ở đó, mục tiêu của từng nhân viên, của toàn bộ nhân viên là làm hài lòng khách hàng của họ, nơi mà cơ cấu tổ chức của cơ sở cho phép họ làm điều này. Trong quan niệm về chất lượng toàn diện, khách hàng là “ thượng đế”. Điều này có nghĩ là công việc của mỗi thành viên trong tổ chức phải hướng đến phục vụ khách hàng ở mức độ tốt nhất có thể. Đó là cung ứng cho khách hàng những thứ họ cần, đúng lúc họ cần và theo cách thức họ cần, thoả mãn và vượt cả những mong đợi của họ [64].
Quản lý chất lượng tổng thể là bậc cao nhất nếu so sánh với các cấp độ khác nhau trong quản lý chất lượng. Tính thứ bậc của quan hệ chất lượng trong quản lý có thể khái quát theo sơ đồ dưới đây (Phỏng theo sơ đồ của Sallis E) [102]:
Sơ đồ 1.1: Các cấp độ quản lý chất lư ng (Sallis 1993)
1.2.2.2. Đảm bảo chất lượng,
a) Đảm bảo chất lượng
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 ĐBCL: là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng (thuật ngữ “thực thể” “đối tượng” bao gồm cả thuật ngữ sản phẩm, nhưng bao trùm một phạm vi rộng hơn).
“ĐBCL là những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, hành động, công cụ, quy trình và thủ tục mà thông qua việc sử dụng chúng có thể đảm bảo rằng sứ mạng và mục tiêu đang được thực hiện, các chuẩn mực đang được duy trì và nâng cao” (SEAMEO, 2002). ĐBCL là thuật ngữ chung, đề cập đến các biện pháp và cách tiếp cận được sử dụng để nâng cao chất lượng đào tạo (SEAMEO, 2003).
Trong ĐTN CNTT trình độ CĐ, ĐBCL là một quá trình liên tục: thiết lập, xây dựng hệ thống quản lý, đánh giá, kiểm soát, duy trì, khắc phục và cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đạt được mục đề ra của các doanh nghiệp.
b) Mục đích của hoạt động ĐBCL trong ĐT nghề CNTT trình độ CĐ
ĐBCL với mục đích phòng chống sai phạm ngay từ khâu đầu tiên, đảm bảo rằng không có sản phẩm bị lỗi sau quá trình đào tạo; hay giúp cho tổ chức làm đúng ngay từ đầu, làm đúng tại mọi thời điểm; hoặc tìm ra các lỗi và khắc phục ngay.
ĐBCL là cơ sở cho hoạt động cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, nhằm đánh giá và phục vụ cho mục đích nâng cao chất lượng; là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến việc cải cách, đổi mới và hoạch định tương lai của các CSDN. Với vai trò đa dạng của mình, ĐBCL đem lại lợi ích cho cả quốc gia, đáp ứng mong đợi của cộng đồng xã hội đối với CSDN.
ĐBCL tăng cường tính linh hoạt của hệ thống dạy nghề. Mỗi bộ tiêu chuẩn quốc gia và quá trình áp dụng các chuẩn trong ĐBCL sẽ góp phần tăng cường năng lực của quốc gia đó trong việc xây dựng những cơ sở dữ liệu so sánh trong toàn bộ hệ thống giáo dục - đào tạo của mình cũng như khả năng liên thông giữa các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Bản chất của quản lí QTĐT nghề CNTT trình độ CĐ tiếp cận ĐBCL: Là xây dựng, vận hành, luôn cải tiến một hệ thống quản lí tác động vào các yếu tố: đầu vào, QTĐT, đầu ra, và các khâu của quá trình ĐTN theo một trình tự, quy trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đem lại hiệu quả CL trong công tác ĐT nghề CNTT và làm thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
1.3. Một số mô hình ĐBCL
1.3.1. Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model) - SEAMEO
Đây là mô hình quản lí toàn bộ quá trình đào tạo đảm bảo chất lượng các cấp từ đầu vào, quá trình, đầu ra và khả năng tham gia vào thị trường lao động. Mô hình này đưa ra 5 yếu tố để đánh giá như sau:
- Đầu vào: Sinh viên, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế, luật định, tài chính, v.v…
- Quá trình đào tạo: Phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo, v.v…
- Kết quả đào tạo: Mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của sinh viên.
- Đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội.
- Hiệu quả: Kết quả của giáo dục đại học và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.
Dựa vào 5 yếu tố đánh giá trên các học giả đã đưa ra 5 khái niệm về chất lượng giáo dục đại học như sau:
- Chất lượng đầu vào: Trình độ đầu vào thỏa mãn các tiêu chí, mục tiêu đề ra.
- Chất lượng quá trình đào tạo: Mức độ đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy và học và các quá trình đào tạo khác.
- Chất lượng đầu ra: Mức độ đạt được của đầu ra (SV tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học và các dịch vụ) so với Bộ tiêu chí hoặc so với mục tiêu đã định sẵn.
- Chất lượng sản phẩm: Mức độ đạt các yêu cầu công tác của SV tốt nghiệp qua đánh giá của chính bản thân SV, của cha mẹ, của cơ quan công tác và của xã hội.
- Chất lượng giá trị gia tăng: Mức độ năng lực của sinh viên tốt nghiệp (kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm) đóng góp cho xã hội và đặc biệt là hệ thống giáo dục.
1.3.2. Mô hình CIPO
Triết lí về quản lí chất lượng giáo dục theo mô hình CIPO là chất lượng giáo dục của một cơ sở đào tạo bao gồm 03 thành tố: Đầu vào (input), Quá trình (Process) và Đầu ra (Outcome) đặt trong từng bối cảnh cụ thể của nhà trường (context) và được xác định bởi 10 yếu tố sau:
- Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên để có động cơ học tập chủ động.
- Giáo viên thạo nghề và được động viên đúng mức.
- Phương pháp và kỹ thuật dạy và học tích cực.
- Chương trình giáo dục thích hợp với người dạy và người học.
- Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng giảng dạy và học tập, học liệu và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng
- Môi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an toàn, lành mạnh.
- Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả giáo dục.
- Hệ thống quản lý giáo dục được mọi người tham gia, có tính dân chủ.
- Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục.
- Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bình đẳng (chính sách và đầu tư).
Các yếu tố này tạo nên chất lượng của một cơ sở giáo dục. Có thể sắp xếp các yếu tố này theo sơ đồ sau (CIPO):
Đầu vào (Input)
- Các nguồn lực
- Chương trình giáo dục
- Giáo viên, CSVC, …
Quá trình (Process)
- Quá trình dạy và
học
- Hệ thống kiểm tra đánh giá, …
Đầu ra (Outcome)
- Người học khoẻ mạnh, việc làm.
- Các thông tin đầu
ra …
Bối cảnh (Context)
- Bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Sự tham gia của cộng đồng
Sơ đồ 1.2: Mô hình CIPO
Như vậy, có thể hiểu chất lượng của một CSDN là chất lượng của 3 thành phần cơ bản: Chất lượng đầu vào (Input); chất lượng quá trình dạy - học (Process); chất lượng kết quả đầu ra (Outcome). Các thành phần này cần được xem xét trong một bối cảnh cụ thể của từng nhà trường.
1.3.3. Mô hình ĐBCL các trường đại học khối ASEAN (AUN)
Mô hình chất lượng của AUN-QA bao gồm các khía cạnh liên quan đến chiến lược, hệ thống và chiến thuật và phụ thuộc vào cả ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài, trong đó có kiểm định chất lượng (KĐCL), mô hình này được áp dụng cho các trường đại học của ASEAN và thống nhất giữa khung ĐBCL vùng và quốc tế.
AUN-QA có 3 mô hình ĐBCL: ĐBCL cấp Trường (Institutional Level), Hệ thống ĐBCL bên trong (Internal QA System) và ĐBCL cấp CTĐT (QA at Programme Level)
- Mô hình ĐBCL cấp Trường (phiên bản 2, 6-2016), mô hình cụ thể như sau:
ĐBCL về chiến lư c | ĐBCL về h thống | ĐBCL về thực hi n chức năng | Kết quả hoạt động | |||
1. Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa; 2. Quản trị; 3. Lãnh đạo và quản lý; 4. Quản trị chiến lược; 5. Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng; 6. Quản lý nguồn nhân lực; 7. Quản lý tài chính và cơ sở vật chất; 8. Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại | 9. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong; 10. Tự đánh giá và đánh giá ngoài; 11. Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong; 12. Nâng cao chất lượng | 13. Tuyển sinh và nhập học; 14. Thiết kế và rà soát chương trình dạy học; 15. Giảng dạy và học tập; 16. Đánh giá người học; 17. Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học; 18. Quản lý nghiên cứu khoa học; 19. Quản lý tài sản trí tuệ; 20. Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học; 21. Kết nối và phục vụ cộng đồng | 22. Kết quả đào tạo; 23. Kết quả nghiên cứu hoa học; 24. Kết quả phục vụ cộng đồng; 25. Kết quả tài chính và thị trường | |||
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG - ĐỐI SÁNH QUỐC TẾ |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lí Đtn Của Một Số Nước Trên Thế Giới Theo Tiếp Cận Đbcl
- Bảng Tham Chiếu Quản Lí Qtđt Nghề Tiếp Cận Đbcl Giữa Öc Và Vi T Nam
- Chất Lượng Và Đảm Bảo Chất Lượng
- Xây Dựng Chuẩn Đầu Ra Theo Đặc Thù Của Nghề Cntt
- Quản Lí Cơ Sở Vật Chất, Đường Truyền (Mạng Lan, Mạng Internet)
- Thực Hiện Hoạt Động Kiểm Soát Sản Phẩm Không Phù Hợp Và Cải Tiến Hệ Thống
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
Sơ đồ 1.3: Đảm bảo chất lư ng cấp Trường - AUN
Mô hình có 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí, trong đó: ĐBCL về chiến lược có 8 tiêu chí; ĐBCL về hệ thống, có 4 tiêu chí; ĐBCL về thực hiện chức năng, cps 9 tiêu chí; ĐBCL về thực hiện chức năng, có 4 tiêu chí. [95]
- Mô hình ĐBCL bên trong, cụ thể như sau:
Các công cụ giám sát | Tiến bộ của sinh viên | Tỷ lệ: bỏ học, tốt nghiệp | Phản hồi của TTLĐ, cựu SV | Thực hiện Nghiên cứu | |
Các công cụ đánh giá | Sinh viên đánh giá | Đánh giá khóa học + CT học | Đánh giá nghiên cứu | Đánh giá dịch vụ | |
Các QT ĐBCL đặc biệt | Đảm bảo việc kiểm tra thi cử | Nhân viên đảm bảo chất lượng | Các trang thiệt bị ĐBCL | ĐBCL hỗ trợ SV | |
Các công cụ ĐBCL | Phân tích SWOT | Thẩm định giữa các trường | Hệ thống thông tin | Sổ tay chất lượng | |
CÁC VIỆC TIẾP THEO |
Sơ đồ 1.4: Đảm bảo chất lư ng bên trong - AUN
Mô hình có 11 tiêu chuẩn bao phủ những lĩnh vực sau: khung đảm bảo chất lượng trong; các công cụ giám sát; các công cụ đánh giá; các quy trình ĐBCL đặc biệt; các công cụ ĐBCL đặc biệt; các hoạt động đối sánh trong nước và quốc tế và các hoạt động cải tiến chất lượng [94].
- Mô hình ĐBCL cấp chương trình đào tạo (phiên bản 3.0), như sau:
Bản mô tả chương trình đào tạo | Cấu trúc và nội dung CT đào tạo | Cách tiếp cận dạy và học | Đánh giá sinh viên | ||||
Kết quả học tập mong đợi | Chất lượng giảng viên | Chất lượng cán bộ hỗ trợ | Chất lượng SV và hỗ trợ SV | Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng | Thành tựu đạt được | ||
Nâng cao chất lượng | |||||||
Đầu ra | |||||||
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỐI SÁCH TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ |
Sơ đồ 1.5: Đảm bảo chất lư ng cấp chương trình - AUN
Mô hình có 11 tiêu chuẩn, bao gồm (1): Nhu cầu các bên liên quan, Kết quả học tập mong đợi; (2): Bản mô tả chương trình đào tạo; (3): Cấu trúc nội dung chương trình đào tạo; (4): Cách tiếp cận dạy và học; (5): Đánh giá sinh viên; (6): Chất lượng giáo viên; (7): Chất lượng cán bộ hỗ trợ; (8): Chất lượng sinh viên và hỗ trợ sinh viên; (9): Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng; (10): Nâng cao chất lượng; (11): Đầu ra, Thành tựu đạt được, ĐBCL và đối sách trong nước, quốc tế [94]
Các mô hình ĐBCL của AUN-QA được xây dựng chú trọng tới đào tạo theo chuẩn đầu ra, đáp ứng sự hài lòng của các bên liên quan. Do vậy, từ tiêu chuẩn đến tiêu chí và đến các chỉ số đánh giá đều tập trung đánh giá theo một quy trình khép kín từ mục đích, mục tiêu, sự tham gia của các bên liên quan và sự hài lòng của họ.Việc lựa chọn kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA nhằm giúp các trường biết đơn vị mình và chương trình đào tạo của mình đã đạt đến cấp độ nào trên thang đánh giá của khu vực. Tiếp nữa, để phát hiện đơn vị đào tạo và chương
trình đào tạo còn tồn tại những gì cần khắc phục nhằm đảm bảo đơn vị đào tạo, chương trình đạt chất lượng ngang tầm các đơn vị đào tạo và chương trình cùng lĩnh vực trong khu vực ASEAN.
1.3.4. Mô hình ISO 9001: 2000
Với quan điểm các cơ sở đào tạo là một loại hình dịch vụ xã hội, một số nước đã và đang áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 với yêu cầu cơ bản là hình thành ở các cơ sở đào tạo hệ thống quản lý chất lượng.
Các nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000
- Chất lượng sản phẩm là do hệ thống quản trị chất lượng quyết định
- Làm đúng ngay từ đầu tức là làm việc không có lỗi ở mọi khâu. Làm đúng ngay từ đầu sẽ cho chất lượng tốt nhất, tiết kiệm nhất, chi phí thấp nhất.
- Đề cao phương thức quản lý theo quá trình. Lấy phòng ngừa là chính ở mọi khâu tác nghiệp với nhiều biện pháp được tiến hành thường xuyên với công cụ hữu hiệu như kiểm soát chất lượng bằng thống kê (Statistical Quality Control); cơ chế tự kiểm tra, giám sát theo các chuẩn, mực..v.v..
- Tăng cường chất lượng, hiệu quả quản trị với hai phương pháp quản trị: quản trị theo mục tiêu (Management by Objective) và quản trị theo quá trình (Management by Proces)
- Thực hiện quy tắc 5 W và 1 H: Who: Ai làm?; What: Làm việc gì?; Where: Làm việc đó ở đâu?; When: Làm khi nào?; Why: Tại sao làm việc đó?; How: Làm việc đó như thế nào?
- Thực hành quản lý chất lượng theo ISO là quá trình tuân thủ chặt chẽ theo các yêu cầu sau:
+ Viết những gì đã làm (Write what is already done)
+ Làm những gì đã viết (Do what you have written)
+ Kiểm tra những việc đang làm so với những gì đã viết (Verify that you are doing what is written)
+ Lưu hồ sơ (Keep recoprds)
+ Xem xét duyệt lại hệ thống một cách thường xuyên (Review the system regularly).
1.3.5. Mô hình QL chất lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM)
Mô hình quản lý chất lượng tổng thể - một mô hình cũng có xuất xứ từ thương mại và công nghiệp nhưng tỏ ra phù hợp hơn với giáo dục. Đặc trưng của mô hình quản lý chất lượng tổng thể là ở chỗ nó không áp đặt một hệ thống cứng nhắc cho bất kì cơ sở đào tạo nào, nó tạo ra một nền “Văn hóa chất lượng” bao trùm lên toàn bộ quá trình đào tạo. Triết lý của quản lý chất lượng tổng thể là tất cả mọi người bất kỳ thời điểm nào cũng đều là người quản lý chất lượng của phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất, với mục đích tối cao là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, như sau [14]:
i) Cải tiến liên tục
Triết lý quan trọng nhất của quản lý chất lượng tổng thể là cải tiến không ngừng, và có thể đạt được do quần chúng và thông qua quần chúng. Sự cải tiến liên tục này được thể hiện trong kế hoạch chiến lược của trường bằng các chu kỳ cải tiến, nâng cao dần theo vòng xoáy ốc từ lợi ích trước mắt đến lợi ích lâu dài, từ trình độ xuất phát ở một thời điểm nhất định vươn không ngừng tới các trình độ cao hơn.
Trong công tác bảo đảm chất lượng trong các ngành dịch vụ như giáo dục, chúng ta khổng thể xác định được một sản phẩm “không mắc lỗi” mà không làm giảm đi nhiều khả năng có thể đạt được mức độ hoàn hảo. Do đó, quá trình ĐBCL nhất thiết phải xuất phát từ một hệ thống bảo đảm chất lượng mà trong đó có sự chú trọng đến khái niệm “Cải tiến chất lượng liên tục”. Khái niệm một sinh viên tốt nghiệp đạt chất lượng là “không mắc lỗi” được xét theo một cách rất hạn chế - vì đó là trên phương diện những bằng cấp tối thiểu.
ii) Cải tiến từng bước
Quản lý chất lượng tổng thể được thực hiện bằng một loạt dự án quy mô nhỏ có mức độ tăng dần. Về tổng thể, quản lý chất lượng tổng thể có quy mô rộng, bao quát toàn bộ hoạt động của một trường, song việc thực hiện nhiệm vụ đó trong thực tế lại có quy mô hẹp, khả thi, thiệt thực và có mức độ tăng dần. Sự can thiệp mạnh không phải là phương sách tốt để tạo ra sự chuyển biến lớn trong quản lý chất lượng