Các Nguyên Tắc Cơ Bản Về Bình Đẳng Giới Trong Pháp Luật Việt

trong trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ”. Quyền kết hôn là quyền gắn với nhân thân của mỗi bên nam nữ, quyền này được ghi nhận và bảo vệ. Theo quy định tại Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959: “Con trai và con gái đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở”. Sự tự nguyện của hai bên là điều kiện kết hôn luật định; nếu thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên nam nữ thì các bên không đủ điều kiện để kết hôn, trường hợp đã xác lập quan hệ hôn nhân ấy sẽ không được thừa nhận. Cùng với đó, các quy định về đời sống gia đình, quản lý tài sản, quyền và trách nhiệm đối với con cái, quyền ly hôn và các hậu quả pháp lý của việc ly hôn cũng được Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định một cách cụ thể trên cơ sở quyền bình đẳng về giới. Không có quy định nào của Luật này quy định đặc quyền, đặc lợi cho một giới nào trên cơ sở sự bất bình đẳng về giới.

2.1.4. Thời kỳ từ năm 1980 đến nay

Hiến pháp 1980 tiếp tục kế thừa và phát huy các thành tựu đạt được trong bảo vệ và phát huy quyền bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình nói riêng. Đặc biệt, trong thời kỳ này, Việt Nam đã ký kết Công ước CEDAW và nhiều điều ước quốc tế khác về quyền con người.

Để nội luật hóa các cam kết quốc tế về quyền con người nói chung, quyền bình đẳng giới nói riêng, trong đó có quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001). Bản Hiến pháp lần đầu tiên khẳng định nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội và thể hiện các quyền đó ở các quyền công dân được quy định tại Hiến pháp và các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Điều 50). Từ nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”

(Điều 52 ), toàn bộ chương V của Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập quyền bình đẳng của công dân nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể như bình đẳng về chính trị (các Điều 53,54); về lao động (các Điều 55, 56); về kinh doanh (Điều 57); về dân sự (Điều 58); về giáo dục, khoa học (các Điều 59, 60); về chăm sóc sức khoẻ (Điều 61)...

Trong nhiều bộ luật, luật đã ban hành để thực thi Hiến pháp năm 1992 có các điều khoản quy định nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo…Đồng thời có các chương, điều khoản riêng áp dụng cho đối tượng được bảo vệ đặc biệt là phụ nữ. Cùng với đó, phụ nữ cũng là đối tượng quan trọng được pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ. Bộ luật Hình sự năm 1985, và đặc biệt là Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có nhiều quy định thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo vệ quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, cụ thể như quy định về các tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146); tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 148); tội vi phạm chế độ một vợ một chồng (Điều 147)... Đáng chú ý nhất là Điều 130 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”. Như vậy, hành vi thể hiện bất bình đẳng giới đã bị hình sự hóa.

Các Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, 2000 và 2014 đã tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định về quyền bình đẳng của vợ, chồng đối với tài sản chung, bao gồm cả quyền sử dụng đất, về cách thức phân chia các tài sản đó trong trường hợp ly hôn có tính đến những tình huống thực tế mà trong nhiều trường hợp người phụ nữ phải chịu thiệt thòi, bị phân biệt đối xử. Ví dụ như tình trạng hai vợ chồng sống chung cùng gia đình chồng, khi người vợ

sau ly hôn không có điều kiện canh tác trên đất thuộc quyền sử dụng chung với gia đình chồng… Không những vậy, các luật này còn thể hiện quyền của trẻ em nam và trẻ em nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình là bình đẳng với nhau. Trong lĩnh vực dân sự, Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đã khẳng định quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự tại Điều 5:“Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau”.

Luật Bình đẳng giới năm 2006 được ban hành đã bao quát các vấn đề về bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói riêng. Đây là văn bản pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể về các vấn đề bình đẳng giới, từ chính sách của Nhà nước đối với bình đẳng giới đến bình đẳng giới trong các lĩnh vực cụ thể, quy định trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện bình đẳng giới và nội dung thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực.

Kế thừa và phát huy các thành tựu trước đó trong bảo vệ quyền con người nói chung, quyền bình đẳng giới nói riêng, trong đó có quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận và khẳng định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16). Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 đã dành hẳn một điều riêng quy định về vấn đề bình đẳng giới một cách đầy đủ và cụ thể hơn so với Hiến pháp 1992, cụ thể tại Điều 26, trong đó nêu rằng: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”. Đối với lĩnh vực dân sự, kế thừa các quy định trước đây về bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

đẳng giới trong lĩnh vực này, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định sự bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt về chủ sở hữu là nam giới hay nữ giới nói riêng, không có sự phân biệt về yếu tố sở hữu nào nói chung: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.”. Cùng với đó, quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và bảo vệ: “Nam, nữ có quyền

kết hôn , ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một

Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 8

chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”. Như vậy, có thể thấy, vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, được Hiến pháp 2013 ghi nhận và bảo vệ một cách triệt để hơn các Hiến pháp trước đây.

2.2. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong pháp luật Việt

Nam

Nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là những nguyên lý, tư tưởng chỉ

đạo quán triệt toàn bộ chính sách và các quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. Hiện nay, các nguyên tắc cơ bản của bình đẳng giới được quy định tại Điều 6 Luật Bình đẳng giới năm 2006, bao gồm:

Thứ nhất, nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Đây vừa là sự khẳng định, ghi nhận và cũng là nguyên tắc trong xây dựng và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Không chỉ riêng lĩnh vực nào mà ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, nam giới và nữ giới đều bình đẳng với nhau. Trong xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật đều phải có sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. Cùng một hoàn cảnh, cùng một hành vi, quyền và nghĩa vụ của nam giới và nữ giới là như nhau và

đương nhiên hậu quả pháp lý cũng phải như nhau. Không được có sự phân biệt đối xử đối với nam giới hoặc nữ giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Cũng không được có sự phân biệt trong việc đối xử với con người, đáp ứng các đòi hỏi, nhu cầu của con người chỉ vì sự khác biệt về giới.

Thứ hai, nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. Giới tính của nam giới và nữ giới là khác nhau, nhưng về vai trò, vị trí trong xã hội của họ phải bình đẳng. Về cơ bản, xét về mặt xã hội, những gì nam giới làm được nữ giới đều có thể thực hiện được. Do đó, nam, nữ được nhìn nhận, đánh giá về vai trò vị trí trong xã hội một cách bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực. Việc hạn chế, loại trừ, không thừa nhận vai trò của nữ giới hoặc nam giới sẽ bị coi là phân biệt đối xử. Trong xã hội cũng như gia đình, phụ nữ và nam giới đều có quyền, nghĩa vụ và cơ hội ngang nhau.

Thứ ba, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là những cách thức do các cơ quan nhà nước ban hành, thực hiện trong thời gian nhất định nhằm bảo đảm bình đẳng giới một cách thực chất khi có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, khả năng thụ hưởng các thành quả của sự phát triển. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được áp dụng chung cho cả hai giới. Mặc dù các biện pháp này có thể chỉ mang lại lợi ích cho một giới nào đó, hoặc được áp dụng đặc thù cho một giới, mà cụ thể thường là nữ giới, tuy nhiên, theo tinh thần của Điều 4 Công ước CEDAW, đây không phải là sự phân biệt đối xử về giới, mà nó chỉ tác động nhằm làm giảm bớt sự chênh lệch về khoảng cách giữa hai giới nam và nữ, để đạt đến mục tiêu chung là bình đẳng về giới.

Thứ tư, chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Đây là các chính sách của Nhà nước được áp dụng riêng cho nữ giới nhằm bảo vệ, hỗ trợ cho người phụ nữ khi mang thai hoặc nuôi con

nhỏ. Phụ nữ là giới có thiên chức mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ do các đặc điểm sinh học, giới tính quy định. Đây là đặc trưng quan trọng trong việc duy trì nòi giống con người, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Để thực hiện được thiên chức của mình, phụ nữ sẽ phải hy sinh rất nhiều thời gian, sức khỏe và nhiều yếu tố khác. Những thiệt thòi này của nữ giới cần phải được chia sẻ và hỗ trợ. Các chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ sẽ giúp cho phụ nữ có điều kiện để vừa thực hiện tốt vai trò làm mẹ, vừa tham gia công việc xã hội một cách hiệu quả, từ đó đạt đến mục tiêu bình đẳng giới.

Thứ năm, bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Pháp luật là công cụ quan trọng để quản lý xã hội. Pháp luật cũng là công cụ cơ bản và quan trọng để thể hiện và hiện thực hóa bình đẳng giới. Muốn bảo đảm bình đẳng giới trên các lĩnh vực thì các quy định của pháp luật phải thể hiện bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực. Sự thể hiện này sẽ được hiện thực hóa trong quá trình thực thi pháp luật. Do đó, phải lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo vấn đề bình đẳng giới sẽ được triển khai, lồng ghép trong các văn bản pháp luật một cách hợp lý, triệt để, từ đó bình đẳng giới sẽ được thực hiện nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực với những cơ sở pháp lý vững chắc. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực thi pháp luật sẽ giúp cho hệ thống pháp luật được thống nhất, đồng bộ trong việc quy định về vấn đề bình đẳng giới.

Thứ sáu, thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Chính vì thế, thực hiện bình đẳng nam nữ không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà là trách nhiệm của mọi chủ thể trong xã hội, có như thế thì bất bình đẳng giới mới có thể nhanh chóng được xóa bỏ trong cuộc sống. Mọi chủ thể trong xã hội phải tham gia thực hiện bình đẳng giới, tuy

nhiên các cơ quan quản lý nhà nước phải đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cũng cần phải tham gia tích cực vào việc hoạch định, xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Thông qua các hành vi, hoạt động thường ngày, tất cả các chủ thể trongxã hội sẽ giúp thay đổi nhận thức về giới, thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới bằng các biện pháp tuyên truyền, phổ biến và tuân thủ, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Nói cách khác, tất cả các chủ thể trong xã hội hàng ngày, hàng giờ, bằng chính hành vi, hoạt động của mình, có nghĩa vụ thể hiện và thúc đẩy bình đẳng giới.

2.3. Các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự

Hiện nay, trong Luật Bình đẳng giới không có quy định cụ thể về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vấn đề quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự không được pháp luật Việt Nam quy định. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có một số quy định đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực này, đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng được quy định tại Điều 5: ”Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau”. Như vậy, bình đẳng giới trong quan hệ dân sự là nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2005 và cũng là nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự nước ta.

Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực dân sự được quy định tập trung trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Bộ luật này đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở bình đẳng,

tự do ý chí, độc lập về tài sản giữa các chủ thể. Dưới góc độ giới, có thể thấy như sau:

Thứ nhất, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về tôn trọng, bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, trong đó có quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được bảo hộ như nhau trong công nhận, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự; hoàn thiện thêm một bước các quy định về quyền của người không phải là chủ sở hữu; ghi nhận sự bình đẳng giữa các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Ví dụ, theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005: “mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” và không bị hạn chế về mặt giới tính theo quy định tại Điều 16. Như vậy, theo những quy định này, mọi người, không phân biệt nam giới hay nữ giới, đều có năng lực pháp luật dân sự, tức là có khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự như nhau. Hay như quy định tại các Điều 19, Điều 22 và Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2005 nêu rằng cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự…

Thứ hai, Bộ luật Dân sự đã ghi nhận nguyên tắc tự do hợp đồng; tạo cơ chế pháp lý để thực hiện tinh thần của Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), theo đó, mọi cá nhân, tổ chức được làm những gì mà pháp luật không cấm, với điều kiện các việc làm đó không vi phạm lợi ích công cộng, đạo đức xã hội; ghi nhận nhiều biện pháp để bảo đảm sự an toàn, bình đẳng về mặt pháp lý cho các chủ thể, nhất là đối với phụ nữ, người khác là người yếu thế trong các quan hệ dân sự nói chung và kinh doanh nói riêng. Ví dụ như quy định “các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” nêu tại Khoản 2 Điều 220 Bộ luật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2023