Nhân Tố Thuộc Nội Bộ Các Ngân Hàng Có Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Nông Hộ


triển kinh tế nông hộ cũng như hiệu quả hỗ trợ từ các gói sản phẩm cho vay. Bên cạnh đó, người lao động cũng phải giỏi về chuyên môn, kỹ năng để có thể ứng dụng tốt các kỹ thuật vào trong quá trình canh tác hoặc chăn nuôi thực tiễn.

- Vốn


Vốn là yếu tố đầu tiên của tư liệu sản xuất cần thiết cho tất cả các nông hộ trong tiến trình phát triển kinh tế nông hộ. Vốn giúp các nông hộ trang bị máy móc thiết bị, thuê mướn nhân công và thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế khác.

- Công cụ sản xuất


Muốn sản xuất có hiệu quả, các nông hộ cần phải có các công cụ sản xuất phù hợp. Các công cụ sản xuất ngày càng được nâng cấp và chú trọng đến các công cụ sản xuất hiện đại sẽ giúp cho các nông hộ tăng năng suất lao động, từ đó tăng hiệu quả hỗ trợ từ các gói sản phẩm cho vay và ngược lại.

- Cơ sở hạ tầng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp bao gồm đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống thủy lợi, trang thiết bị nông nghiệp… Đây là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ. Khi mà cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đời sống nông hộ sẽ được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn.

- Thị trường

Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình - 5


Nhu cầu thị trường sẽ quyết định số lượng, loại hình và chất lượng các sản phẩm mà các nông hộ đưa ra thị trường, vì vậy nghiên cứu về yếu tố thị trường sẽ giúp nền kinh tế nông hộ phát triển phù hợp và hiệu quả.

- Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong mối quan hệ sản xuất kinh doanh


Các nông hộ phải liên kết với nhau trong các mối quan hệ sản xuất kinh doanh để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới trong nông nghiệp.


Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong mối quan hệ sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giúp nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn.

* Nhóm nhân tố thuộc khoa học, kỹ thuật và công nghệ


- Kỹ thuật canh tác


Điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên và các tập quán canh tác cũng khác nhau, vì vậy, tùy theo từng vùng mà có những kỹ thuật canh tác khác nhau. Nếu kỹ thuật canh tác được chú trọng cải tiến để ứng dụng các kỹ thuật mới, hiện đại thì hiệu quả phát triển kinh tế nông hộ sẽ tốt hơn và ngược lại.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật


Hiệu quả phát triển kinh tế nông hộ không thể tách riêng ta khỏi ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ giúp các nông hộ cải thiện những hạn chế về thời gian công tác, chất lượng công tác, từ đó tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông hộ.

1.2.3.2. Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng


Về các nhân tố thuộc về nội bộ các ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ, tác giả tổng hợp ở sơ đồ dưới đây:



Nhân tố thuộc nội bộ các ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay hỗ trợ phát

triển kinh tế nông hộ

Nhóm nhân tố về tổ chức,

quản lý tại các ngân hàng

Kinh nghiệm hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại các ngân hàng từ các gói

sản phẩm cho vay

Trình độ học vấn, kỹ năng của đội ngũ lao động

( Nguồn lực con người)

Nguồn lực tài chính

Cơ sở hạ tầng, trang thiết

bị


Sơ đồ 1.3. Nhân tố thuộc nội bộ các ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Như vậy, các nhóm nhân tố thuộc nội bộ các ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ bao gồm hai nhóm chính:

* Nhóm nhân tố về tổ chức, quản lý tại các ngân hàng


Nhóm nhân tố về tổ chức, quản lý tại các ngân hàng bao gồm nguồn lực tài chính, nguồn lực con người và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Tại các ngân hàng, nếu đội ngũ nhân viên có kiến thức vững vàng, chuyên môn và kỹ năng tốt, nguồn lực tài chính ổn định và cơ sở hạ tầng hoàn thiện, các trang thiết bị được nâng cấp thường xuyên sẽ là điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ và ngược lại.


* Kinh nghiệm hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại các ngân hàng từ các gói sản phẩm cho vay

Kinh nghiệm hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại các ngân hàng từ các gói sản phẩm cho vay là yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ. Nếu ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ thì hiệu quả hỗ trợ sẽ tăng cao và ngược lại.

1.2.3.3. Các nhân tố về cơ chế chính sách của Nhà nước


Các nhân tố về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động cho vay của ngân hàng và kinh tế nông hộ bao gồm chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo trợ, trợ giá nông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, chính sách lao động và chính sách phát triển kinh tế nông hộ. Đây đều là công cụ đắc lực của Nhà nước nhằm can thiệp vào các hoạt động phát triển kinh tế nông hộ bằng cách hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của nông nghiệp, khu vực nông thôn và đặc biệt là kinh tế nông hộ.

Có thể minh họa các nhân tố về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động cho vay của ngân hàng và kinh tế nông hộ, tác giả tổng hợp ở sơ đồ dưới đây:



Nhân tố về cơ chế

chính sách, sự hỗ trợ từ Nhà nước đối với hoạt động cho vay của ngân hàng và kinh tế nông hộ

Chính sách thuế

Chính sách ruộng đất

Chính sách bảo trợ, trợ giá nông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới

Chính sách cho vay vốn

Chính sách lao động

Chính sách phát triển kinh tế nông hộ


Sơ đồ 1.4. Các nhân tố về cơ chế chính sách của Nhà nước đối với hoạt động cho vay của ngân hàng và kinh tế nông hộ

1.2.4. Kinh nghiệm cho vay Ngân hàng đối với kinh tế nông hộ của một số địa phương trong nước

1.2.4.1. Thực tiễn hoạt động cho vay của Agribank đối với kinh tế hộ ở một số địa phương

Những năm qua, Agribank đã luôn là ngân hàng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho vay cho các đơn vị kinh tế nông hộ trong cả nước và đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng.

Cụ thể: Trong thực hiện cho vay chính sách, Agribank triển khai các chương trình kinh tế, chương trình cho vay của Chính phủ như: chương trình hỗ trợ đối


với lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lương thực, cà phê; Cho vay tạm trữ thu mua lương thực theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định 373a/QĐ-TTg ngày 15/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ...; Chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg của Chính phủ...; đồng thời tiên phong và nghiêm túc thực hiện các văn bản hỗ trợ lãi suất của NHNN. (Viết Chung, 2014)

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, Agirbank bắt đầu triển khai cho vay thí điểm ở 11 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới vào năm 2011 và từ tháng 4/2012 tiến hành cho vay trên diện rộng trong toàn quốc. Đến 31/12/2013, doanh số cho vay xây dựng nông thôn mới của Agribank đạt 122.621 tỷ đồng, là tổ chức cho vay dẫn đầu về cho vay chương trình này. (Viết Chung, 2014)

Xem xét về khía cạnh nội dung kinh nghiệm hoạt động cho vay của Agribank đối với phát triển kinh tế nông hộ, trong phạm vi của đề tài, tác giả minh họa bằng ví dụ tại Điện Biên và Hải Dương.

* Kinh nghiệm hoạt động cho vay của Agribank đối với phát triển kinh tế nông hộ tại Điện Biên

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới còn nhiều khó khăn, phần lớn dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bám sát đặc điểm đó, nhằm giúp khách hàng có điều kiện tiếp cận vốn cho vay, Agribank Điện Biên đã từng bước hỗ trợ hiệu quả cho nhiều dự án phát triển kinh tế nông hộ và đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng.

Thực tiễn hoạt động cho vay của Agribank đối với phát triển kinh tế nông hộ tại Điện Biên cho thấy: (Tạ Quang Đạo, 2014)

- Ngân hàng có phương châm hoạt động đúng đắn, phù hợp


Agribank luôn đặt ra phương châm hoạt động của Chi nhánh và định hướng vào đó để xác lập các kế hoạch, chiến lược thực hiện. Phương châm của Agirbank Điện Biên xác định là “hướng mạnh về cơ sở, sát cánh cùng nông dân”.


- Các thủ tục cho vay được đơn giản hóa


Agribank Điện Biên đã từng bước đơn giản hóa thủ tục vay vốn để dòng chảy cho vay phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn được “khơi thông”. Việc đơn giản thủ tục vay vốn đã được thực hiện trên cơ sở bảo đảm đầy đủ những quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời phù hợp với đặc điểm, điều kiện của đối tượng khách hàng là nông dân, đồng bào các dân tộc thiểu số…

- Chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung nghị định và các văn bản hướng dẫn từ phía Chính Phủ, Nhà nước

Với đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, hợp tác xã, chủ trang trại, tổ chức cho vay sẽ xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng (cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp); 200 triệu đồng (hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn) và được vay tối đa 500 triệu đồng với các hợp tác xã, chủ trang trại. Mức lãi suất cũng được thực hiện theo quy định lãi suất cho vay đồng Việt Nam. Cụ thể, lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn được áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 9%/năm; trung hạn và dài hạn, áp dụng lãi suất cho vay từ 10 - 12%/năm.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng khi có nhu cầu vay vốn


Các khách hàng khi có nhu cầu vay vốn thông qua các chương trình như: phát triển sản xuất ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; cho vay chi phí sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đầu tư hạ tầng nông thôn… được tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triển các chương trình, dự án.

- Công tác thu hồi vốn và lãi cho vay được tiến hành đơn giản


Công tác thu hồi vốn và lãi cho vay được tiến hành đơn giản, nhanh gọn nhằm tạo điều kiện cho người vay vốn tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

- Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể


Agribank Điện Biên còn thường xuyên phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể địa phương, nhất là các tổ vay vốn để theo dõi, đôn đốc, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.

Kết quả minh chứng cho thấy:


- Đến cuối tháng 4/2014, với 11.136 khách hàng được vay vốn, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank Điện Biên đạt 2.652,8 tỷ đồng, chiếm 66,9% tổng dư nợ. Trong đó, số khách hàng vay vốn tín dụng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là 3.413 khách hàng, với số vốn vay chiếm hơn 50% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn.

- Thông qua việc cung ứng nguồn vốn kịp thời, Agribank Điện Biên đã tích cực hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo động lực phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.

Agribank Điện Biên đã thực sự trở thành kênh cho vay hiệu quả, luôn đồng hành cùng nông dân trên hành trình phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu cho gia đình và quê hương.

* Kinh nghiệm hoạt động cho vay của Agribank đối với phát triển kinh tế nông hộ tại Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Theo quy hoạch Xây dựng vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Hải Dương sẽ hình thành 3 cụm đô thị động lực mạnh: thành phố Hải Dương - hành lang quốc lộ 5; Chí Linh - Kinh Môn; cụm Thanh Miện và khu vực phía nam tỉnh. Quy hoạch cũng thể hiện sự phát triển theo các trục hành lang tạo thành mạng lưới, khung phát triển của quy hoạch lãnh thổ tỉnh. Theo định hướng phát triển như vậy, Ban lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng như Nhà nước luôn có những chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế toàn tỉnh nói chung và kinh tế nông hộ nói riêng.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 05/09/2024