Các Phương Pháp Nghiên Cứu Được Sử Dụng


Thực tiễn hoạt động cho vay của Agribank đối với phát triển kinh tế nông hộ tại Hải Dương cho thấy:

- Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược hỗ trợ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông hộ luôn được chú trọng tại Agribank Hải Dương.

- Ban lãnh đạo Agribank Hải Dương có sự quan tâm sâu sắc đến việc tận dụng tối đa các nguồn lực của ngân hàng, trong đó có chú trọng đặc biệt đến đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự.

- UBND tỉnh Hải Dương và các sở, ngành quan tâm hỗ trợ đầu tư "tam nông”, có nhiều mô hình kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng; khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn một cách hiệu quả.

Kết quả minh chứng cho thấy:


- Đến hết ngày 9/8/2014, tổng nguồn vốn huy động của đơn vị đạt 10.370 tỷ đồng, tăng 13%; tổng dư nợ đạt 8.167 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cuối năm 2013.

- Dòng vốn cho vay của Agribank Hải Dương đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

- Giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp ngày càng tăng; nhiều vùng nông sản, thủy sản tập trung được hình thành; nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

- Agribank Hải Dương đã thực hiện tốt các chương trình cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, cho vay qua tổ chức hội, cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và cho vay phát triển nông thôn mới.

1.2.4.2. Những bài học rút ra

Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình - 6


* Bài học về chủ trương, chính sách của Nhà nước


Các chủ trương, chính sách của Nhà nước về giao quyền sử dụng đất lâu dài của nông hộ đã đạt được nhiều thành công trong những năm qua, vì vậy trong giai


đoạn tới, Nhà nước cần tiếp tục bổ sung những chủ trương, chính sách khác nhằm hỗ trợ hiệu quả cho quá trình cho vay hỗ trợ kinh tế nông hộ.

* Bài học về kỹ thuật, công nghệ

Phát triển kinh tế nông hộ không thể tách riêng ra khỏi những ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Vì vậy, các địa phương cần chú trọng đến các giải pháp về ứng dụng kỹ thuật, khoa học, công nghệ hiện đại cũng như nâng cao kiến thức và kỹ năng của các thành viên trong nông hộ để ứng dụng hiệu quả những kỹ thuật tiên tiến này.

* Bài học về phá vỡ tính tự phát của nông dân trong sản xuất và phát triển nông nghiệp

Hiện nay, nhiều bộ phận các nông hộ vẫn còn mang tính tự phát trong sản xuất và phát triển nông nghiệp, vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính chủ động của nông dân trong nâng cao hiệu suất lao động, nâng cao năng suất kinh tế là điều rất quan trọng.

Bên cạnh đó, các đơn vị như ngân hàng cần chú trọng đến các nội dung sau để hiệu quả hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ từ các sản phẩm cho vay đạt hiệu quả cao hơn:

- Luôn có phương châm hoạt động.

- Đơn giản hóa thủ tục.

- Chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung nghị định và các văn bản hướng dẫn từ phía Chính Phủ, Nhà nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng khi có nhu cầu vay vốn.

- Công tác thu hồi vốn và lãi cho vay được tiến hành đơn giản.

- Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể

- Chú trọng công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược, định hướng phát triển và hỗ trợ phát triển.

- Chú trọng phát huy các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực con người.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Để làm nền tảng cho phân tích thực trạng ở chương ba và bốn của đề tài, nội dung của chương một được xây dựng với mục tiêu tổng quan về tình hình nghiên cứu và hệ thống hóa lại các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ.

Ở phần đầu của chương một, tác giả đã tổng quan lại về tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước để nhìn nhận về tính trùng lặp của đề tài.

Sau đó, tác giả tổng hợp lại các khái niệm về hộ, nông hộ và kinh tế nông hộ, vai trò của kinh tế nông hộ, đồng thời cũng nêu lên ý kiến cá nhân tác giả về những khái niệm này.

Ngoài ra, chương một cũng đã nhìn nhận lại tình hình và xu hướng phát triển kinh tế nông hộ tại Việt Nam và Quảng Bình, đặc biệt đã phân tích về nhu cầu vốn và sự phát triển kinh tế nông hộ.

Tiếp đó, Nội dung và những hình thức cho vay của các ngân hàng tới nông hộ và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp cũng được làm rõ các nội dung về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các ngân hàng trong việc vay phát triển kinh tế nông hộ bao gồm: Các nhân tố thuộc về hộ sản xuất nông nghiệp, các nhân tố thuộc về nội bộ các ngân hàng và các nhân tố về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động cho vay của ngân hàng và kinh tế nông hộ.

Cuối cùng, nội dung của chương một cũng đã tổng hợp một số kinh nghiệm hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến nông hộ của một số địa phương trong nước, cụ thể tại Điện Biên và Hải Dương, từ đó rút ra các bài học có thể áp dụng đối với địa bàn tỉnh Quảng Bình.


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

2.1. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp


Dữ liệu thứ cấp bao gồm tất cả những dữ liệu mà tác giả có thể lấy được từ sách, báo, internet và nhiều nguồn khác như thư viện, tivi, ….mà có liên quan đến phát triển kinh tế nông hộ nói riêng và hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung, xét trong phạm vi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình.

Tác giả sẽ thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu uy tín và có căn cứ khoa học, ví dụ như các sách, giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các báo cáo khoa học khác. Các nguồn tài liệu này sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau của chương này.

Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là nó sẵn có, không tốn thời gian để tìm kiếm và thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nước vì không giới hạn về mặt địa lý, từ đó nguồn dữ liệu rất phong phú và đa dạng để thu thập và sử dụng trong luận văn. Tuy nhiên, đây là những dữ liệu đã được nghiên cứu và đánh giá trước đó bởi những tác giả trước nên việc áp dụng các dữ liệu này vào đề tài nghiên cứu trong thời điểm nghiên cứu sẽ sai lệch về thời gian và kết quả vì thế sẽ không chính xác.

Đề tài này sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm sử dụng các dữ liệu này để làm dữ liệu phụ, còn dữ liệu chính sẽ là các dữ liệu sơ cấp được thu thập tại thời điểm nghiên cứu đề tài.

2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp


Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu, những thông tin được thu thập bởi chính người nghiên cứu trong thời điểm nghiên cứu đề tài. Dữ liệu sơ cấp không bao gồm các dữ liệu đã được nghiên cứu trước đây về đề tài phát triển kinh tế nông hộ


và vai trò của hoạt động cho vay ngân hàng trong phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, xét trong phạm vi ngân hàng Agirbank Quảng Bình.

Ưu điểm của dữ liệu sơ cấp là nó phù hợp với đề tài nghiên cứu, bởi phát sinh từ nhu cầu cần thiết các số liệu, dữ liệu dành riêng cho báo cáo, công trình này nên các dữ liệu sơ cấp mới được thu thập. Tuy nhiên, nguồn dữ liệu sơ cấp hạn chế về độ tin cậy của dữ liệu, đòi hỏi tác giả phải có các căn cứ chọn mẫu vững chắc, xử lý số liệu hiệu quả để tăng độ chính xác và hiệu quả của các dữ liệu sơ cấp.

Để thu thập được các dữ liệu sơ cấp này, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát: Quan sát cá nhân/nhóm cán bộ thực hiện các hoạt động liên quan đến cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ cho các hộ nông dân tại tỉnh Quảng Bình.

- Phương pháp khảo sát: Điều tra, khảo sát một số nông hộ nhận được sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình để phát triển kinh tế nông hộ.

- Phương pháp liên lạc: Thông qua Email, điện thoại, phỏng vấn cá nhân để thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp.

2.1.3. Chọn mẫu phỏng vấn


Bảng hỏi được sử dụng như cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp phổ biến dùng trong đề tài nghiên cứu “Hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Bình”.

Bảng hỏi được tác giả thiết kế thành hai dạng:


- Bảng hỏi tự quản lý


Mặc dù sử dụng bảng hỏi tự quản lý tốn nhiều thời gian hơn và không phù hợp trong trường hợp thu thập mẫu dữ liệu lớn nhưng độ tin cậy dữ liệu sẽ cao hơn do câu hỏi được hỏi trực tiếp từ tác giả và nhìn thấy hành vi của đáp viên.


Đề tài này sẽ sử dụng bảng hỏi tự quản lý để phỏng vấn các đơn vị nhận hỗ trợ cho vay phát triển kinh tế nông hộ từ Agirbank Quảng Bình.

Các mẫu điều tra được chọn ở đây bao gồm: Đơn vị 1: 20 hộ điều tra tại huyện Lệ Thuỷ. Đơn vị 2: 16 hộ điều tra tại tại huyện Minh Hóa. Đơn vị 3: 20 hộ điều tra tại huyện Quảng Ninh. Đơn vị 4: 14 hộ điều tra tại huyện Tuyên Hóa.

- Bảng hỏi đóng


Bảng hỏi đóng được tác giả nghiên cứu và thiết kế dành cho các mẫu nghiên cứu là các cán bộ nằm trong phòng tín dụng Agribank Quảng Bình, đặc biệt là các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ nói chung và đối với các nông hộ được chọn là khách thể nghiên cứu của đề tài nói riêng.

Áp dụng bảng hỏi đóng sẽ tốn ít thời gian hơn, có thể thực hiện nhiều cách thu thập dữ liệu như khảo sát qua email hoặc qua thư khảo sát, nhưng tác giả áp dụng phương án khảo sát bằng cách đưa bảng hỏi trực tiếp cho các khách thể và thu lại bảng khảo sát để xử lý sau đó. Tác giả không hỏi trực tiếp đáp viên mà để đáp viên suy nghĩ và tự trả lời các câu hỏi.

Ngoài ra, bảng hỏi đóng cũng được dùng để phỏng vấn và điều tra, khảo sát các cán bộ tại UBND huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh, Lệ Thủy và Phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp của các đơn vị này.

Nội dung chính mà tác giả sẽ tiến hành điều tra, khảo sát các khách thể là về hiệu quả của của gói sản phẩm hỗ trợ cho vay phát triển kinh tế nông hộ của Ngân hàng Agribank Quảng Bình. Các câu hỏi sẽ xoay các nội dung liên quan đến sự hỗ trợ và những tác động mà các chương trình cho vay này mang lại. Câu trả lời của các đáp viên sẽ tập trung vào các mức độ hài lòng, đánh giá tùy thuộc theo phạm vi của câu hỏi, ví dụ như đánh giá về thái độ của nhân viên thì sẽ có ba cấp


độ : Nhiệt tình, cởi mở, bình thường hay thiếu thân thiện, cởi mở. Dựa vào các cấp độ này mà khách hàng sẽ có lựa chọn để tác giả thu thập các dữ liệu liên quan.

Nội dung bảng hỏi được đính kèm chi tiết trong phụ lục 01 của luận văn này.


2.1.4. Phân tích, xử lý số liệu


Phương pháp phân tích, xử lý số liệu được tác giả sử dụng là các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ như phần mềm Excel để tính toán cả chỉ tiêu và phần mềm Word để ghi nhận lại các thông tin phỏng vấn từ phía các đáp viên được chọn làm mẫu nghiên cứu. Trong đó, phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận văn này.

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính và là công cụ hữu hiệu trong tính toán, tổng hợp các dữ liệu sơ cấp thu thập được.

Tác giả sử dụng phương pháp này với hai nguyên tắc cơ bản:


- Gốc để so sánh: là số liệu của kỳ trước, số liệu của các năm, các giai đoạn trước...


- Các chỉ tiêu sử dụng


+ So sánh bằng số liệu tuyệt đối: Để thấy được sự biến động về khối lượng, quy mô của các hạng mục qua các thời kỳ.

+ So sánh bằng số tương đối: Để thấy được tốc độ phát triển về mặt qui mô qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau.

+ So sánh theo chiều dọc: Nhằm xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu trong một kỳ của từng báo cáo tài chính so với các kỳ khác.

+ So sánh theo chiều ngang: Đánh giá chiều hướng biến động của từng chỉ tiêu qua các kỳ.

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng hệ thống một số chỉ tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế nông hộ, hiệu quả hỗ trợ từ các giải pháp cho vay, ví dụ như số lượng, chất lượng sản phẩm cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông


hộ, sự phản hồi và ý kiến đánh giá hài lòng hay không hài lòng về các gói SPDV hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ từ các hộ nông dân được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng hình ảnh, tính chất của biểu đồ thị, biểu đồ để thấy được sự biến động, cơ cấu, vai trò của các khoản mục và từ đó phân tích mối quan hệ, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích liên quan đến hiệu quả cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ.

2.2. Nguồn dữ liệu


Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp chọn mẫu, điều tra, khảo sát từ CBCNV làm việc tại bộ phận cho vay của Agribank Quảng Bình và các hộ nông dân được nhận hỗ trợ cho vay phát triển kinh tế nông hộ từ phía ngân hàng, thông qua phương pháp xử lý số liệu thu được từ các phiếu điều tra, bảng hỏi đóng và bảng hỏi mở do tác giả đề tài tự thiết kế.

Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo khoa học, các luận văn tham khảo uy tín, các thông tin từ các trang điện tử , báo điện tử của tỉnh Quảng Bình và các báo cáo, tài liệu liên quan đến hoạt động phát triển kinh tế nông hộ nói chung và hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ từ các ngân hàng, trong đó có Agribank Quảng Bình nói riêng.

Cụ thể, nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm:


- Báo cáo tài chính giai đoạn 2009 – 2013 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình.

- Báo cáo kết quả hoạt động huy động vốn của Agribank Quảng Bình.


- Báo cáo kết quả hoạt động cho vay của Agribank Quảng Bình.


- Danh mục các sản phẩm cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại Agribank Quảng Bình.

- Báo cáo kết quả hỗ trợ cho vay cho các nông hộ tại Agribank Quảng Bình.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 05/09/2024