Các Quy Định Của Pháp Luật Về Bình Đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Hôn Nhân Và Gia Đình

Dân sự năm 2005, theo đó, cho dù là nam giới hay nữ giới trong cộng đồng sở hữu tài sản chung đều có quyền như nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của cộng đồng. Điều đó tức là nếu tài sản chung được quản lý, sử dụng, định đoạt chỉ thông qua ý chí của nam giới hay nữ giới thì đều sẽ bị coi là trái pháp luật và hành vi đó sẽ bị coi là vô hiệu.

Thứ ba, nhiều quy định trong Bộ luật Dân sự đã tương thích với thông lệ quốc tế, trong đó vấn đề tôn trọng và bảo vệ bình đẳng giữa các chủ thể nói chung và dưới góc độ giới nói riêng, góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về hội nhập quốc tế. Cụ thể, các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã thể hiện sự phù hợp và tương thích với các Điều 1, 2, 3, 5, 9, 11, 13, 14, 15, 16 và Điều 23 của Công ước CEDAW, cũng như các khuyến nghị chung của Ủy ban CEDAW liên quan đến việc bảo đảm các quyền con người của phụ nữ và nam giới trong xã hội và trong các quan hệ dân sự. Ngoài ra, về cơ bản, các quy định liên quan của Hiến chương Liên Hợp Quốc (1945), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966)… mà Việt Nam là thành viên đều đã được Việt Nam nội luật hóa trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Trên thực tế, nhiều quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự đã được thừa nhận trong pháp luật trước khi Việt Nam là thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người đã nêu.

Thứ tư, đối với hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, Bộ luật Dân sự năm 2005 bước đầu đã thể hiện được vai trò là luật chung, luật nền về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, thông qua việc ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong lĩnh vực này.

2.4. Các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Bình đẳng giới trong gia đình hiện nay được quy định tập trung tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới:

“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Đây là các quy định chung về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, muốn đánh giá đầy đủ pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực này cần xem xét thêm các quy định của pháp Luật Hôn nhân và gia đình, mà tập trung chủ yếu là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đây và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện nay.

Mặc dù được ban hành trước Luật Bình đẳng giới nhưng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã chứa đựng đầy đủ các nội dung vừa nêu của Luật Bình đẳng giới về vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Các yếu tố hợp lý, tiến bộ về bình đẳng giới đã được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 kế thừa, phát triển và hoàn thiện. Xét chung, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (và trước đó là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) đã bảo đảm về góc độ quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thông qua các quy định sau:

Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 9

Thứ nhất, cả hai luật này đã góp phần quan trọng vào việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp, các luật có liên quan về bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử và loại bỏ những hủ tục, tập tục lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Thứ hai, trên cơ sở các quy định về nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình; kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; ly hôn; quan hệ cha, mẹ, con, các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; giám hộ; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội đối với gia đình, hai văn bản luật này đã tạo cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ và hợp lý về giới, bình đẳng giới, đặc biệt quyền của phụ nữ, trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Thứ ba, thông qua việc ghi nhận những chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên gia đình, các quy định trong hai luật này đã góp phần tăng cường và phát huy ý thức trách nhiệm của họ trong việc tôn trọng, thực hiện các quyền về bình đẳng giới; quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; kế thừa, phát huy các truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của gia đình và dân tộc, mang tính nhân văn sâu sắc.

Thứ tư, các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và 2014 cơ bản đã tương thích với pháp luật quốc tế và cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người nói chung, bình đẳng giới nói riêng, đặc biệt trong chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ và bảo vệ quyền trẻ em. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thể hiện mức độ tương thích cao hơn, sự thể chế hóa các chuẩn mực quốc tế về bình đẳng giới mang tính toàn diện, sâu sắc hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

2.5. Hạn chế và bất cập của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình hiện nay

2.5.1. Hạn chế và bất cập của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự

Dưới góc độ giới, các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 còn có một số bất cập, hạn chế, tiêu biểu như sau:

Thứ nhất, Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa bảo đảm nguyên tắc quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế bởi luật trong những trường hợp đặc biệt. Đây là một hạn chế, bất cập với quy định về vấn đề này trong Điều 16 Hiến pháp năm 2013. Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 nói riêng, lĩnh vực dân sự nói chung, các văn bản luật chưa quy định việc hạn chế các quyền dân sự một cách cụ thể mà thường sử dụng cụm từ “theo quy định của pháp luật”. Cách quy định này có thể hiểu, các văn bản dưới luật mà hạn chế quyền dân sự thì vẫn được thừa nhận. Điều này là trái với tinh thần của Hiến pháp 2013, trong đó khẳng định mọi hạn chế quyền đều phải được quy định bởi luật. Chính vì sự tùy tiện này, đặc biệt liên quan đến các quyền cá nhân, trong đó có quyền của phụ nữ vẫn được đặt ra hoặc không quan tâm dẫn đến vẫn còn hiện tượng các quy định không bảo đảm được vấn đề bình đẳng giới. Chẳng hạn như quy định về họ của con phải theo họ cha, có thể theo họ mẹ nếu có thỏa thuận chưa đảm bảo được quyền của người mẹ. Theo chúng tôi, về vấn đề này, cần phải quy định lại là khi khai sinh cho con, cha mẹ phải thỏa thuận được việc xác định con theo họ cha hay họ mẹ.

Thứ hai, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2005 còn mang tính chất đóng, song lại quá chung chung, chưa có khả năng bao quát được hết các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản, tự chịu trách nhiệm, trong đó bao gồm những quan hệ liên quan đến bình

đẳng giới trong lĩnh vực dân sự. Đã quy định chung thì phải mang tính khái quát và tính mở. Còn trong trường hợp quy định mang tính chất đóng thì phạm vi phải xác định cụ thể và bao quát hết các vấn đề. Chính vì điểm mâu thuẫn này dẫn đến các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về các vấn đề dân sự vẫn còn có sự thiếu hụt, trong đó có các quan hệ liên quan dến bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự.

Thứ ba, Bộ luật Dân sự năm 2005 mặc dù đã ghi nhận nhưng còn chưa cụ thể về áp dụng pháp luật quốc tế, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự quy định của pháp luật; chưa quy định về áp dụng pháp luật trong trường hợp không có quy định của luật, không có tập quán hoặc không thể áp dụng tương tự quy định của pháp luật, dẫn tới chưa tạo cơ chế pháp lý đầy đủ, kịp thời để công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích của người dân, trong đó có quyền, lợi ích của phụ nữ là vấn đề quan trọng trong bảo đảm và thực hiện quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật tố tụng dân sự từ trước đến nay vẫn chưa ghi nhận cụ thể nguyên tắc Tòa án không có quyền từ chối giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp không có quy định của luật, không có tập quán hoặc không thể áp dụng tương tự quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy, không ít các trường hợp Tòa án đã không giải quyết các trường hợp này chỉ vì lý do không có căn cứ để áp dụng.

Thứ tư, Bộ luật Dân sự năm 2005 còn có bất cập trong việc quy định về địa vị pháp lý của cá nhân mà có thể gây ra những bất cập về vấn đề bình đẳng giới. Cụ thể, Bộ luật Dân sự quy định việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện hoặc đồng ý, tuy nhiên lại chưa quy định cụ thể mối liên hệ giữa quy định này với quyền, lợi ích của người thứ ba trong trường hợp việc

xác lập, thực hiện giao dịch không đảm bảo điều kiện trên. Tiếp đến, Bộ luật Dân sự cũng chưa quy định cụ thể về năng lực chủ thể và khả năng tham gia giao dịch của những người do tình trạng thể chất và tinh thần mà có khó khăn trong khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng chưa ở mức mất năng lực hành vi dân sự, nhất là đối với người cao tuổi, người có khiếm khuyết về trí tuệ trong đó có cả nam giới và nữ giới. Ngoài ra, về kỹ thuật lập pháp, các quy định về quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật Dân sự năm 2005 còn mang tính liệt kê với số lượng là 26 quyền, dẫn tới vừa không bao quát được đầy đủ các quyền, lợi ích nhân thân của cá nhân trên thực tế vừa không bảo đảm tính ổn định.

Thứ năm, Bộ luật Dân sự hiện hành khi quy định về hộ gia đình còn có nhiều bất cập, dẫn tới còn có cách hiểu khác nhau trong áp dụng, thi hành pháp luật, nhất là về các vấn đề về thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ của họ. Các căn cứ xác định thành viên của hộ gia đình trong quan hệ pháp luật dân sự chưa được quy định cụ thể (dựa trên hộ khẩu; quan hệ hôn nhân, huyết thống hay dựa trên các căn cứ khác). Đặc biệt, việc xác định dựa trên các tiêu chí không thống nhất như vừa nêu sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện. Nhất là phụ nữ khi đi lấy chồng thường chuyển hộ khẩu về nhà chồng nhưng tại thời điểm họ chưa chuyển hộ khẩu đi đã phát sinh quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình đối với các chủ thể khác trong giao dịch dân sự.

Thứ sáu, về giao dịch dân sự, quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch chưa hợp lý, làm phát sinh nhiều nguy cơ vô hiệu cho giao dịch, không đảm bảo tính ổn định của giao dịch, có thể tạo ra những rủi ro pháp lý cho các chủ thể, trong đó có phụ nữ, như:

- Về hình thức của giao dịch, quy định về giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do vi phạm hình thức còn cứng nhắc, chưa thực sự phù hợp thực tiễn, chưa tính đến những giao dịch mặc dù vi phạm về hình thức nhưng các

bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ giao dịch, mục đích tham gia giao dịch của họ cũng đã đạt được. Việc tuyên vô hiệu trong trường hợp này có thể không bảo đảm quyền, lợi ích của các bên, làm mất ổn định trong giao lưu dân sự.

- Về năng lực hành vi dân sự của người tham gia giao dịch, Bộ luật Dân sự chưa bao quát được hết các trường hợp xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch. Nó chỉ có thể đáp ứng bởi chủ thể của hợp đồng và người trực tiếp ký kết hợp đồng (người đại diện, người giám hộ). Còn đối với giao dịch của người không có năng lực hành vi hoặc bị mất năng lực hành vi được xác lập thông qua người đại diện, thì bản thân người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi không phải là người tham gia giao dịch, bởi mọi vấn đề từ khi xác lập đến khi thực hiện giao dịch đều được thực hiện thông qua người đại diện. Điều đó đã gián tiếp tước quyền tham gia giao dịch của người được đại diện, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người chưa có năng lực hành vi dân sự dù sự tham gia đó chỉ là tham gia một cách gián tiếp thông qua người đại diện, người giám hộ.

Thứ bảy, về đại diện, cơ bản các quy định về đại diện của Bộ luật Dân sự đã đáp ứng được những yêu cầu trong xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự, tuy nhiên một số nội dung quan trọng về đại diện vẫn chưa được Bộ luật Dân sự quy định cụ thể, rõ ràng như: đại diện trong trường hợp một cá nhân có nhiều người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền; đại diện trong trường hợp một cá nhân làm đại diện cho nhiều chủ thể khác nhau; thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích của người thứ ba trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không thực hiện đúng quy định về đại diện. Thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy, người thường chịu rủi ro trong trường hợp này là phụ nữ và một số nhóm yếu thế khác.

Thứ tám, về quyền sở hữu và quyền của người không phải là chủ sở hữu vẫn còn tồn tại một số bất cập như: chưa quy định cụ thể về nguyên tắc xác định, bảo vệ quyền của người đang chiếm hữu tài sản, do đó, trong nhiều trường hợp người đang chiếm hữu một tài sản trên thực tế không được bảo vệ kịp thời, gây mất ổn định cho quan hệ cũng như trong bảo đảm giá trị kinh tế, giá trị sử dụng của tài sản. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã ghi nhận một phần nhưng chưa cụ thể về các quyền của người không phải là chủ sở hữu, như địa dịch, quyền ưu tiên, quyền hưởng dụng... Nhất là phụ nữ trong các trường hợp này, họ không có khả năng để trực tiếp bảo vệ các quyền cũng như sức khỏe, danh dự… khi có tranh chấp với các chủ thể khác. Đặc biệt trong việc xảy ra xô xát.

Thứ chín, về thừa kế, mặc dù các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đảm bảo quyền bình đẳng giới trong thừa kế, tuy nhiên một số quy định trong chế định thừa kế chưa cụ thể và chưa bao quát hết phạm vi dẫn đến việc chưa bảo đảm tốt quyền thừa kế, đặc biệt trong đó có quyền bình đẳng giới trong thừa kế. Chẳng hạn như khi hết thời hạn khởi kiện chia di sản thừa kế mà các bên không khởi kiện chia di sản cũng không thể thỏa thuận được phân chia di sản thừa kế thì Bộ luật Dân sự năm 2005 không có quy định về tình trạng pháp lý đối với di sản. Nếu những người thừa kế có yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản đối với di sản thì các cơ quan này thường từ chối cấp giấy chứng nhận sở hữu nếu không có sự đồng ý của tất cả người thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án giao quyền sở hữu, quyền sử dụng cho họ. Như vậy, người dân sẽ “kẹt” ở giữa hai quy định mà không đăng ký được quyền sở hữu, quyền sử dụng... Trong đó, thường là phụ nữ bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ và yếu tố thói quen, truyền thống vẫn giao cho nam giới quản lý di sản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2023