ.

Đơn vị 1: bốn hộ được hỗ trợ vay phát triển kinh tế nông hộ tại tại huyện Lệ Thuỷ.


Đơn vị 2: bốn hộ được hỗ trợ vay phát triển kinh tế nông hộ tại tại huyện Minh Hóa.

Đơn vị 3: bốn hộ được hỗ trợ vay phát triển kinh tế nông hộ tại tại huyện Quảng Ninh.

Đơn vị 4: bốn hộ được hỗ trợ vay phát triển kinh tế nông hộ tại tại huyện Tuyên Hóa.


- UBND huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh, Lệ Thủy và Phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp của các đơn vị này.

2.3.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu


Thời gian thực hiện nghiên cứu cụ thể như sau:


- Thiết kế bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn, lựa chọn mẫu nghiên cứu: 01/07/2014 đến 15/07/2014.

- Tiến hành phát phiếu điều tra cho các khách thể nghiên cứu và thực hiện phỏng vấn các mẫu khách thể đã chọn tại địa điểm thực hiện nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình và tại các địa bàn có các nông hộ được hỗ trợ vay vốn từ hoạt động cho vay của ngân hàng: Từ 15/07/2014 đến 26/07/2014.

Cụ thể:


+ 15/07/2014 – 17/07/2014: Phát phiếu điều tra và phỏng vấn tại Agribank Quảng Bình, cụ thể tại Phòng tín dụng ngân hàng.

+ 18/07/2014 – 20/07/2014: Phát phiếu điều tra và phỏng vấn nông hộ tại huyện Lệ Thủy.

+ 21/07/2014 – 23/07/2014: Phát phiếu điều tra và phỏng vấn nông hộ tại huyện Minh Hóa.

+ 24/07/2-14 – 26/07/2014: Phát phiếu điều tra và phỏng vấn nông hộ tại huyện Quảng Ninh.

+ 27/07/2014 – 29/07/2014: Phát phiếu điều tra và phỏng vấn nông hộ tại huyện Tuyên Hóa.

- Thu thập các phiếu điều tra, các thông tin, dữ liệu sơ cấp phỏng vấn từ các khách thể nghiên cứu và xử lý, tính toán, tổng hợp các dữ liêu này để sử dụng trong luận văn: Từ 30/07/2014 đến 01/08/2014.


Cụ thể:


+ 30/07/2014: Xử lý và tổng hợp dữ liệu thu thập từ Agribank Quảng Bình.


+ 31/07/2014 – 01/08/2014: Xử lý và tổng hợp dữ liệu thu thập từ các nông hộ nhận hỗ trợ cho vay từ Agirbank Quảng Bình, đồng thời cũng là các khách thể nghiên cứu của đề tài.

- Sử dụng các dữ liệu sơ cấp đã được xử lý và hoàn thiện luận văn: Tháng 8/2014.

Số liệu và các dữ liệu liên quan đến phát triển kinh tế nông hộ tại Quảng Bình được lấy trong khoảng thời gian 2009 – 2013, đây cũng chính là thời gian phản ánh số liệu của đề tài này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Nhằm làm cơ sở để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Agribank Quảng Bình, chương 2 của đề tài tập trung khai thác, hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.

Theo đó, các nội dung phương pháp sau đã được làm rõ trong nội dung chương 2: (1) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, (2) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, (3) Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn, (4) Phương pháp phân tích, xử lý số liệu, (5) Nguồn dữ liệu, (6) Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu.

Nhiệm vụ của chương 3 là dựa vào các phương pháp trên cùng với các vấn đề cơ sở lý luận đã được hệ thống hóa ở chương 1 để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Agribank Quảng Bình giai đoạn 2010-2013.


CHƯƠNG 3

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÂT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG HỘ Ở QUẢNG BÌNH

3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Quảng Bình

3.1.1. Thông tin cơ bản về kinh tế hộ ở Quảng Bình


Nông hộ tại tỉnh Quảng Bình được phân thành bốn nhóm hộ: Khá, trung bình, cận nghèo và nghèo. Những chỉ tiêu phân loại này được áp dụng theo tiêu chí của Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, ban hành ngày 30/1/2011. Theo đó:

- Nhóm hộ khá: Những hộ có mức thu nhập bình quân 600.000 đồng/người/tháng trở lên.

- Nhóm hộ trung bình: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 520.000 đến 600.000 đồng/người/tháng.

- Nhóm hộ cận nghèo: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đến

520.000 đồng/người/tháng.


- Nhóm hộ nghèo: Những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 400.000 đồng/người/tháng.

Về thông tin cơ bản của nhóm hộ điều tra, tác giả tổng hợp dưới bảng sau:


Bảng 3.1. Thông tin cơ bản của nhóm hộ điều tra


Chỉ tiêu

ĐVT

Hộ khá

Hộ trung bình

Hộ cận nghèo

Hộ nghèo

Tổng

Số

lượng

CC(%)

Số

lượng

CC(%)

Số

lượng

CC(%)

Số

lượng

CC(%)

Số

lượng

CC(%)

1. Tổng số hộ điều tra

Hộ

26

100

22

100

12

100

10

100

70

100

1.1. Hộ thuần nông

Hộ

9

34,62

6

27,27

8

66,67

8

80

31

44,29

1.2. Hộ kiêm ngành nghề

dịch vụ

Hộ

17

65,38

16

72,73

4

33,33

2

20

39

55,71

2. Chủ hộ












2.1. Tuổi bình quân

Tuổi

38,45


42,04


44,20


40,04


41,18


2.2. Trình độ văn hóa












Cấp I

Người

4

15,39

3

13,64

7

58,33

6

60

20

28,57

Cấp II

Người

7

26,92

8

36,36

5

41,67

4

40

24

34,29

Cấp III

Người

8

30,77

6

27,27

0

0

0


14

20

Trên cấp III

Người

7

26,92

5

22,73

0

0

0


12

17,14

3. Nhà ở












3.1. Nhà kiên cố

Nhà

19

73,08

15

68,18

3

25

1

10

38

54,29

3.2. Nhà bán kiên cố

Nhà

7

26,92

4

18,18

5

41,67

3

30

19

27,14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình - 7


3.3. Nhà tạm

Nhà

0

0

3

13,64

4

33,33

6

60

13

18,57

4. Tiện nghi (Sinh hoạt

bình quân/hộ)












4.1. Tivi

Cái

1,56


1,42


1,26


1


1


4.2 Xe đạp

Cái

1,68


2,56


1,92


1,86


0


4.3. Xe máy

Cái

1,86


1,66


1


0


1


(Nguồn: tác giả tổng hợp)


Dựa vào bảng 3.1, ta có thể thấy được các thông tin cơ bản liên quan đến trình độ văn hóa, đời sống và thu nhập của các nông hộ trong 70 nhóm hộ mà tác giả tiến hành điều tra, bao gồm 20 hộ tại huyện Lệ Thủy, 16 hộ tại huyện Minh Hóa, 20 hộ tại huyện Quảng Ninh và 14 hộ tại huyện Tuyên Hóa.

Cụ thể:


- Về phân loại chỉ tiêu nhóm hộ điều tra


Trong các nhóm hộ điều tra, số hộ khá là 26/70 hộ, chiếm tỷ trọng cao nhất, số hộ trung bình là 22/70 hộ, đứng thứ hai, sau đó là số hộ cận nghèo 12/70 và cuối cùng là số hộ nghèo với 10/70 hộ.

- Về ngành nghề sản xuất, kinh doanh của các nhóm hộ điều tra


Trong nhóm hộ khá, số lượng nhóm hộ thuần nông chiếm tỷ trọng thấp hơn với 34,62%, còn lại 65,38% là các hộ kinh doanh kiêm ngành dịch vụ.

Trong nhóm hộ trung bình, số lượng nhóm hộ thuần nông chiếm tỷ trọng thấp hơn với 27,27%, còn lại 72,73% là các hộ kinh doanh kiêm ngành dịch vụ.

Trong nhóm hộ cận nghèo, số lượng nhóm hộ thuần nông chiếm tỷ trọng cao hơn với 66,67%, còn lại 33,33% là các hộ kinh doanh kiêm ngành dịch vụ.

Trong nhóm hộ nghèo, số lượng nhóm hộ thuần nông chiếm tỷ trọng cao hơn với 80%, còn lại 20% là các hộ kinh doanh kiêm ngành dịch vụ.

Như vậy, có thể thấy, trong các nhóm hộ khá, trung bình, nhóm hộ thuần nông chiếm tỷ trọng thấp, nhóm hộ kiêm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao hơn, ngược lại với các nhóm hộ cận nghèo và nghèo chiếm tỷ trọng cao hơn là các hộ thuần nông, các hộ kiêm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. Điều này xuất phát từ các hộ này không có điều kiện để kinh doanh kiêm ngành dịch vụ, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó, trình độ văn hóa cũng tác động dẫn đến tình trạng này.

- Về trình độ văn hóa của chủ hộ nhóm hộ điều tra


Ở nhóm hộ khá và trung bình, số lượng chủ hộ có trình độ cấp II và cấp III là cao nhất, sau đó là trình độ trên cấp III như trung cấp, cao đẳng, đại học. Ở


nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ nghèo, các chủ hộ chủ yếu có trình độ cấp I và cấp II, trong đó cấp I chiếm tỷ trọng cao hơn, các chủ hộ có trình độ sau cấp III và cấp III không có.

Như vậy, trình độ văn hóa của các chủ hộ nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo còn quá thấp, điều này dẫn đến hạn chế trong quá trình tiếp thu các công nghệ, kỹ thuật mới, tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, từ đó dẫn đến hạn chế trong kết quả thu hoạch của các nhóm hộ nghèo và cận nghèo.

- Về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của các nhóm hộ điều tra


Điều tra về tình trạng nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của 70 nhóm hộ điều tra, kết quả cho thấy, ở các nhóm hộ khá, số lượng nhà kiên cố cao nhất với 73,08%, sau đó là 26,92% số hộ có nhà bán kiên cố. Điều này xuất phát từ lí do ở các nhóm hộ khá, khả năng tích lũy tài chính tốt, hàng năm thu nhập cao nên có thể xây dựng các nhà kiên cố, hầu hết các hộ khá không phải ở nhà tạm.

Ở các nhóm hộ trung bình, có 68,18% hộ ở nhà kiên cố, 18,18% hộ ở nhà bán kiên cố, 13,64% hộ ở nhà tạm. Điều này xuất phát từ lí do ở nhóm hộ trung bình, thu nhập và khả năng tích lũy tài chính chưa cao nên một số hộ trung bình vẫn đang ở nhà tạm hoặc nhà bán kiên cố.

Ở nhóm hộ cận nghèo và nghèo, do thu thập quá thấp và khả năng tích lũy tài chính thấp nên hầu như các hộ này hiện đang sống ở nhà tạm và nhà bán kiên cố, số hộ cận nghèo và số hộ nghèo có nhà kiên cố chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng số các hộ điều tra.

Về tiện nghi sinh hoạt, ở các hộ khá, trung bình, hầu như các hộ đều có trang bị tivi, xe đạp, xe máy. Ở các hộ cận nghèo cũng vậy. Hộ nghèo cũng đã trang bị xe đạp và tivi. Điều này xuất phát từ điều kiện kinh tế phát triển của toàn tỉnh và cả nước, tình hình giao lưu hàng hóa diễn ra thuận tiện nên nhiều hộ đã mua sắm được các tiện nghi sinh hoạt cho gia đình.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 05/09/2024