Số Trang Trại Phân Theo Huyện, Thị Xã, Thành Phố Giai Đoạn 2011-2013 Tại Tỉnh Quảng Bình


Bảng 3.8. Số trang trại phân theo huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Quảng Bình

ĐVT: Trang trại


Năm

2011

2012

2013

Tổng số

531

579

616

Thành phố Đồng Hới

6

5

5

Thị xã Ba Đồn

6

11

13

Huyện Minh Hóa

-

-

-

Huyện Tuyên Hóa

1

1

1

Huyện Quảng Trạch

16

16

17

Huyện Bố Trạch

473

492

494

Huyện Quảng Ninh

7

18

19

Huyện Lệ Thủy

22

36

67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình - 9

( Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê từ năm 2010 đến 2013 của tỉnh

Quảng Bình)


Như vậy, có thể thấy, số trang trại chăn nuôi tại tỉnh Quảng Bình tăng đều trong những năm gần đây với 531 trang trại năm 2011 và đến năm 2013 là 616 trang trại, được phân bố đều ở thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn và các huyện khác, trong đó có bốn huyện tác giả chọn mẫu khách thể nghiên cứu là Quảng Ninh, Lệ Thủy, Tuyên Hóa, Minh Hóa.

Ngoài ra, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi cũng tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2013, với 1.719.692,0 triệu đồng năm 2010 và đến năm 2013 là 2.830.645,9 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản xuất từ chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng cao nhất, với 55,9% năm 2010 và năm 2013 là 63,5%. Sau đó là giá trị sản xuất từ trâu bò và cuối cùng là từ gia cầm.


* Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi


Ta có bảng 3.9 tổng hợp các số liệu về giá trị sản xuất Lâm nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Quảng Bình, cụ thể:

Bảng 3.9. Giá trị sản xuất Lâm nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2010-2013 tại tỉnh Quảng Bình


Năm


Tổng số

Chia ra

Trồng và

chăm sóc rừng


Khai thác gỗ và lâm sản khác


Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác


Dịch vụ lâm nghiệp

Triệu đồng

2010

388.813,0

47.966,0

321.768,0

9.672,0

9.407,0

2011

526.062,0

73.302,0

411.412,0

12.932,0

28.416,0

2012

666.943,5

58.863,8

583.325,8

10.565,7

14.188,2

2013

807.652,0

73.940,2

711.321,4

8.207,8

14.182,6

Cơ cấu - %

2010

100,0

12,3

82,8

2,5

2,4

2011

100,0

13,9

78,2

2,5

5,4

2012

100,0

8,8

87,5

1,6

2,1

2013

100,0

9,1

88,1

1,0

1,8

( Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê từ năm 2010 đến 2013 của tỉnh

Quảng Bình)


Như vậy, xét về giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2010-2013 tăng trưởng đều và ổn định với 388.813,0 triệu đồng năm 2010 và năm 2013 đạt con số 807.652,0 triệu đồng. Giá trị sản xuất từ nhóm ngành khai thác gỗ, lâm sản là cao nhất (trên 80%, thấp nhất 78,2% năm 2011 và cao nhất 88,1% năm 2013), sau đó là giá trị sản xuất từ trồng và chăm sóc rừng, dịch vụ lâm nghiệp và cuối cùng là thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác.

* Giá trị sản xuất ngành thủy sản


Ta có bảng 3.10 tổng hợp các số liệu về giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2011-2013 tại tỉnh Quảng Bình, cụ thể:

Bảng 3.10. Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động giai đoạn 2010-2013 tại tỉnh Quảng Bình


Năm


Tổng số

Chia ra

Khai thác

Nuôi trồng



Triệu đồng

2010

1.445.231

953.733

480.376

2011

1.908.596

1.251.826

648.881

2012

2.255.026

1.451.232

760.362

2013

2.544.722

1.671.544

826.586



Cơ cấu %

2010

100,00

65,99

33,24

2011

100,00

65,59

34,00

2012

100,00

64,36

33,72

2013

100,00

65,69

32,48

( Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê từ năm 2010 đến 2013 của tỉnh

Quảng Bình)


Thông qua bảng 3.10, có thể thấy, giá trị sản xuất ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Quảng Bình tăng đều, ổn định trong giai đoạn 2010-2013 với mức cao nhất năm 2013 là 2.544.722 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất từ nhóm ngành khai thác thủy sản là cao nhất với trên 60%, sau đó là ngành nuôi trồng thủy sản.

3.1.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn tỉnh Quảng Bình

Như vậy, xét về tình hình phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, các số liệu thống kê cho thấy giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản đều có xu hướng tăng đều và ổn định trong cả giai đoạn 2010-2013. Điều này cho thấy những dấu hiệu tích cực trong kết quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn vẫn chưa tương xứng với điều kiện thuận lợi mà tỉnh Quảng Bình có được. Điều này xuất phát từ hạn chế về trình độ người dân, sự tiếp thu khoa học, công nghệ còn yếu và chưa nhận được sự hỗ trợ tối ưu từ các cơ quan ban ngành, trong đó có vẫn đề hỗ trợ về tài chính từ các tổ chức tài chính như ngân hàng.

3.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình đối với phát triển kinh tế nông hộ

3.2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình

3.2.1.1. Giới thiệu chung


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với hệ thống mạng lưới phủ khắp Việt Nam. Ngân hàng được thành lập vào ngày 26/03/1988 và hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín Dụng Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp,


nông dân, nông thôn. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đây là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện, cụ thể:

- Tổng tài sản: 705.365 tỷ đồng.


- Tổng nguồn vốn: 626.390 tỷ đồng.


- Vốn điều lê:̣ 29.605 tỷ đồng.


- Tổng dư nợ: trên 530.600 tỷ đồng.


- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia.

- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.


Agribank Quảng Bình là đơn vị trực thuộc Agribank Việt Nam, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định được ban hành từ phía trụ sở Agribank. Cũng như các chi nhánh khác trong mạng lưới Agribank toàn quốc, Agribank Quảng Bình luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến.

Agribank Quảng Bình ngoài việc thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, Agribank Quảng Bình còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước.

Từ khi thành lập cho đến nay, Agribank Quảng Bình đã đạt được nhiều thành tựu và vẫn đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.


3.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ


Chức năng, nhiệm vụ của Agribank Quảng Bình được quy định cụ thể trong Điều lệ hoạt động của Ngân hàng, cụ thể:

- Chức năng


+ Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp .

+ Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao.


- Nhiệm vụ


+ Huy động vốn


*) Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

*) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

*) Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp;

*) Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản;

*) Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp ;


*) Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.


+ Cho vay


Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Kinh doanh ngoại hối


Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm


*) Cung ứng các phương tiện thanh toán;


*) Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;


*) Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;


*) Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;


*) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác


Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm... và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.

+ Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nông nghiệp.


+ Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản thanh, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Kinh doanh vàng bạc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.


+ Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.


+ Tư vấn khách hàng xây dựng dự án.


+ Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3 phụ thuộc (nếu có).

+ Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.

+ Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.

+ Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 05/09/2024