Hiện Trạng Tài Nguyên Và Môi Trường Gắn Với Các Hoạt Động Du Lịch Tỉnh Bình Thuận


dịch vụ, nâng cao trình độ nghiệp vụ, phong cách phục vụ và tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị.

b). Các dịch vụ khác


- Để phục vụ nhu cần giải trí của khách du lịch, tỉnh Bình Thuận đã triển khai xây dựng các điểm vui chơi giải trí và xây dựng các nhà hàng có quy mô lớn và tiện nghi để thu hút và phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, các cơ sở vui chơi - giải trí – thể thao còn ít, quy mô nhỏ, hình thức đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Việc đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp ven biển, trên đảo là một đòi hỏi cấp bách của du lịch Bình Thuận đảm bảo sự phát triển lâu dài.

- Hoạt động kinh doanh lữ hành đang từng bước phát triển, toàn tỉnh hiện có 01 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 36 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 36 hộ kinh doanh đại lý lữ hành, bán vé xe vận chuyển khách du lịch.

Nhận xét: Nhìn chung hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch Bình Thuận từ năm 2005 đến nay đã được cải thiện đáng kể, phục vụ đắc lực cho sự phát triển du lịch bền vững của tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng thiếu đồng bộ trong quản lý các cơ sở dịch vụ du lịch và kinh doanh du lịch là một trong những nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên du lịch, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững.

(5). Cơ sở hạ tầng du lịch a). Hệ thống giao thông

Giao thông là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch. Toàn tỉnh hiện có các trục, tuyến giao thông chính như sau:

- Mạng đường bộ trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 3.205 km, trong đó: tuyến quốc lộ dài 375 km (chiếm 11% chiều dài đường bộ); đường tỉnh và huyện dài 648,8 km (20,2%); đường huyện, đường đô thị và liên xã dài 648 km (20,1%) và đường nông thôn 1.533 km (47,9%).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.


- Các tuyến trục đường giao thông liên tỉnh (QL.1, QL.28, QL.55) kết nối với bên ngoài được đầu tư nâng cấp bước đầu tạo điều kiện giao lưu kinh tế - thương mại thông suốt và thúc đẩy phát triển kinh tế các huyện.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 7

- Quốc lộ 1 chạy dọc Bắc - Nam qua nhiều huyện trong tỉnh, với chiều dài 180,5 km, được mở rộng nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (nền đường 12m, mặt đường bê tông nhựa rộng 10,5m), có 21 cầu đạt trọng tải H30.

- Quốc lộ 28 nối Phan Thiết với tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên, đoạn qua địa phận tỉnh Bình Thuận dài 42 km, được cải tạo nâng cấp đạt cấp IV & cấp V tuỳ từng đoạn, với mặt cắt nền đường 9-10 mét, mặt đường 6-7 mét, kết cấu thảm bê tông nhựa, một số đoạn qua khu dân cư đạt tiêu chuẩn cấp trục chính đô thị.

- Quốc lộ 55 kết nối Bình Thuận với Thành phố Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên, chiều dài qua tỉnh Bình Thuận 152,2 km. Tuyến đường này đang xuống cấp nghiêm trọng, mới chỉ có đoạn qua huyện Hàm Tân dài 46 Km vừa được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng (nền 9m, mặt đường 6m kết cấu bê tông nhựa).

- Các tuyến đường tỉnh lộ do tỉnh quản lý có 21 tuyến với tổng chiều dài 648,8 km, chủ yếu là đường cấp IV, cấp V (chỉ có 30 km đạt cấp III), vẫn còn đến 179,5 km là đường cấp phối và 47,3 Km là đường đất. Các tuyến đường (phần lớn là các đường miền núi) là đường đất hoặc đường đá dăm cấp phối. Chất lượng nền và mặt đường không đồng đều trên toàn tuyến, phần lớn là đường xấu.

- Hệ thống đường huyện có tổng chiều dài 648,2 km (huyện quản lý), hầu hết thuộc loại đường tương đương cấp IV, trong đó mới có 110,7 km đường bê tông nhựa

+129,6 km đường láng nhựa; còn phần lớn là đường cấp phối, đá dăm và đường kẹp đất (dài 407,9 km, chiếm gần 63%) với mặt đường hẹp, một số tuyến không có mặt đường gây ảnh hưởng cho các phương tiện đi lại, nhất là vào mùa mưa lũ. Các tuyến đường này thường ngắn, chưa tạo thành đường liên huyện.

- Mạng lưới giao thông nông thôn có tổng chiều dài 1.533 km; trong đó chỉ có 46,5 km đường cấp phối (3%), phần lớn là đường đất (1.486 km, chiếm 97% tổng chiều


dài), chưa đạt tiêu chuẩn đường GTNT quy định. Hầu hết các xã đều có đường ô tô

đến trung tâm xã, ngoại trừ các xã vùng hải đảo và huyện đảo Phú Quý.


Thành công nhất trong những năm gần đây đối với du lịch Bình Thuận là việc mở rộng các con đường huyết mạch, nhất là trục hướng về Mũi Né. Mặc dù phải khắc phục nhiều trở ngại của thiên nhiên như phải xây kè che chắn chống hiện tượng xói mòn, lở biển, phải xây tường ngăn cát chống hiện tượng cát tuôn từ các đồi cao xuống khi thời tiết xấu, chỉ trong một thời gian ngắn, trục lộ này đã được mở rộng kịp thời. Ngày nay, đoạn đường này trở nên sáng đẹp. Nhiều khu du lịch được xây dựng tạo cảnh quan hấp dẫn, việc đi lại rất thuận tiện. Việc nối dài con đường sát biển từ Phan Thiết, Mũi Né tới Bàu Trắng thuộc huyện Bắc Bình và thắng tới làng du lịch Cổ Thạch gần thị trấn Liên Hương huyện Tuy Phong tạo nên một xa lộ dọc bờ biển có nhiều cảnh quan đặc sắc đáp ứng lòng mong mỏi của du khách muốn ngao du, thưởng ngoạn cảnh quan trữ tình của Bình Thuận. Con đường từ Phan Thiết tới mũi Khe Gà được hoàn tất du khách có điều kiện thuận lợi tham quan du lịch dài ngày, nghỉ dưỡng lâu hơn tại Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch bền vững của tỉnh.

Cùng với Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt thống nhất Bắc-Nam chạy dọc chiều dài tỉnh dài khoảng 180 km, qua thành phố Phan Thiết và hầu hết các huyện trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh dọc tuyến có 13 ga đường sắt, trong đó ga chính Mương Mán và còn lại là ga hỗn hợp, phục vụ các tàu khách và tầu hàng thông qua. Tuyến nhánh đường sắt Mương Mán - Phan Thiết dài 11,8 Km chủ yếu phục vụ tàu khách địa phương và một phần nhỏ hàng hoá thông qua. Tuy nhiên, do TP Phan Thiết phát triển nhanh nên ga đi vào nội thành gây ảnh hưởng đến giao thông nội thị, nên đã có giải pháp di dời ra khỏi thành phố. Ga quan trọng nhất là ga Mương Mán nhưng nằm cách xa trung tâm thành phố Phan Thiết, các dịch vụ vận chuyển đưa đón khách chưa phát triển, hầu hết khách xuống ga phải đi xe ôm, kể cả khách quốc tế, hạn chế sự thu hút khách du lịch đến Bình Thuận, hạn chế phát triển bền vững của du lịch.


Đường thuỷ: Bình Thuận là tỉnh có bờ biển dài cùng các nghề biển phát triển nên giao thông vận tải biển phát triển mạnh. Tuyến giao thông ven biển chạy dọc chiều dài 192 km. Bình Thuận hiện có 3 cảng biển chính là :

- Cảng Phan Thiết: có thể tiếp nhận tàu dưới 1.000 DWT, với công suất khoảng 0,3 triệu tấn/năm.

- Cảng Phú Quý: Cảng có thể tiếp nhận tầu trên 1.000 DWT, năng lực thông qua cảng khoảng 0,3 triệu tấn/năm và các công trình kết cấu hạ tầng và phục vụ như đê chắn sóng phía tây dài 550 mét, kè bảo vệ bờ dài 215 mét, bến tàu dài 191,4 mét, sân bãi chứa hàng rộng 16.417 m2, nhà kho rộng 270 m2 và khu văn phòng rộng 270 m2.

- Cảng cá Phan Rí và La Gi: chủ yếu là cảng phục vụ đánh bắt thuỷ sản và nghề cá, có khả năng tiếp nhận tàu thuyền đến 400 CV và là nơi neo đậu tàu thuyền của ngành thuỷ sản.

Trên địa bàn tỉnh hiện đang triển khai xây dựng một số cảng chuyên dùng: Cảng Hòn Rơm, phục vụ dịch vụ dầu khí, vận tải đại dương; Cảng Vĩnh Tân (Tuy Phong) phục vụ khu công nghịêp nhiệt điện Vĩnh Tân, Cảng Kê Gà.

Đường hàng không: Trên địa bàn tỉnh hiện có sân bay trên đảo Phú Quý, quy mô nhỏ (đường băng rộng 80 m, dài 200 m), chủ yếu phục vụ cho mục đích quốc phòng. Ngoài ra có các sân bay ở Phan Thiết, Hàm Tân và Đức Linh có điều kiện để khôi phục, trong đó sân bay Phan Thiết (quy mô 150 ha) có thể sớm đưa vào sử dụng phục vụ quốc phòng kết hợp dịch vụ dầu khí, du lịch, cứu hộ.

Nhận xét: Nhìn chung mạng lưới giao thông của tỉnh khá thuận lợi cho thông thương trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên chất lượng mạng lưới còn thấp và nhiều nơi đang xuống cấp. Hầu hết khách du lịch đến Bình Thuận bằng đường ôtô, các loại đường giao thông khác chưa được chú ý đầu tư, hạn chế việc đưa đón khách.

b). Điện, nước


- Mạng lưới điện toàn tỉnh đến nay đang trong quá trình phát triển. Các huyện và thành phố Phan Thiết đã có lưới điện quốc gia. Hiện nay, tỉnh đang chú trọng đầu


tư xây dựng Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, xây dựng các nhà máy thủy điện, nghiên cứu các nguồn năng lượng sạch, tái tạo (gió, mặt trời, thủy triều…), đầu tư phát triển năng lượng cung cấp cho đảo Phú Quý…

- Đối với hệ thống cung cấp nước cho chuyên dùng và sinh hoạt hiện nay được cấp bởi nhà máy nước Phan Thiết với công suất xây dựng 15.000 m3/ngày đêm. Các khu vực ngoại thành hầu như chưa có hệ thống cấp nước tập trung do vậy ở các khu du lịch nguồn cung cấp chính là nước ngầm tại chỗ. Vùng nông thôn và ven biển sử dụng nước ngầm, nước sông, nguồn nước ít nên khả năng lấy nước còn nhiều khó

khăn, nhiều vùng bị nhiễm mặn. Thành phố Phan Thiết, nhiều nơi chưa có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, số cũ đã xuống cấp gây ngập úng nhiều khu vực, dẫn tới ô nhiễm môi trường.

c). Thông tin liên lạc


Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã được hiện đại hoá, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên giá dịch vụ còn khá cao.

Nhận xét: Nhìn chung, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch đã được quan tâm nhưng do vấn đề thiếu vốn đầu tư nên việc xây dựng các công trình hạ tầng trong khu quy hoạch diễn ra chậm, chưa theo kịp nhu cầu đầu tư và còn nhiều bất cập. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng là cơ sở hàng đầu ngang với tài nguyên trong phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các điểm du lịch, tạo ấn tượng tốt đối với du khách. Những năm gần đây, Bình Thuận đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống giao thông. Nhưng nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều vấn đề bức xúc, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững.

(6). Lao động ngành du lịch


Để đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho khách du lịch, đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành du lịch ngày càng được tăng về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển du lịch đến năm 2010, đến cuối năm 2010, tổng số lao động trực tiếp trong toàn ngành du lịch là 17.000 người. Trong đó, tổng số lao động hiện có tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành, dịch vụ du lịch gần 9.000 lao động, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2005. Số lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch đã ký kết hợp đồng lao động đạt tỷ lệ trên 80% tổng số lao động.

Lực lượng lao động quy tụ với mức độ cao ở thành phố Phan Thiết (80% lao động toàn ngành), trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, các khu vực còn lại lực lượng lao động chiếm tỷ lệ thấp. Chất lượng lao động ngày càng cao. Đặc biệt lao động trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có khả năng nắm bắt nhanh các công nghệ tiên tiến của nước ngoài và được đánh giá cao. Nhưng nhìn chung, ngành du lịch còn thiếu cán bộ quản lý giỏi, có kiến thức, có ngoại ngữ, tinh thông luật pháp, có khả năng giao tiếp và biết kinh doanh trong cơ chế thị trường để đạt hiệu quả cao.

Lực lượng lao động ngành du lịch trong thời gian qua tăng nhanh, góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Song nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá chưa cao; số lao động có trình độ đại học và trên đại học tương đối thấp; lực lượng lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao; chất lượng, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch, nhất là đối với khách quốc tế, chưa ngang tầm đòi hỏi của yêu cầu, nhiệm vụ phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch bền vững.

(7). Đầu tư trong du lịch


Tình hình đầu tư du lịch từ năm 2004 đến nay diễn ra khá sôi động, đã thu hút thêm 183 dự án đầu tư mới. Tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh có 404 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với tổng diện tích đất sử dụng 8.410,2


ha và tổng vốn đăng ký đầu tư 61.372 tỷ đồng, trong đó có 35 dự án đầu tư nước ngoài. So với năm 2004, số dự án tăng 56%, diện tích đất tăng gấp 7,5 lần và vốn đầu tư tăng gấp 17,6 lần. Trong đó có 124 dự án đã đi vào hoạt động (trong đó có 13 dự án nước ngoài), 75 dự án đang xây dựng và 205 dự án chưa triển khai.

Nhìn chung do có sự tích cực cải cách về thủ tục hành chính, điều chỉnh kịp thời các quy định về đất đai đã tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút mạnh dự án đầu tư du lịch, đặc biệt gần đây đã khuyến khích sáp nhập các dự án nhỏ, thu hút được một số dự án có quy mô lớn, vốn thực hiện hàng tỷ USD, trong đó có các dự án lấn biển, tổ hợp du lịch với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, góp phần khai thác có hiệu quả hơn tài nguyên du lịch, đất đai ở địa phương. Tuy nhiên, số lượng dự án chưa triển khai, đang triển khai chiếm tỉ lệ còn cao so với tổng số dự án được chấp thuận đầu tư do nhiều nguyên nhân như: điều kiện hạ tầng ở các khu quy hoạch còn thiếu hoặc chưa đồng bộ; vướng mắc về có chế đền bù...

(8). Công tác quản lý nhà nước về du lịch


Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Bình Thuận trong các năm qua được tăng cường trên nhiều mặt và đồng bộ hơn. Ý thức, trách nhiệm, tinh thần phối hợp của các Sở, ngành, UBND các địa phương ngày càng được nâng lên:

- Ban hành Quy chế phối hợp quản lý thu thuế đối với kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ.

- UBND tỉnh thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động phục vụ khách du lịch trong các dịp lễ, tết; triển khai thực hiện các biện pháp chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch; thực hiện Quyết định xét chọn cơ sở mua sắm, cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch...

- Thanh tra chuyên ngành du lịch trực tiếp tổ chức thanh tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch về các nội dung như: chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn du khách...


- Tổ chức khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở lưu trú du lịch phục vụ công tác quản lý. Công tác thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm và thực hiện đúng quy định.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch còn có mặt bất cập giữa quản lý ngành và lãnh thổ; trật tự buôn bán hàng rong, dịch vụ cho thuê tấm trượt cát tại các khu du lịch dã ngoại, hoạt động mô tô nước... chưa được giải quyết căn bản. Vai trò điều phối chung của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương còn chưa được phát huy có hiệu quả. Đó là những yếu tố cản trở sự phát triển du lịch bền vững.

Kết luận mục 2.1:

Những năm qua ngành du lịch Bình Thuận có các bước phát triển khá mạnh, tạo được sự chú ý và thu hút của khách du lịch và các nhà đầu tư, tạo được ý thức xã hội của toàn xã hội xác định đây là ngành lợi thế của địa phương. Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng tích cực. Tuy nhiên, du lịch Bình Thuận cũng đã xuất hiện những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững vì vậy cần tìm các giải pháp phát triển du lịch hợp lý, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngành du lịch.

2.2. Hiện trạng tài nguyên và môi trường gắn với các hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

(1). Tài nguyên địa hình


a). Địa hình đồi cát và cồn cát ven biển


Các cồn cát và đồi cát ven biển, là một trong những tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh Bình Thuận có khả năng thu hút nhiều du khách vào các hoạt động tham quan, nghiên cứu, vui chơi, cắm trại, và các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí khác biệt trên cát ít thấy ở nước ta như thi chạy, đi bộ, đi xe đạp, xe máy, ôtô vượt đồi cát,

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 22/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí