Thực Trạng Ngành Công Nghiệp Bán Hàng Đa Cấp Tại Việt Nam

Khoảng thời gian từ 2006 - 2008 là giai đoạn phục hồi hoạt động với hàng loạt các công ty tăng dần doanh số sau khi bị báo chí và dư luận lên tiếng phản đối. Giai đoạn này ghi nhận sự tham gia và chấm dứt hoạt động của Công ty FPT Network [30].

Đầu tháng 10/2009 Hiệp hội BHĐC Việt Nam ra đời và bầu bà Trương Thị Nhi (Tổng giám đốc công ty Lô Hội) là chủ tịch nhiệm kỳ 2009-2014.

Năm 2010, BHĐC đạt lợi nhuận 2.799 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với 614 tỷ đồng của 4 năm trước đó. Năm 2011, với nhiều lý do, KDĐC bùng nổ mạnh mẽ và tạo thành một làn sóng tại Việt Nam, trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm chính thức. Vào trung tuần tháng 7/2011, sự cố Agel Việt Nam [36] đã như làm sống lại làn sóng công kích mạnh mẽ từ báo giới về ngành nghề cũng như sản phẩm. Làn sóng phản đối lên cao sau vụ lừa đảo của muaban24.

Giai đoạn hoàn thiện

Tính đến hết năm 2013 cả nước có 67 doanh nghiệp đang hoạt động KDĐC với mạng lưới NPP lên tới 1,2 triệu người, trong đó, chủ yếu đăng ký hoạt động tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh [13]. Giai đoạn này, BHĐC Việt Nam đã đón tiếp khá nhiều doanh nghiệp BHĐC quốc tế đến tìm hiểu tình hình kinh doanh BHĐC tại Việt Nam như TUPPERWARE (Indonesia), ISAGENIX (Mỹ), GANO EXCEL (Malaysia)… Điều này hứa hẹn việc đầu tư vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp BHĐC quốc tế sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới và thúc đẩy kênh phân phối này phát triển hơn nữa tại Việt Nam.

Để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn điều hành, quản lý hoạt động BHĐC, nhà làm luật đã tiến hành điều chỉnh khá triệt để với việc ban hành các văn bản mới nhằm hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này. Cụ thể, Nghị định 110 đã được thay thế bởi Nghị định 42. Văn bản hướng dẫn của nó, Thông tư 19 đã được thay thế bởi Thông tư 24. Với sự ra đời của các văn bản mới, một thời kỳ chuyển đổi đã diễn ra khi thẩm quyền quản lý giữa được chuyển giao giữa các SCT về cơ quan quản lý cạnh tranh của BCT, tức VCA.

2.1.2. Thực trạng ngành công nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam

Số lượng các doanh nghiệp và người tham gia BHĐC

Theo số liệu do SCT Hà Nội cung cấp tính đến hết tháng 10 năm 2012, toàn quốc đã có 77 doanh nghiệp được cấp GĐK tại 05 địa phương [37]. Trong đó, số doanh nghiệp tạm dừng/chấm dứt hoạt động là 23, số doanh nghiệp bị rút giấy phép hoạt động là 02, số doanh nghiệp đang hoạt động là 52, số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 13 trong đó có 03 doanh nghiệp có nhà máy tại Việt Nam. Trong số các tỉnh thành, Hà Nội là tỉnh có số lượng doanh nghiệp đăng ký đông nhất với 38 doanh nghiệp (trong đó có 12 doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động, 01 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép và 25 doanh nghiệp đang hoạt động). Tiếp đó, Hồ Chí Minh là thành phố có số lượng doanh nghiệp đăng ký đứng thứ 2 với 35 doanh nghiệp (trong đó có 10 doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động, 01 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép và 24 doanh nghiệp đang hoạt động).

Số lượng người tham gia BHĐC năm 2011 là 1.003.607 người [37]. Năm 2013 số lượng tăng lên 1.183.158 người [51]. Trong đó, 05 doanh nghiệp có số lượng người tham gia đông nhất bao gồm: Công ty TNHH thương mại Lô Hội, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty TNHH Mỹ Phẩm Thường Xuân, Công ty TNHH Mỹ phẩm AVON Việt Nam, công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Doanh số bán hàng

Doanh thu năm 2011 đạt 4.051.084 triệu đồng [37], năm 2013 đạt 8.068.120 triệu đồng [51]. Trong đó, 05 doanh nghiệp có doanh số bán hàng cao nhất bao gồm: Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại Vision Việt Nam, Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân, Công ty TNHH Thương mại Lô Hội.

Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới - 7

Về sản phẩm của các doanh nghiệp BHĐC

Tính đến năm 2011 có 4.447 sản phẩm đăng ký BHĐC. Trong đó, TPCN là mặt hàng được kinh doanh nhiều nhất (trên 90%). Xếp sau đó là các sản phẩm: Mỹ phẩm, hàng thời trang, đồ gia dụng, dụng cụ trang điểm, dụng cụ thể thao, thiết bị vật lí trị liệu [37]…

2.2. Thực trạng quy định pháp luật về bán hàng đa cấp của Việt Nam

2.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật bán hàng đa cấp Doanh nghiệp BHĐC

Doanh nghiệp BHĐC là doanh nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp [10, Điều 3]. Doanh nghiệp BHĐC được phép tiến hành hoạt động BHĐC sau khi được cấp GĐK và phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật trong khi thực hiện vai trò: Cung cấp hàng hóa, sản phẩm cho NPP trong hệ thống đa cấp để đưa hàng hóa, sản phẩm đó đến tay NTD và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, sản phẩm đó; Xác định mô hình KDĐC. Mô hình này có tính quyết định tới sự hấp dẫn và mức chi trả hoa hồng cho các NPP, là cơ sở quan trọng nhất của hình thức BHĐC; Chịu trách nhiệm đào tạo và quản lý các NPP để họ hoạt động tốt, hiệu quả và đúng pháp luật.

Điều kiện thành lập, chấm dứt, tổ chức lại của doanh nghiệp BHĐC. Doanh nghiệp BHĐC là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp. Quy định pháp luật Việt Nam về BHĐC không giới hạn về loại hình doanh nghiệp nên tất các các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp đều có thể được tham gia BHĐC. Pháp luật không có quy định đối với việc tham gia BHĐC của doanh nghiệp nước ngoài, mạng lưới BHĐC nước ngoài tại Việt Nam. Bởi vậy, doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia BHĐC tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp (công ty con) tại Việt Nam. Điều này cho thấy, sự mở cửa của Việt Nam còn khá dè dặt. Việc đăng ký thành lập, chấm dứt, tổ chức lại doanh nghiệp này sẽ tuân theo quy định của luật doanh nghiệp [28].

Điều kiện để được kinh doanh BHĐC. Để được kinh doanh theo phương thức BHĐC, doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện và làm hồ sơ xin giấy phép con tại BCT được gọi là GĐK. Một số điểm lưu ý về điều kiện để được cấp GĐK là: Vốn pháp định 10 tỷ, ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 5 tỷ đồng. Quy định về vốn pháp định là quy định mới của Nghị định 42 so với Nghị định 110. Rà soát quy định pháp luật Việt Nam hiện tại, một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định bao gồm: ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng (tùy thuộc loại hình); dịch vụ bảo vệ (2 tỷ đồng); dịch vụ đòi nợ (2 tỷ đồng); bất động sản (6 tỷ) [52]…

Qua đó, có thể thấy ngành nghề là điều kiện cho việc đặt ra vốn pháp định. Tuy nhiên, BHĐC không được coi là ngành nghề mà là phương thức kinh doanh nên cần có sự đánh giá một cách nghiêm túc khi đặt ra quy định này [7, Điều 7]; Quy định về ký quỹ trước đây đã được ghi nhận trong Nghị định 110. Tuy nhiên, quy định trong Nghị định 42 đã có điều chỉnh về mức tối thiểu của khoản tiền ký quỹ tăng từ 1 tỷ lên 5 tỷ đồng.

Ngoài ra, để tránh tình trạng những người đứng đầu các doanh nghiệp BHĐC vi phạm pháp luật đã bị thu hồi GĐK tiếp tục tham gia gây ảnh hưởng xấu đến quan niệm của người dân và tiềm ẩn nguy cơ vi phạm, pháp luật đã có quy định:

Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phải là những cá nhân chưa từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp BHĐC đã bị thu hồi GĐK theo quy định của pháp luật [10, Điều 7].

Đây là quy định rất mới và cần thiết để đảm bảo hoạt động lành mạnh của doanh nghiệp BHĐC.

Các hành vi bị cấm. Hiến pháp đảm bảo quyền tự do kinh doanh của mọi người [32, Điều 33]. Tuy nhiên, để đảm bảo trật tự xã hội, quyền lợi của các tổ chức cá nhân có liên quan, nhà làm luật đã đặt ra 19 kiểu loại hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp BHĐC. Việc gia tăng rất nhiều các hành vi bị cấm của Nghị định 42 so với Nghị định 110 (từ 9 lên 19) cho thấy quan điểm siết chặt đối với hoạt động BHĐC. Một trong những hành vi bị cấm mới được đưa vào là kinh doanh theo mô hình kim tự tháp [10, Điều 5.1 điểm q]. Đây là hành vi được pháp luật nhiều nước quy định ngay từ đầu khi xây dựng văn bản quy định về quản lý hoạt động BHĐC, Việt Nam ghi nhận muộn. Các hành vi được coi là bán hàng theo mô hình Kim tự tháp khi thu nhập của người tham gia chủ yếu xuất phát từ: việc tuyển dụng người tham gia mới; việc gia hạn hợp đồng của người đã tham gia; phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới [10, Điều 3 khoản 10].

Người tham gia BHĐC

Người tham gia là người đã giao kết hợp đồng tham gia BHĐC với doanh nghiệp BHĐC [26, Điều 3]. Người tham gia BHĐC bao gồm: cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, quảng cáo gian dối, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng, các tội về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản; người nước ngoài không có Giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp. Quy định này thay đổi so với quy định tại Nghị định 110 khi bỏ đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có Giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Tuỳ từng doanh nghiệp BHĐC mà người tham được gọi là NPP độc lập, nhân viên tiếp thị bán lẻ trực tiếp, ... Ví dụ: Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam gọi họ là NPP, trong khi đó, công ty TNHH Tupperware Việt Nam gọi họ là tư vấn viên…

Mục đích của việc tham gia là các khoản hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác. Người tham gia hoàn toàn độc lập tham gia vào mạng lưới BHĐC. Họ nhân danh chính mình, tự mình quyết định mọi việc và tự mình gánh chịu trách nhiệm về kết quả bán hàng. Tư cách pháp lí độc lập của người tham gia thường được ghi nhận ngay trong hợp đồng tham gia BHĐC hay trong chính sách của doanh nghiệp BHĐC với nội dung như: Người tham gia là NPP độc lập, không phải là nhân viên hay người đại diện cho doanh nghiệp với bất kì mục đích nào. Điều này lí giải vì sao các doanh nghiệp BHĐC thường không chịu trách nhiệm về những hành vi quảng cáo gian dối, sai sự thật,… của người tham gia. Tư cách của người tham gia BHĐC rất đặc biệt. Họ không phải là đại lý của nhà sản xuất hoặc công ty phân phối vì họ độc lập về việc mua bán hàng hóa và trở thành chủ sở hữu của hàng hóa. Họ cũng không phải là nhân viên kinh doanh của công ty vì họ không phải là người của công ty. Họ hành động với tư cách cá nhân và chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân.

Cũng tương tự như đối với doanh nghiệp BHĐC, pháp luật cũng quy định một loạt các hành vi bị cấm đối với người tham gia theo hướng thắt chặt hơn. Số hành vi bị cấm tăng từ 2 lên 5 trong quá trình điều chỉnh của pháp luật từ Nghị định 110 lên Nghị định 42 trong đó đặc biệt lưu ý hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới BHĐC hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp” [10, Điều 5]. Như ta biết rằng, việc giới thiệu sản phẩm của người tham gia sẽ đi từ những người thân đến những người có liên quan. Do đó, nhà làm luật bổ sung thêm quy định này là hết sức cần thiết.

2.2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động Bán hàng đa cấp

Hoạt động BHĐC ở nước ta diễn biến rất phức tạp với nhiều biến tướng mà nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan hữu quan, việc kiểm soát không hề dễ dàng. Nghị định 42 dành hẳn một chương (Chương VI) để quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHĐC. Các nội dung quản lý nhà nước chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, về phân cấp quản lý: tại Trung ương, BCT là cơ quan quản lý hoạt động BHĐC trên phạm vi cả nước. Phụ trách chuyên môn của BCT là cơ quản quản lý cạnh tranh (hiện nay là VCA); tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước tại địa phương. Phụ trách chuyên môn là các SCT. Quy định này ổn định qua các giai đoạn phát triển của pháp luật về BHĐC.

Thứ hai, các nội dung quản lý nhà nước về BHĐC rất đa dạng, bao gồm: Cấp, thu hồi, gia hạn GĐK, kiểm tra giám sát, báo cáo.

- Cấp, thu hồi, gia hạn GĐK

Thay đổi quan trọng của Nghị định 42 là cơ quan cấp GĐK từ SCT sang BCT. Việc quy định BCT cấp GĐK cho doanh nghiệp hoạt động BHĐC không làm thay đổi bản chất của thủ tục cấp GĐK. Cơ quan này cũng làm những công việc như công việc của SCT các tỉnh đã làm. Do đó, cần phải xem xét việc điều chỉnh như vậy đã hợp lý chưa và đem lại lợi ích cho các bên có liên quan không?

Thời hạn của GĐK là 05 năm. Pháp luật không đặt ra thời hạn hoạt động BHĐC bởi doanh nghiệp có thể gia hạn với số lần không hạn chế. Vì vậy, doanh

nghiệp hoạt động với thời hạn càng dài thì số lần gia hạn càng nhiều. Về cơ bản, quy định về thời hạn hoạt động BHĐC không khác so với Nghị định 110. Quy định mới đưa ra là cắt thời gian hoạt động thành những đoạn ngắn với thời hạn là 5 năm.

- Kiểm tra giám sát

BCT hướng dẫn, phối hợp với các SCT và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động BHĐC, trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động BHĐC khi cần thiết. Đồng thời, BCT xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động BHĐC. SCT có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền hoạt động BHĐC tại địa phương. Như vậy, cơ quan quản lý trung ương (BCT) can thiệp ngày càng sâu rộng vào việc quản lý hoạt động BHĐC tại địa phương. Bên cạnh việc phân cấp cho các địa phương, BCT có thể trực tiếp kiểm tra, giám sát nếu thấy việc kiểm tra, giám sát của mình là cần thiết. Tuy nhiên, việc can thiệp sâu của BCT có thể dẫn đến gây chồng lấn về phạm vi quản lý. Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp có thể phải chịu nhiều phiền toái do việc cùng lúc chịu sự quản lý của 02 cấp quản lý.

- Chế độ báo cáo

Doanh nghiệp BHĐC báo cáo đồng thời cả BCT và các SCT về tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh định kỳ và hàng năm hoặc theo yêu cầu. SCT báo cáo về việc tiếp nhận thông báo của các doanh nghiệp BHĐC và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của các doanh nghiệp trên địa bàn. Quy định về báo cáo đã một lần nữa thể hiện sự can thiệp sâu của cơ quan trung ương với hoạt động BHĐC. Nó giúp khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý trước đây.

2.2.3. Các hiệp hội có liên quan

Pháp luật Việt Nam chỉ có quy định chung về việc thành lập hội tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội [12]. Các hội cụ thể liên quan đến BHĐC không được quy phạm hóa, bởi vậy, trong công tác quản lý, cơ quan chức năng không kiểm soát cũng như không tận dụng được sức mạnh của nó.

Hiện nay, các hội có liên quan đến hoạt động BHĐC có thể kể đến như:

- Hiệp hội BHĐC Việt Nam;

- Hội Doanh nghiệp BHTT thuộc Amcham Việt Nam (AVDSC);

- Hiệp hội TPCN Việt Nam;

- Hội bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam.

2.2.4. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

Hợp đồng tham gia BHĐC là “thỏa thuận xác lập mối quan hệ giữa người muốn tham gia BHĐC và doanh nghiệp BHĐC” [26, Điều 3]. Với tư cách là hình thức pháp lí của quan hệ BHĐC, hợp đồng tham gia BHĐC có những dấu hiệu pháp lí sau đây:

(a) Chủ thể của hợp đồng tham gia BHĐC

Hợp đồng tham gia BHĐC chính là sự thoả thuận của hai chủ thể là doanh nghiệp BHĐC và người BHĐC về nội dung của quan hệ BHĐC. Bởi vậy, hai chủ này là 2 chủ thể chính của hợp đồng BHĐC. Bên cạnh 2 chủ thể này, trong hợp đồng tham gia BHĐC còn có sự xuất hiện của NTD là người trực tiếp tiêu dùng hàng hóa và nhà nước với vị trí của cơ quan quản lý.

(b) Hình thức của hợp đồng tham gia BHĐC

Đối với hợp đồng tham gia BHĐC, pháp luật đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về hình thức là phải bằng văn bản. Việc này tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát rủi ro phát sinh khi có tranh chấp về nội dung hợp đồng cũng như bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các chủ thể có liên quan, đặc biệt là NTD.

(c) Đối tượng của hợp đồng tham gia BHĐC

Đối với doanh nghiệp BHĐC, lợi ích mà họ hướng tới là bán được hàng hoá cho người tham gia. Do đó, dưới góc độ lợi ích của doanh nghiệp BHĐC, đối tượng của hợp đồng tham gia BHĐC là hàng hoá. Tức là hợp đồng tham gia BHĐC là một dạng của hợp đồng mua bán hàng hoá, theo đó bên bán hàng là doanh nghiệp BHĐC, bên mua hàng là người tham gia BHĐC. Đối tượng chỉ có thể là hàng hóa mà chưa bao gồm dịch vụ. Pháp luật Việt Nam về BHĐC chưa mở cửa đối với dịch vụ. Trong khi đó, các dịch vụ được bán hàng thông qua phương thức này vẫn phát sinh gây nên những khó khăn trong công tác quản lý.

Không giống với doanh nghiệp BHĐC, lợi ích mà người tham gia BHĐC

Ngày đăng: 12/05/2024