Xử Lý Rủi Ro Đối Với Hoạt Động Cho Vay Đối Với Nông Hộ Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Quảng Bình


Đối với các ngành kinh tế khác nhau, tổng dư nợ có những thay đổi khác nhau, ở một số ngành kinh tế có tổng dư nợ cao, biến động của tổng dư nợ như sau:

- Dư nợ của ngành chiếm tỷ trọng cao nhất là ngành bán buôn và bán lẻ với tỷ trọng năm 2010 là 23.04% với 786,760 triệu đồng, tăng lên 1,002,606 triệu đồng, tỷ trọng 26.11%. Sang giai đoạn 2013 – 2012, tổng dư nợ ngành bán buôn và bán lẻ giảm tăng lên 1,234,742 triệu đồng với tỷ trọng 23.49%.

- Sau đó là dư nợ ngành hoạt động tiêu dùng và chỉ tiêu cá nhân, ngành xây dựng. Các ngành còn lại nhìn chung có tổng dư nợ ngành cũng tăng lên trong cả giai đoạn 2010 – 2013.

- Dư nợ ngành nông nghiệp năm 2010 là 380,794 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11.15%, tăng liên tục trong suốt giai đoạn 2010-2013 và năm 2013 đạt con số dư nợ là 979,485 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18.63% trong tổng dư nợ toàn Ngân hàng.

- Dư nợ ngành lâm nghiệp năm 2010 là 41,168 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1.21%, tăng liên tục trong suốt giai đoạn 2010-2013 và năm 2013 đạt con số dư nợ là 979,485 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18.63% trong tổng dư nợ toàn Ngân hàng.

3.2.2.4.Xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay đối với nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình

Đánh giá về hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình, đề tài xem xét nhiều chính sách khác nhau, trong đó không thể bỏ qua chính sách xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay này. Chính sách xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay giúp Ngân hàng giảm thiểu những rủi ro về nợ xấu từ phía khách hàng vay cũng như giảm thiểu những rủi ro khác trong quá trình cho khách hàng vay vốn phát triển kinh tế nông hộ.

Chính sách xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay đối với nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình bao gồm các nội dung chính sau đây:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

(1) Cơ cấu nợ


Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình - 11

Chính sách đầu tiên trong xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay đối với nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình là chính sách về cơ cấu nợ.

Tại Agribank Quảng Bình, Chi nhánh áp dụng các chính sách về cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có điều kiện trả nợ, tránh xuất hiện các khoản nợ không được chi trả.

(2) Đề nghị khoanh nợ có thời hạn


Chính sách thứ hai trong xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay đối với nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình là chính sách về đề nghị khoanh nợ có thời hạn.

Chính sách này biểu hiện ở chỗ Agribank Quảng Bình quy định thời gian khoanh nợ là 05 hoặc 03 năm từ kho nông hộ vay mà không trả lãi cho Ngân hàng. Chính sách này giúp Ngân hàng khoanh vùng được các khoản nợ để có kế hoạch thu hồi nợ và giải quyết các khoản nợ xấu, nợ không có khả năng chi trả, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động cho vay phát triển kinh tế nông hộ tại Ngân hàng.

(3) Quy định các trường hợp xóa nợ


Chính sách thứ ba trong xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay đối với nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình là quy định các trường hợp xóa nợ.

Theo đó, các trường hợp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng, có thông báo của Chính Phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền thì Chi nhánh sẽ lập hồ sơ đề nghị Liên bộ BTC và NHNNVN cho phép xoá nợ cho hộ vay vốn trên địa bàn.

(4) Dùng nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp


Chính sách thứ tư trong xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay đối với nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình là dùng nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp.

Trong kế hoạch tài chính của Chi nhánh, khoản dự phòng rủi ro là khoản mục không thể bỏ qua. Trong các chính sách xử lý rủi ro tín dụng, khi các giải pháp khác không có hiệu quả, Ngân hàng sẽ dùng đến các khoản dự phòng rủi ro để bù đắp những chi phí phát sinh trong quá trình phát sinh rủi ro do cho vay không được thu hồi lại.

3.2.2.5. Chất lượng cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình

*Chất lượng cho vay trước hết thể hiện ở tổng dư nợ cho vay tăng qua các giai đoạn. Số liệu ở bảng 3.11, ta thấy:

- Tổng dư nợ năm 2010 của Agribank Quảng Bình là 3,414,772 triệu đồng, tăng lên 3,839,652 triệu đồng năm 2011, tương đương tốc độ tăng 12.44%. Sang năm 2012, dư nợ cho vay tăng lên 4,148,188 triệu đồng, tương đương tăng 8.04%. Sang năm 2013, tổng dư nợ đạt con số 5,257,129 triệu đồng, tăng 26.73% so với năm 2012.

Như vậy, tổng dư nợ của Agribank Quảng Bình tăng liên tục trong vòng bốn năm trở lại đây, với tốc độ tăng cao nhất là 26.73% giai đoạn 2013-2012.

Như vậy, dư nợ theo ngành nông nghiệp tăng liên tục, đều và ổn định trong suốt giai đoạn 2010-2013trong giai đoạn 2010-2013. Kết quả hỗ trợ bước đầu cũng đạt hiệu quả khá tốt khi mà cơ cấu dư nợ ngành chiếm tỷ trọng khá cao. Đây là thực tiễn phản ánh chất lượng hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Quảng Bình.

* Chất lượng cho vay thể hiện qua tình trạng nợ xấu


Phản ánh chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với nông hộ còn thể hiện ở tình trạng nợ xấu của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình.


Về nợ xấu và xử lý các tồn động về nợ xấu, thực trạng nợ xấu của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình có xu hướng tăng về số tuyệt đối.

Theo thống kê từ NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình, số nợ xấu toàn ngân hàng năm 2008 là 180 tỷ, tăng lên 186 tỷ năm 2009, năm 2010 là 192 tỷ, năm 2011 là

202 tỷ, năm 2012 là 216 tỷ và năm 2013 tăng lên 226 tỷ. Như vậy, giai đoạn 2009

– 2013, số nợ xấu cũng có xu hướng tăng lên, trong đó khoản nợ xấu ngoại bảng khá cao, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp như Công ty Đường Quảng Bình, Công ty Sông Gianh… Những khoản nợ của các doanh nghiệp này rất khó thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi.

Theo thống kê từ Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình, tính đến ngày 31/12/2013 của các hộ SX là 0,8%, trong đó, nợ xấu chung của Chi nhánh Quảng Bình là 1,2%. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu từ cho vay nông hộ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu ngân hàng, tuy nhiên, điều này cũng xuất phát từ đặc thù hoạt động của Ngân hàng. Việc giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa là mục tiêu trong những năm tới của Chi nhánh.

* Chất lượng cho vay thể hiện qua số hộ được tiếp cận, được cho vay và số vốn Ngân hàng bỏ ra

Tính đến nay, có khoảng 26.800 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tiếp cận được vay vốn tại NHNN&PTNT Quảng Bình. Lượng vốn mà Ngân hàng bỏ ra khoảng trên 3.800 tỷ đồng.

Tỷ lệ hộ nông dân có nhu cầu vay vốn được Ngân hàng xét duyệt cho vay khá cao, lên tới 85%. Tỷ lệ không tiếp cận được các khoản vay theo nhu cầu là khoảng 15%. Như vậy, tỷ lệ các nông hộ được vay vốn từ phía Chi nhánh là rất cao, cho thấy chất lượng tín dụng đạt hiệu quả tốt.

* Chất lượng cho vay thể hiện qua chất lượng sản phẩm và mức độ hỗ trợ nông hộ


Chất lượng cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình còn được xem xét trên hai khía cạnh sau:

(1) Chất lượng các sản phẩm cho vay hỗ trợ nông hộ


Hiện nay, số lượng các sản phẩm cho vay hỗ trợ nông hộ tại Agribank Quảng Bình đã khá đầy đủ. Ban lãnh đạo Agribank Quảng Bình cũng đã có những quan tâm đến công tác phát triển sản phẩm cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ. Bước đầu, nhìn chung, các sản phẩm đã đáp ứng được một phần nhu cầu hỗ trợ tài chính từ phía các nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

(2) Mức độ hỗ trợ từ các sản phẩm cho vay phát triển kinh tế nông hộ


Khía cạnh thứ hai trong xem xét chất lượng hoạt động cho vay của Agribank Quảng Bình xuất phát từ mức độ hỗ trợ từ các sản phẩm cho vay.

Nhìn chung, mức độ hỗ trợ của các sản phẩm cho vay đối với phát triển kinh tế ở các nông hộ hiện nay được đánh giá ở mức độ trung bình và còn tồn tại nhiều hạn chế.

Cụ thể:


- Trình độ nhận thức của nhiều nông hộ không cao, tuy nhiên, khâu tư vấn, hỗ trợ và thái độ phục vụ từ phía nhân viên tín dụng lại hạn chế nên chưa nhận được sự hài lòng từ phía khách hàng sử dụng các sản phẩm tại Ngân hàng.

- Các nông hộ trên địa bàn tỉnh tốn nhiều thời gian và chi phí đi lại để có thể hoàn tất thủ tục và sau đó phải chờ rất lâu để được xét duyệt và thẩm định.

- Kết quả hỗ trợ không đúng thời điểm các nông hộ tiến hành sản xuất mùa vụ, từ đó các sản phẩm cho vay chưa đem lại sự hỗ trợ tốt nhất cho các nông hộ trên địa bàn tỉnh.


3.3. Đánh giá chung hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ tại tỉnh Quảng Bình

3.3.1. Mặt tích cực


Nghiên cứu về kết quả cho vay của Ngân hàng Agribank Quảng Bình cũng như thực trạng hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Agribank Quảng Bình, tác giả tóm lược những mặt tích cực trong hoạt động cho vay như sau:

(1) Dư nợ theo ngành nông nghiệp tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2013.


(2) Ban lãnh đạo Agribank Quảng Bình luôn quan tâm sâu sắc đến các gói sản phẩm hỗ trợ phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế nông hộ nói riêng trên địa bàn tỉnh.

(3) Kết quả hỗ trợ bước đầu cũng đạt hiệu quả khá tốt khi mà cơ cấu dư nợ ngành chiếm tỷ trọng khá cao, đồng thời, con số dư nợ theo ngành cũng tăng liên tục, đều và ổn định trong suốt giai đoạn 2010-2013.

(4) Quy trình bao gồm đầy đủ các nội dung cụ thể của quá trình tiếp nhận, thẩm định và duyệt hồ sơ, đồng thời, quy định cụ thể các trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân liên quan như cán bộ tín dụng, trường phòng tín dụng, cán bộ kế toán cho vay hay Giám đốc Ngân hàng.

(5) Chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình đối với sự phát triển nông hộ được Ngân hàng xác định cụ thể theo từng giai đoạn, tập trung vào mục tiêu hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của các nông hộ tại địa phương thông qua các gói tín dụng hỗ trợ.

(6) Số lượng các sản phẩm cho vay hỗ trợ nông hộ tại Agribank Quảng Bình khá đầy đủ. Ban lãnh đạo Agribank Quảng Bình cũng đã có những quan tâm đến công tác phát triển sản phẩm cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân


Những hạn chế


3.3.2.1. Chất lượng các sản phẩm cho vay hỗ trợ nông hộ


Hạn chế đầu tiên trong hoạt động cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là về chất lượng các sản phẩm cho vay hỗ trợ nông hộ, cụ thể:

- Các sản phẩm cho vay hỗ trợ thường là những sản phẩm truyền thống, các sản phẩm hỗ trợ cho vay mới chưa được chú trọng nghiên cứu và ứng dụng.

- Khâu nghiên cứu và phát triển các nhóm sản phẩm mới chưa được quan tâm đúng mức.

- Các sản phẩm cho vay chưa thật sự mang tính thực tiễn cao nên khi đưa vào thực tiễn áp dụng có nhiều khó khăn.

- Các sản phẩm cho vay đối với nông hộ chưa bao hàm các nội dung phân loại theo các ngành khác nhau như hỗ trợ trong chăn nuôi, trồng trọt , lâm nghiệp hay nuôi trồng thủy sản.

3.3.2.2. Mức độ hỗ trợ từ các sản phẩm cho vay


Hạn chế thứ hai trong hoạt động cho vay của Agribank Quảng Bình xuất phát từ mức độ hỗ trợ từ các sản phẩm cho vay. Hiện nay, mức độ hỗ trợ của các sản phẩm cho vay đối với phát triển kinh tế ở các nông hộ còn nhiều hạn chế. Khi thực hiện các thủ tục liên quan đến hoạt động cho vay, người lao động trên địa bàn tỉnh phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí đi lại để có thể hoàn tất thủ tục và sau đó phải chờ rất lâu để được xét duyệt và thẩm định, vì vậy, khi được xét duyệt thì lại không hỗ trợ đúng thời điểm các nông hộ tiến hành sản xuất mùa vụ, từ đó các sản phẩm cho vay chưa đem lại sự hỗ trợ tốt nhất cho các nông hộ trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, theo đánh giá từ các khách hàng, vì trình độ nhận thức của nhiều nông hộ không cao, tuy nhiên, khâu tư vấn, hỗ trợ và thái độ phục vụ từ phía nhân viên tín dụng lại hạn chế nên chưa nhận được sự hài lòng từ phía khách hàng sử dụng các sản phẩm tại Ngân hàng.


3.3.2.3. Những hạn chế khác


Ngoài ra, hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với kinh tế nông hộ ở Quảng Bình còn gặp phải một số hạn chế xuất phát từ phía ngân hàng, cụ thể:

- Đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ hoạt động cho vay còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ.

- Công tác tuyên truyền cho người dân về các sản phẩm cho vay hỗ trợ nông hộ chưa được chú trọng đúng mức, nhiều nông hộ chưa biết đến các gói sản phẩm cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ của Ngân hàng.

- Căn văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ nói riêng chưa được hoàn thiện và hệ thống hóa.

- Quy trình cho vay của Agribank Quảng Bình ở dạng sơ đồ, nội dung còn khá đơn giản nên khi triển khai quy trình trong thực tiễn, các nội dung này không được nắm rõ bởi các nhân sự, từ đó hiệu quả triển khai quy trình kém, ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay.

- Công tác nghiên cứu thị trường, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ hiệu quả hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ còn nhiều hạn chế và bất cập.

Nguyên nhân của những hạn chế


Những hạn chế trên đây xuất phát từ những nguyên nhân, cũng là khó khăn mà Agribank Quảng Bình đang phải đối diện, cụ thể:

- Số hộ vay quá đông, món nhỏ, địa bàn xa xôi, từ đó dẫn đến công việc quá tải đối với các CBTD.

- Chi phí tăng cao từ việc địa bàn xa, số lượng hộ vay có nhu cầu quá đông.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 05/09/2024