Đặc Điểm Sử Dụng Phác Đồ Hóa Trị Tân Bổ Trợ

Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị UTDD” năm 2020 đưa thêm FLOT là phác đồ điều trị tân bổ trợ trong điều trị UTDD còn khả năng phẫu thuật [1]. Điều này sẽ dẫn tới những thay đổi trong việc chỉ định và lựa chọn phác đồ tân bổ trợ trong điều trị UTDD tại Việt Nam trong tương lai.

Trong 60 BN, có 30 BN được sử dụng phác đồ FLOT và 30 BN dùng phác đồ ECX/ECF. Phác đồ tân bổ trợ ECX/ECF được đưa vào sử dụng trước phác đồ FLOT nhưng sau nghiên cứu FLOT4 đã chứng minh tính hiệu quả vượt trội so với ECX/ECF về thời gian sống thêm toàn bộ [10]. Do vậy phác đồ FLOT ngày càng được sử dụng phổ biến. Trong 30 BN sử dụng phác đồ ECX/ECF, có 29 BN sử dụng ECX và chỉ 1 BN sử dụng ECF. Nguyên nhân được cho là độc tính của fluorouracil nhiều hơn so với capecitabine, đặc biệt là độc tính gây giảm bạch cầu hạt.

4.2.2. Đặc điểm sử dụng phác đồ hóa trị tân bổ trợ‌

4.2.2.1. Số chu kỳ mà bệnh nhân hoàn thành trong mỗi phác đồ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 28 BN (93,33%) hoàn thành 4 chu kỳ hóa trị FLOT trước phẫu thuật, 29 BN (96,67%) hoàn thành 3 chu kỳ hóa trị ECX/ECF. Trong nghiên cứu MAGIC, có hơn 80% BN hoàn thành đủ 3 chu kỳ trước mổ [9]. Trong nghiên cứu FLOT4 có 90% BN hoàn thành 4 chu kỳ hóa trị trước mổ [10]. Tỷ lệ hoàn thành chu kỳ hóa trị trước mổ trong nghiên cứu FLOT4 và MAGIC chênh lệch không đáng kể với nghiên cứu của chúng tôi. Các nguyên nhân khiến BN không hoàn thành đủ số chu kỳ trước mổ là do xuất hiện các biến cố bất lợi nghiêm trọng xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc.

4.2.2.2. Số lần sử dụng thuốc phù hợp về liều theo khuyến cáo của Bộ Y Tế về Hướng dẫn điều trị ung thư dạ dày năm 2020

Về liều dùng, do những hạn chế về mặt thông tin của nghiên cứu hồi cứu, việc đánh giá tính phù hợp của liều dùng trong nghiên cứu này chỉ dựa trên liều khuyến cáo trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị UTDD” của Bộ Y tế năm 2020 [1]. Các khuyến nghị về liều của hướng dẫn này có sự tương đồng cao với các hướng dẫn điều trị UTDD của NCCN, ESMO [39, 40]. Tuy nhiên, về liều dùng của 5-FU trong phác đồ FLOT có sự không đồng nhất. Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị UTDD” của Bộ Y tế năm 2020, 5-FU được truyền tĩnh mạch vào ngày 1 và 2 với liều 1200mg/m2/ngày. Theo nghiên cứu FLOT4 và hướng dẫn của NCCN cũng như ESMO, 5-FU được truyền tĩnh mạch vào ngày 1 với liều 2600mg/m2/ngày [10, 39, 40]. Sự khác biệt về liều này có thể do việc dùng liều cao 5-FU làm tăng nguy cơ xảy ra biến cố nhiễm trùng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong phác đồ ECX/ECF, không phát hiện lần sử dụng nào có điều chỉnh liều khác với “Hướng dẫn chẩn đoán

và điều trị UTDD” của Bộ Y tế năm 2020. Trong phác đồ FLOT, không có lần nào sử dụng liều 5-FU theo liều 1200 mg/m2 truyền tĩnh mạch 24 giờ vào ngày 1 giống với “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị UTDD” của Bộ Y tế năm 2020, mà sử dụng theo liều khuyến cáo của NCCN và ESMO là liều 2600mg/ m2/ngày truyền tĩnh mạch vào ngày 1.

4.2.3. Khả năng đáp ứng với phác đồ tân bổ trợ‌

Trong nghiên cứu này, đánh giá đáp ứng theo RECIST 1.1 dựa trên cắt lớp vi tính. Trong 30 BN sử dụng phác đồ ECX/ECF có 1 BN (3,33%) đáp ứng hoàn toàn, 28 BN (93,33%) đáp ứng một phần, 1 BN (3,33%) bệnh ổn định. Tương tự, trong 30 BN sử dụng phác đồ FLOT có 1 BN (3,33%) đáp ứng hoàn toàn, 29 BN (96,67%) đáp ứng một phần. Một nghiên cứu năm 2020 ở Trung Quốc trên 74 BN so sánh phác đồ tân bổ trợ FLOT với SOX cho thấy tỉ lệ đáp ứng một phần trên FLOT đạt 71%, bệnh ổn định và tiến triển lần lượt là 25,8% và 3,2% [48]. Tỉ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân có thể do sự khác nhau về giai đoạn bệnh của BN được đưa vào nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Một nghiên cứu của Đào Văn Tú tại bệnh viện K về đánh giá hiệu quả và dung

nap

Khảo sát tình hình sử dụng phác đồ tân bổ trợ trong điều trị ung thư dạ dày có thể phẫu thuật tại Bệnh viện K - 6

của phác đồ tân bổ trơ ̣ trong điều tri ̣UTDD tiến triển tai

chỗ cho thấy tỉ lệ đáp

ứng một phần trên FLOT và ECX/ECF lần lượt là 89,2% và 69,7%. Tỉ lệ đáp ứng một phần trên FLOT và ECX/ECF trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 96,67% và 93,33%. Nguyên nhân tỉ lệ đáp ứng trong nghiên cứu của Đào Văn Tú thấp hơn chúng tôi có lẽ do có nhiều BN không đánh giá được loại đáp ứng [34].

4.2.4. Tỉ lệ các biến cố bất lợi trên lâm sàng và cận lâm sàng‌

4.2.4.1. Tỉ lệ các biến cố bất lợi trên lâm sàng

a) Nôn

Biểu hiện nôn là tác dụng phụ thường gặp trong hóa trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi, phác đồ ECX/ECF gặp 4 BN (13,33%) nôn độ 1-2, 2 BN (6,67%) nôn độ 3-4. Đối với phác đồ FLOT gặp 6 BN (20,00%) nôn độ 1-2, không có BN nào nôn độ 3-4 ở cả 2 phác đồ.

Trong nghiên cứu FLOT4, trong nhóm sử dụng phác đồ ECX/ECF có 29% nôn độ 1-2, 10% nôn độ 3-4, ở nhóm sử dụng phác đồ FLOT có 30% nôn độ 1-2, 3% nôn độ 3. Sự chênh lệch ở mức thấp trong nghiên cứu của chúng tôi với FLOT4, nguyên nhân có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn.

b) Tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong số những tác dụng phụ thường gặp khi điều trị hóa chất trong phác đồ có Fluorouracil. Trong nghiên cứu của chúng tôi, phác đồ ECX/ECF

chỉ có 1 BN (3,33%) tiêu chảy độ 1. Với phác đồ FLOT gặp 6 BN tiêu chảy độ 1-2. Cả 2 phác đồ không có BN nào tiêu chảy độ 3-4.

Trong nghiên cứu FLOT4, trong phác đồ ECX/ECF có 28% tiêu chảy độ 1-2, 6% tiêu chảy độ 3-4. Đối với phác đồ FLOT, 53% tiêu chảy độ 1-2, 7% tiêu chảy độ

3. Sự khác biệt có thể do trong nghiên cứu FLOT4 đã thống kê tiêu chảy trong cả quá trình điều trị chu phẫu. Mà BN sau phẫu thuật cắt dạ dày vẫn chưa ổn định đường tiêu hóa nên dễ bị tác động bởi hóa chất dẫn đến tiêu chảy. Do vậy tỉ lệ BN tiêu chảy trong nghiên cứu FLOT4 cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.

c) Sốt, mệt mỏi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có BN nào mệt mỏi độ 3-4. Đối với biến cố sốt, chỉ ghi nhận 1 BN (1,67%) sốt độ 3 ở phác đồ FLOT. Trong nghiên cứu FLOT4, mệt mỏi và sốt độ 3-4 trong nhóm BN sử dụng phác đồ ECX/ECF lần lượt là 14% và 1%. Đối với nhóm BN dùng phác đồ FLOT, mệt mỏi và sốt độ 3-4 lần lượt là 9% và 2%. Tỉ lệ gặp biến cố mệt mỏi và sốt độ 3-4 đều thấp ở cả nghiên cứu của chúng tôi và FLOT4. Tuy nhiên, tỉ lệ biến cố trong FLOT4 cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn.

d) Bệnh lý thần kinh ngoại vi

Độc tính thần kinh ngoại vi là biểu hiện thường gặp liên quan tới hóa chất Oxaliplatin. Bao gồm độc tính cấp xuất hiện ngay trong hoặc sau quá trình truyền thuốc. Độc tính mãn thường biểu hiện trên thần kinh cảm giác liên quan tới liều tích lũy của thuốc và thường gặp ở mức liều 780-850 mg/m2. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu báo cáo độc tính cấp tính, trong khi độc tính tích lũy, vẫn tồn tại sau khi ngừng điều trị và mất nhiều thời gian để hồi phục. Nhiều BN bị các tác dụng phụ do độc tính tích lũy, không có biểu hiện phục hồi, ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động hàng ngày [49, 50].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong nhóm BN sử dụng phác đồ ECX/ECF không gặp BN nào có triệu chứng thần kinh ngoại vi. Ở nhóm BN sử dụng phác đồ FLOT, có 6 BN (20,00%) có triệu chứng thần kinh ngoại vi độ 1-2. Trong nghiên của Cunningham (2008) và Bang (2012) thấy các tác dụng phụ gặp có phần cao hơn, có lẽ do các tác giả trên điều trị cho BN 8 chu kỳ hóa chất nên liều tích lũy của Oxaliplatin cao hơn, tỷ lệ gặp độc tính nhiều hơn. Cunningham gặp tới 82,7% biểu hiện triệu chứng thần kinh ngoại vi, chủ yếu ở độ 1-2 và độ 3-4 chỉ có 4,4%. Bang gặp 56% và cũng chỉ có rất ít biểu hiện ở độ 3-4 với 2% [51, 52].

4.2.4.2. Tỉ lệ các biến cố bất lợi trên cận lâm sàng

a) Giảm tiểu cầu

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở phác đồ ECX/ECF ghi nhận giảm tiểu cầu độ 1-2 và 3-4 lần lượt là 6 BN (20,00%) và 1 BN (3,33%). Kết quả trong nghiên cứu của Đào Văn Tú (2021) ở nhóm BN sử dụng phác đồ ECX/ECF với 21,21% giảm độ 1-2, 3,03% giảm độ 3-4. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Đối với nhóm BN sử dụng phác đồ FLOT của chúng tôi, BN giảm tiểu cầu độ 1-2 và 3-4 đều ghi nhân 3 BN (10,00%) mỗi nhóm. Kết quả cao hơn không đáng kể so với nghiên cứu ở nhóm BN sử dụng phác đồ FLOT của Đào Văn Tú với 8,11% giảm tiểu cầu độ 1-2 và 8,11% giảm tiểu cầu độ 3-4. Cunningham (2006) gặp hạ tiểu cầu ở mức cao hơn với 21,1% số BN. Tuy nhiên độ 3-4 cũng rất ít với 5,2% [9, 34].

b) Thiếu máu

Thiếu máu là biến cố thường gặp trong phác đồ sử dụng các hóa chất điều trị UT như cisplatin, docetaxel, fluorouracil. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận thiếu máu độ 1-2 và 3 ở phác đồ ECX/ECF lần lượt là 19 BN (63,33%) và 5 BN (16,67%). Trong nghiên cứu FLOT4, ở nhóm BN sử dụng phác đồ ECX/ECF ghi nhận 82% thiếu máu độ 1-2 và 6% thiếu máu độ 3. Tỉ lệ BN thiếu máu độ 1-2 thấp hơn nhưng thiếu máu độ 3 trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn nghiên cứu FLOT4. Tương tự ở nhóm BN sử dụng phác đồ FLOT của chúng tôi ghi nhận 23 BN (76,67%) thiếu máu độ 1-2 thấp hơn trong nghiên cứu FLOT4 với 85%, ghi nhận 1 BN (3,33%) thiếu máu độ 3 cao hơn nghiên cứu FLOT4 với 1%. Không có trường hợp nào gặp biến cố thiếu máu độ 4 vì sau khi được truyền bù máu thì BN hồi phục nhanh chóng, đủ khả năng tiếp tục liệu trình hóa trị [10].

c) Giảm bạch cầu

Giảm bạch cầu và bạch cầu hạt là những độc tính thường gặp nhất chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là với phác đồ mạnh có thành phần là Epirubicin và Oxaliplatin thuộc nhóm Platin gây ức chế tủy xương mạnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở phác đồ ECX/ECF gặp giảm bạch cầu độ 1-2 và 3-4 ghi nhận 1 BN (3,33%) ở mỗi nhóm. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu FLOT4 với 53% giảm độ 1-2 và 21% giảm độ 3-4 [10]. Tương tự với phác đồ FLOT, trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận giảm độ 1-2 và 3-4 lần lượt là 5 BN (16,67%) và 1 BN (3,33%). Và tỉ lệ này cũng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu FLOT4 với 51% giảm độ 1-2 và 28% giảm độ 3-4 [10]. Có lẽ do các BN trong nhóm nghiên cứu FLOT4 ở giai đoạn muộn nên mức độ ảnh hưởng có phần nặng nề hơn.

d) Giảm bạch cầu trung tính

Trong phác đồ FLOT, tỉ lệ gặp biến cố giảm BCTT đô ̣3-4 là 6,67%, đô ̣1-2 là 20%, thấp hơn so vớ i nghiên cứu FLOT4 vớ i tỉ lệ tương ứng là 51% và 27%. Nguyên

nhân cho sự khác biệt này được cho là có 80% BN đươc

dùng dự phòng sốt giảm

BCTT tiên phát bằng G-CSF, tỉ lệ này trong nghiên cứu FLOT4 là 5% [10].

Đối vớ i phác đồ ECX/ECF, tỉ lệ gặp biến cố giảm BCTT đô ̣3-4 là 26,67%, đô ̣ 1-2 là 20%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu FLOT4 với tỉ lệ giảm bạch cầu trung tính độ 3-4 và 1-2 lần lượt là 38% và 28% [10]. Tỉ lệ dự phòng sốt giảm BCTT trong nghiên cứu của chúng tôi và FLOT4 đều là 0,00%. Nguyên nhân cho sự khác biệt không đáng kể này có lẽ do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn.

4.2.5. Tỉ lệ chu kì bệnh nhân được dự phòng nôn và sốt giảm BCTT‌

4.2.5.1. Dự phòng sốt giảm BCTT

Về dự phòng sốt giảm BCTT, nhóm BN sử dụng phác đồ FLOT của chúng tôi có tỉ lệ chu kỳ dự phòng nôn đạt 85 chu kỳ (72,65%). Ngược lại, không có chu kỳ dự phòng sốt giảm BCTT nào ở nhóm BN sử dụng phác đồ ECX/ECF. Nguyên nhân được cho là fluorouracil và docetaxel trong phác đồ FLOT gây ức chế tủy xương mạnh. Về đặc điểm sử dụng G-CSF (yếu tố tăng trưởng dòng tủy), hai phác đồ dự phòng chủ yếu tại bệnh viện K là pegfigrastim (G-CSF tác dụng dài) và filgrastim (G- CSF tác dụng ngắn). Hai phác đồ dự phòng này được sử dụng để dự phòng tiên phát và dự phòng thứ phát sốt giảm BCTT, và để rút ngắn thời gian xảy ra biến cố giảm BCTT nghiêm trọng do hóa trị ở những BN bị giảm bạch cầu trung tính mà không sốt. Mức độ nguy cơ gặp sốt giảm BCTT ở những BN được điều trị bằng hóa trị là yếu tố chính để quyết định xem có chỉ định G-CSF dự phòng hay không.

Trong nghiên cứu FLOT4, 77 BN (21%) trong nhóm ECF/ECX và 121 (34%) trong nhóm FLOT đã sử dụng G-CSF [10]. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi, kết quả nghiên cứu cho thấy có 85 chu kì (72,65%) trong nhóm BN sử dụng phác đồ FLOT được dự phòng bằng G-CSF. Tuy nhiên, không ghi nhận được có BN nào trong nhóm sử dụng phác đồ ECX/ECF được dự phòng bằng G-CSF. Trong nghiên cứu của Trần Thị Thu Trang năm 2020 về việc đánh giá tình hình sử dụng G-CSF trong việc dự phòng sốt giảm BCTT sau hóa trị trên đối tượng BN UT vú và BN UT lympho tại Bệnh viện K [53]. Kết quả nghiên cứu này cho thấy có 37,79% chu kì hóa trị được dự phòng sốt giảm BCTT bằng G-CSF, thấp hơn so với tỉ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi. Mỗi phác đồ có mức độ nguy cơ sốt giảm BCTT khác nhau nên việc so sánh số chu kì được dự phòng sốt giảm BCTT giữa các nghiên cứu không có nhiều ý nghĩa.

4.2.5.2. Dự phòng nôn

Đối với tác dụng phụ là nôn, buồn nôn được coi là một trong những tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của BN UT. Biểu hiện buồn

nôn và nôn là những tác dụng phụ thường gặp trong hóa trị. Biến cố này được chia thành hai loại để điều trị dự phòng, bao gồm nôn mửa cấp tính, thường bắt đầu từ một đến hai giờ sau hóa trị liệu và thường đạt đỉnh từ bốn đến sáu giờ sau đó. Khởi phát nôn muộn thường xảy ra hơn 24 giờ sau khi hóa trị. Ba loại thuốc được đưa vào phác đồ dự phòng nôn bao gồm chất đối kháng thụ thể 5-hydroxytryptamine (5-HT3), chất đối kháng thụ thể neurokinin-1 (NK1R) và glucocorticoid (đặc biệt là dexamethason). Các phác đồ có khả năng gây nôn khác nhau nên các tác nhân này có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp tùy vào khả năng gây nôn của mỗi phác đồ [32].

Nhóm 30 BN sử dụng phác đồ FLOT trong nghiên cứu của chúng tôi, có 109 chu kỳ dự phòng nôn (93,16%). Ở phác đồ ECX/ECF có 90 chu kỳ dự phòng nôn (100%). Nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ BN dự phòng nôn ở nhóm sử dụng ECX/ECF cao hơn nhóm sử dụng FLOT là vì mức độ gây nôn ở mỗi phác đồ là khác nhau. Thuốc hóa trị được phân thành bốn loại dựa trên nguy cơ gây nôn mà không có dự phòng chống nôn, bao gồm nguy cơ cao (>90%), nguy cơ trung bình (30-90%), nguy cơ thấp (10-30%), nguy cơ rất thấp (<10%). Đối với việc ngăn ngừa nôn, phân tầng nguy cơ của từng mức độ nôn/buồn nôn theo Hướng dẫn NCCN phiên bản 2.2020 thì dựa trên loại thuốc có phân tầng nguy cơ cao nhất trong phác đồ đó [32]. Đối với phác đồ FLOT, oxaliplatin có nguy cơ trung bình (>30-90%), docetaxel và 5-fluorouracil có nguy cơ thấp (10-30%). Vì vậy, phân loại nguy cơ gây nôn/buồn nôn của phác đồ FLOT là nguy cơ trung bình. Tương tự, cisplatin trong phác đồ ECX/ECF có nguy cơ gây nôn/buồn nôn cao (>90%), nên phác đồ này được xếp vào nhóm có nguy cơ nôn

/ buồn nôn cao. Do đó, mức độ gây nôn của phác đồ ECX/ECF cao hơn mức độ gây nôn của phác đồ FLOT nên tỉ lệ BN được dự phòng nôn ở ECX/ECF cũng cao hơn so với FLOT.

4.2.6. Mối liên hệ giữa tần số xảy ra biến cố bất lợi và việc dự phòng biến cố bất lợi‌

4.2.6.1. Mối liên hệ giữa tần số xảy ra biến cố bất lợi sốt giảm BCTT và việc dự phòng sốt giảm BCTT

Trong nghiên cứu FLOT4, 79% BN trong nhóm ECF/ECX không sử dụng G- CSF ghi nhận 65% BN có giảm BCTT [10]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 90 chu kỳ (100,00%) không dự phòng G-CSF thì ghi nhận 16 chu kỳ (17,78%) sốt giảm BCTTT.

Với nhóm BN sử dụng phác đồ FLOT trong nghiên cứu FLOT4 ghi nhận 34% BN đã sử dụng G-CSF thì ghi nhận 75% BN giảm BCTT [10]. Trong nhóm BN sử dụng FLOT của chúng tôi thực hiện 85 chu kỳ (72,65%) dự phòng thì ghi nhận 108

(92,31%) chu kỳ BN sốt giảm BCTT. Nguyên nhân sự khác biệt này có lẽ do loại phác đồ dự phòng sốt giảm BCTT khác nhau.

4.2.6.2. Mối liên hệ giữa tần số xảy ra biến cố bất lợi nôn và việc dự phòng nôn

Nghiên cứu của Đào Văn Tú (2021), ở nhóm BN sử dụng phác đồ tân bổ trợ FLOT có 83,92% chu kỳ được dự phòng nôn thì ghi nhận 24,32% nôn độ 1-2. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 93,16% chu kỳ dự phòng nôn và ghi nhận 20,00% nôn độ 1-2 [34].

Đối với nhóm BN sử dụng phác đồ tân bổ trợ ECX/ECF trong nghiên cứu của Đào Văn Tú thì ghi nhận 100,00% chu kỳ dự phòng nôn và gặp 21,21% nôn độ 1-2, 6,06% nôn độ 3-4 [34]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100,00% chu kỳ dự phòng nôn và ghi nhận 13,33% nôn độ 1-2, 6,67% nôn độ 3-4. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của Đào Văn Tú khá tương đồng.

Trong nghiên cứu MAGIC, 100% BN sử dụng phác đồ tân bổ trợ được dự phòng nôn và ghi nhận 5,6% BN nôn độ 3-4 trước phẫu thuật. Trong nhóm BN sử dụng phác đồ ECX/ECF của chúng tôi thực hiện 100,00% chu kỳ dự phòng nôn và ghi nhận 6,67% nôn độ 3-4. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu MAGIC về mối liên hệ giữa dự phòng nôn và biến cố nôn.

4.3. Hạn chế của nghiên cứu‌

Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp và thời gian tiến hành nghiên cứu chưa nhiều, nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế sau:

- Do nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mô tả cắt ngang nên chúng tôi không thể ghi nhận hết các ADE có liên quan tới thuốc hóa trị xảy ra trên BN và thời điểm xảy ra các ADE. Tất cả các thông số chỉ dựa trên thông tin có trên bệnh án.

- Do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn nên nghiên cứu của chúng tôi chỉ mang tính đề xuất, giúp các nhà lâm sàng có thêm thông tin để xây dựng chiến lược sử dụng phác đồ tân bổ trợ an toàn, hợp lý.

KẾT LUẬN‌

Qua nghiên cứu 60 đối tượng BN UTDD tiến triển tại chỗ có thể phẫu thuật được hóa trị tân bổ trợ phác đồ ECX/ECF hoặc FLOT tại viện K từ 1/2019 đến 12/2020, kết quả như sau:

1. Đặc điểm chung của bệnh nhân

- Tuổi trung bình là 56,93±10,19, tỉ lệ nam/nữ là 3,29/1. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố nhóm tuổi và giới.

- 59 BN (98,33%) có chỉ số ECOG 0, 1 BN (1,67%) có chỉ số ECOG 1. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số ECOG.

- 91,67% BN có di căn hạch, di căn hạch gặp chủ yếu ở giai đoạn N2.

- Giai đoạn bệnh chỉ ghi nhận ở giai đoạn IIB và III. 91,67% BN ở giai đoạn III. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giai đoạn bệnh giữa hai nhóm BN sử dụng phác đồ ECX/ECF và FLOT.

- Giai đoạn bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả hai nhóm là giai đoạn III (93,33% ở nhóm FLOT và 90,00% ở nhóm ECX/ECF). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giai đoạn cT, cN và giai đoạn bệnh giữa hai nhóm BN sử dụng phác đồ ECX/ECF

- Có 35 BN (58,33%) có đường kính khối u từ 4-7,9cm, 25 BN (41,67%) có đường kính khối u<3,9cm và không có BN có kích thước khối u≥8cm. Về đường kính trục ngắn hạch, có 35 BN (58,33%) có đường kính ≥2cm, 25 BN (41,67%) có đường kính <2cm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đường kính khối u tối đa và đường kính trục ngắn hạch giữa 2 nhóm BN sử dụng phác đồ ECX/ECF và FLOT.

2. Thực trạng sử dụng thuốc

- 29 BN (96,67%) hoàn thành đủ 3 chu kì hóa trị ECF/ECX, và 28 BN (93,33%) hoàn thành đủ 4 chu kì hóa trị FLOT.

- 28 BN (93,33%) đáp ứng một phần với phác đồ ECX/ECF. 29 BN (96,67%) đáp ứng một phần với phác đồ FLOT.

- 2 trường hợp nôn độ 4 ở phác đồ ECX/ECF, 1 trường hợp sốt độ 3 ở FLOT, ngoài ra không gặp trường hợp nào ghi nhận biến cố độ 3,4 khác trên lâm sàng.

- Biến cố bất lợi cận lâm sàng nghiêm trọng gồm thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu, BCTT xuất hiện ở cả 2 phác đồ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2024